Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017
Luận văn thạc sĩ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017.Giun truyền qua đất có 4 loài: Ascaris lumbricoides (giun đũa), Trichuris trichiura (giun tóc) và giun móc/ giun mỏ ( Ancylostoma duodenale và Necator americanus. Mầm bệnh giun lây truyền qua đất xâm nhập vào cơ thể ngƣời theo đƣờng tiêu hóa do tình trạng môi trƣờng ô nhiễm phân ngƣời chƣa xử lý.
Theo thống kê của Rachel L. Pullantừ nhiều nghiên cứu tại 118 quốc gia, năm 2010, trên thế giới có khoảng 438,9 triệu ngƣời nhiễm giun móc; 819,0 triệu ngƣời nhiễm giun đũa và 464,6 triệu ngƣời nhiễm giun tóc. Có tới 67% các ca nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam [51], [52]. Xử lý phân ngƣời an toàn nhằm loại bỏ nguy cơ phát tán mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng.
Sử dụng hố xí hợp vệ sinh đƣợc coi là phƣơng pháp xử lý phân hiệu quả nhất. Tuy nhiên, theo WHO/UNICEF, năm 2013, trên thế giới có khoảng 2,5 tỷ ngƣời không có điều kiện sử dụng hố xí hợp vệ sinh và 71% số đó sống khu vực nông thôn, khoảng 1 tỷ ngƣời chiếm 15% dân số toàn cầu đang hàng ngày phóng uế ra ngoại cảnh [58].
Không chỉ thiếu thốn điều kiện vệ sinh, ngƣời dân sống ở những khu vực có thu nhập thấp trên thế giới còn sử dụng phân ngƣời và gia súc chƣa xử lý trong nông nghiệp. Việc sử dụng phân hữu cơ bao gồm phân ngƣời trong nông nghiệp mang lại lợi ích lớn về kinh tế bởi tiết kiệm chi phí cho ngƣời nông dân cũng nhƣ cung cấp nguồn dinh dƣỡng dồi dào cho cây trồng và vật nuôi. Ngoài ra, sử dụng phân hữu cơ còn đƣợc cho là giúp chống lại tình trạng nghèo hóa đất, hậu quả của việc sử dụng lâu dài các loại phân vô cơ. Tuy nhiên, phân chƣa xử lý đƣợc cảnh báo là một trong mƣời nguồn gây ô nhiễm nguy hiểm nhất cho sức khỏe của con ngƣời bởi phân chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm nhƣ vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng [51].
Tại Việt Nam, môi trƣờng ô nhiễm phân khá nặng nề do ngƣời dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh với tỷ lệ thấp và duy trì nhiều tập quán chăn nuôi lạc hậu. Theo số liệu của Cục quản lý môi trƣờng – Bộ y tế, năm 2012, trên toàn quốc, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh chỉ chiếm 30,9%; có 30,1% số hộ nông dân đang sử dụng phân ngƣời chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời gian trong nông nghiệp. Số liệu cũng cho thấy có tới 90% ngƣời dân nhiễm giun đƣờng tiêu hóa, đặc biệt ngƣời dân sống ở các vùng nông thôn [5].
Xã Hùng Tiến Huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải phòng là xã trồng màu kinh tế nơi đây còn khó khăn, nghề nghiệp chủ yếu của ngƣời dân là làm ruộng với tập quán dùng phân tƣơi trong chăm bón hoa màu. Trình độ dân trí còn hạn chế, tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp khoảng 55% dân số. Câu hỏi đƣợc đặt ra là ngƣời dân Xã Hùng Tiến có sử dụng phân ngƣời chƣa ủ hoặc ủ chƣa đủ thời gian trong canh tác hay không? Và nếu có, kiến thức và thực hành của họ trong phòng bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất, hậu quả của tình trạng sử dụng phân không an toàn nhƣ thế nào? Xuất phát từ thực tế và những những câu hỏi đƣợc đặt ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017” với 2 mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài:
1. Mô tả thực trạng nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân trên 18 tuổi tại xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột của người dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017
ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
Thực trạng nhiễm giun truyền qua đất 3
Đặc điểm sinh học của mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất 3
Tác hại của các mầm bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất 4
Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất 7
Yếu tố ảnh hƣởng tới nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất 11
Thực trạng quản lý và xử lý nguồn phân ngƣời 13
Phòng bệnh giun đƣờng ruột truyền qua đất 17
Biện pháp điều trị định kỳ 18
Biện pháp truyền thông – giáo dục sức khỏe 19
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 23
Đối tƣợng nghiên cứu 23
Địa điểm nghiên cứu 23
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 03 đến tháng 12 năm 2017 24
Phƣơng pháp nghiên cứu 24
Thiết kế nghiên cứu 24
Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu 24
Kỹ thuật thu thập thông tin 25
Các chỉ số nghiên cứu 27
Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất 27
Yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 28
Sai số và cách khắc phục 29
Xử lý và phân tích số liệu 29
Đạo đức trong nghiên cứu 29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất của ngƣời dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 30
Yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 37
Chƣơng 4: BÀN LUẬN 46
Thực trạng nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất của ngƣời dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 46
Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đƣờng ruột của ngƣời dân xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017 53
KẾT LUẬN 63
KHUYẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Phân loại cƣờng độ nhiễm giun 28
Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất 30
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun đƣờng ruột truyền qua đất theo giới 31
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm một loại và nhiễm phối hợp các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất 33
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo tuổi 33
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo nghề nghiệp . 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo trình độ học vấn 35 Bảng 3.7. Cƣờng độ nhiễm các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất 37
Bảng 3.8. Thông tin chung của đối tƣợng tại địa điểm nghiên cứu 37
Bảng 3.9. Kiến thức của ngƣời dân về yếu tố gây nguy hại cho sức khỏe con ngƣời đến từ phân ngƣời chƣa ủ 38
Bảng 3.10. Kiến thức của ngƣời dân về tác hại của phân ngƣời chƣa ủ 38
Bảng 3.11. Kiến thức của ngƣời dân về hậu quả bệnh lây truyền từ phân 40
Bảng 3.12. Thực trạng sử dụng hố xí tại xã Hùng Tiến, Vĩnh Bảo, Hải Phòng . 41 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa nhiễm giun và tình trạng nhà tiêu sử dụng tại
hộ gia đình 41
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhiễm giun và tình trạng sử dụng phân ngƣời trong nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu 42
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhiễm giun và ủ phân trong nông nghiệp 42
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nhiễm giun và thời gian ủ phân tại hộ gia đình 43
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhiễm giun và thói quen ăn rau sống 43
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nhiễm giun và thói quen sử dụng bảo hộ lao động của ngƣời dân 44
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nhiễm giun và uống thuốc tẩy giun của ngƣời dân 44
Bảng 3.20. Tỷ lệ ngƣời dân từng mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm phân ngƣời 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm từng loại giun đƣờng ruột truyền qua đất 30
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo giới 31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm một loại và nhiễm phối hợp các loại giun đƣờng ruột truyền qua đất 32
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo tuổi của ngƣời dân 34
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun đƣờng ruột truyền qua đất theo trình độ học vấn của ngƣời dân 36
Biểu đồ 3.6. Kiến thức của ngƣời dân về tác hại của phân ngƣời chƣa ủ 39
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun đường ruột truyền qua đất của người dân xã Hùng Tiến huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng năm 2017
Nguồn: https://luanvanyhoc.com