Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2015

Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2015

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2015. Đảm bảo điều kiện lao động tốt cho người lao động là mục tiêu lớn của Nhà nước ta trên con đường Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18 tháng 9 năm 2013 về đây mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày 25/6/2015, Quốc hội ban hành Luật số 84/2015/QH13 về an toàn, