Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại một số Bệnh viện Đại học Y giai đoạn 2020-2022 và kết quả một số biện pháp can thiệp
Luận án tiến sĩ y học Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại một số Bệnh viện Đại học Y giai đoạn 2020-2022 và kết quả một số biện pháp can thiệp.Stress là thuật ngữ chỉ một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường. Stress là sự căng thẳng về cảm xúc và thể chất do đáp ứng với những áp lực từ thế giới bên trong, và/ hoặc ngoài cơ thể. Ở khía cạnh có lợi, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi. Tuy nhiên đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn. Những biểu hiện của bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra stress gây hại cấp tính hoặc kéo dài.1, 2 Theo báo cáo của Hiệp hội lao động Anh Quốc (Health and Safety Executive – HSE) trong giai đoạn 2018 đến 2021 có 822.000 trường hợp người lao động mắc stress nghề nghiệp, trầm cảm và lo âu; trong đó ngành y tế là một trong những ngành được báo cáo có tỷ lệ mắc stress, trầm cảm, lo âu có liên quan đến công việc cao.3 Đồng thời trong giai đoạn COVID-19 dưới tác động đa chiều của đại dịch tình trạng stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức của nhân viên y tế ngày càng gia tăng khiến cho ngành y tế được đánh giá là một trong những ngành có tỷ lệ rối loạn sức khoẻ tâm thần khá cao.
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế chủ yếu là (1) công việc; (2) các mối quan hệ xã hội; (3) cá nhân.7,8 Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở nhân viên y tế không tác động một cách độc lập mà chúng tác động tổng hợp cùng nhau. Tình trạng stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực không những đến sức khoẻ và tâm lý của nhân viên y tế, mà còn đến kết quả điều trị cho người bệnh. Hiện nay các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia cũng đưa ra các chiến lược để hướng tới nhân viên y tế có thể ứng phó được với stress, tuy nhiên các nghiên cứu can thiệp giảm stress cho nhân viên y tế vẫn còn hạn chế, các biện pháp can thiệp chủ yếu là hướng vào giải quyết các vấn stress trong công việc của nhân viên y tế. Tổng quan hệ thống của nhóm tác giả Jani H Ruotsalainen và cộng sự (2008) đã đưa ra các bằng chứng về các biện pháp can thiệp nhằm ngăn ngừa stress nghề nghiệp của nhân viên y tế chủ yếu là (1) can thiệp thay đổi nhận thức – hành vi; (2) thư giãn tinh thần và thể chất; (3) can thiệp vào tổ chức nơi làm việc.9 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với tình trạng stress cũng như các can thiệp giảm stress vẫn còn hạn chế.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đều là bệnh viện thuộc trường Đại học Y, nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện vừa phải tham gia vào điều trị bệnh vừa tham gia công tác giảng dạy, đào tạo. Do đó thời gian làm việc, khối lượng công việc và trách nhiệm của nhân viên y tế cũng nặng nề hơn. Vậy các nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện vừa tham gia điều trị vừa tham gia giảng dạy có áp lực hơn nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện khác không, cần nhiều nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu tại Việt Nam về tình trạng stress ở nhân viên y tế vừa làm việc chuyên môn vừa tham gia giảng dạy, đào tạo vẫn còn hạn chế. Đồng thời một số nghiên cứu mới chỉ ra thực trạng mắc stress nhưng chưa có nghiên cứu nào áp dụng các biện pháp giảm stress cho nhân viên y tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi muốn tìm hiểu tình trạng stress, các yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế và các giải pháp can thiệp giúp nhân viên y tế nâng cao sức khoẻ và tinh thần. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại một số Bệnh viện Đại học Y giai đoạn 2020-2022 và kết quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y năm 2021.
2. Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………………….. 1
Chương 1: TỔNG QUAN……………………………………………………………………. 3
1.1. Một số khái niệm về stress, nhân viên y tế ………………………………………… 3
1.1.1. Khái niệm về stress………………………………………………………………. 3
1.1.2. Khái niệm nhân viên y tế và stress của nhân viên y tế………………. 6
1.2. Một số thang đo đánh giá tình trạng stress ………………………………………… 7
1.3. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ gây stress ở nhân viên
y tế……………………………………………………………………………………………………. 11
1.3.1. Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế………………………………. 11
1.3.2. Yếu tố nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế ……………………………. 18
1.4. Một số mô hình/phương pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế …. 26
1.4.1. Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ cá nhân …………. 27
1.4.2. Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ tổ chức………….. 29
1.4.3. Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế bằng hỗ trợ xã hội……….. 30
1.5. Hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế trên thế
giới và Việt Nam………………………………………………………………………………… 34
1.5.1. Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ cá nhân…. 34
1.5.2. Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ tổ chức …. 38
1.5.3. Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế bằng hỗ trợ xã hội . 40
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu các biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân
viên y tế thực hiện trong luận án…………………………………………………………… 42
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 44
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu …………………………………… 44
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 44
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu…………………………………………………………… 45
2.1.3. Thời gian nghiên cứu………………………………………………………….. 462.2. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………. 47
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ……………………………………………………………. 47
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ………………………………………. 49
2.2.3. Các biến số và các chỉ số nghiên cứu ……………………………………. 51
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin và các kỹ thuật áp dụng trong
nghiên cứu…………………………………………………………………………… 54
2.3. Nội dung can thiệp ……………………………………………………………………….. 60
2.3.1. Căn cứ xây dựng mô hình can thiệp và mục đích can thiệp……… 60
2.3.2. Xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp……………………… 60
2.3.3. Quy trình thực hiện nghiên cứu can thiệp ……………………………… 66
2.3.4. Đầu ra mong đợi của can thiệp …………………………………………….. 67
2.4. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu …………………………………………………. 67
2.5. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………… 69
Chương 3: KẾT QUẢ……………………………………………………………………….. 70
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………………………….. 70
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế
tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Thái Bình năm 202174
3.2.1. Thực trạng stress ở nhân viên y tế ………………………………………… 74
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế …………….. 81
3.3. Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở
nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Thái Bình……………………………………. 94
Chương 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………. 109
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế
tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2021
……………………………………………………………………………………………………….. 109
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………….. 1094.1.2. Thực trạng stress của nhân viên y tế tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội
và bệnh viện đại học Y Thái Bình ………………………………………… 112
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh
viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình…………. 117
4.2. Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở
nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Thái Bình………………………………….. 127
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………….. 143
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………….. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤCDANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố một số đặc điểm nhân khẩu học của nhân viên y tế ….. 70
Bảng 3.2. Phân bố một số đặc điểm về gia đình của nhân viên y tế ……….. 71
Bảng 3.3. Phân bố một số đặc điểm về công việc của nhân viên y tế ……… 72
Bảng 3.4. Phân bố tỷ lệ mắc stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình
độ chuyên môn …………………………………………………………………. 75
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ mắc stress (thang DASS 21) theo giới tính của nhân viên
y tế ………………………………………………………………………………….. 76
Bảng 3.6. Mức độ stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình độ
chuyên môn ……………………………………………………………………… 77
Bảng 3.7. Điểm trung bình stress (DASS 21) ở nhân viên y tế theo điểm chất
lượng cuộc sống ……………………………………………………………….. 78
Bảng 3.8. Hồi quy tuyến tính về mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng
cuộc sống (theo thang WHOQOL-BREF) ở nhân viên y tế ………. 79
Bảng 3.9. Tỷ lệ stress (thang đo DASS 21) của nhân viên y tế theo đặc điểm công
việc …………………………………………………………………………………. 80
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nguy cơ quá tải công việc với tình trạng stress
(thang DASS 21) của nhân viên y tế ……………………………………. 81
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ các mối quan hệ nơi làm việc và
tình trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế ……………. 83
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ mối quan hệ với người bệnh,
người nhà người bệnh với stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế
………………………………………………………………………………………… 85
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ xung đột giữa công việc và gia đình
với tình trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế………….. 86Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nguy cơ từ mối nguy hiểm nghề nghiệp với tình
trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế …………………… 87
Bảng 3.15. Tỷ lệ nguy cơ các nguyên nhân gây stress ở nhân viên y tế …….. 88
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress (thang
DASS 21) ở nhân viên y tế ………………………………………………… 89
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng stress (thang DASS
21) ở nhân viên y tế …………………………………………………………… 90
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa đặc điểm công việc với tình trạng stress (thang
DASS 21) ở nhân viên y tế ………………………………………………… 91
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa các nguyên nhân gây stress với tình trạng stress
(thang DASS 21) ở nhân viên y tế ………………………………………. 92
Bảng 3.20. Một số yếu tố liên quan và tình trạng stress (thang DASS 21) ở nhân
viên y tế (Phân tích hồi qui đa biến) …………………………………….. 93
Bảng 3.21. Một số đặc điểm của nhân viên y tế tham gia vào can thiệp ……. 94
Bảng 3.22. Tỷ lệ nhân viên y tế có biểu hiện stress (DASS 21) trước can thiệp 95
Bảng 3.23. Tỷ lệ nhân viên y tế có biểu hiện stress (DASS 21) sau can thiệp … 96
Bảng 3.24. Sự thay đổi các biểu hiện mắc stress (DASS 21) trước và sau can thiệp
của nhân viên y tế ……………………………………………………………… 97
Bảng 3.25. Diễn biến tỷ lệ mắc stress (DASS 21) của nhân viên y tế trong 12 tháng
chưa can thiệp ………………………………………………………………….. 98
Bảng 3.26. Diễn biến tỷ lệ mắc stress (DASS 21) của nhân viên y tế sau 3 tháng
can thiệp ………………………………………………………………………….. 98
Bảng 3.27. So sánh diễn biến giữa 12 tháng chưa can thiệp với 3 tháng can thiệp về
tỷ lệ stress theo DASS 21 ở nhân viên y tế …………………………… 99
Bảng 3.28. Diễn biến mức độ mắc stress theo DASS 21 của nhân viên y tế trước và
sau can thiệp …………………………………………………………………… 100Bảng 3.29. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống (WHOQOL-BREF) của nhân viên y
tế trước và sau can thiệp ………………………………………………….. 101
Bảng 3.30. Sự thay đổi điểm khả năng ứng phó thích nghi stress (BRCS) của nhân
viên y tế sau can thiệp ……………………………………………………… 102
Bảng 3.31. Sự thay đổi điểm khả năng phục hồi stress (BRS) của nhân viên y tế
sau can thiệp …………………………………………………………………… 104
Bảng 3.32. Sự thay đổi khả năng phục hồi sau stress của nhân viên y tế trước và
sau can thiệp (thang BRS)…………………………………………………. 104
Bảng 3.33. So sánh sự thay đổi điểm stress, khả năng ứng phó thích nghi với stress,
khả năng phục hồi sau stress, chất lượng cuộc sống của nhân viên y tế
sau can thiệp……………………………………………………………………. 105
Bảng 3.34. So sánh sự thay đổi điểm stress, khả năng ứng phó thích nghi với stress,
khả năng phục hồi sau stress của nhân viên y tế sau can thiệp theo trình
độ chuyên môn………………………………………………………………… 106
Bảng 3.35. Một số yếu tố cá nhân liên quan đến tình trạng stress (DASS 21) của
nhân viên y tế sau thời gian can thiệp…………………………………. 107
Bảng 3.36. Hồi quy tuyến tính một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi stress
(DASS 21) của nhân viên y tế sau thời gian can thiệp ………….. 10
Nguồn: https://luanvanyhoc.com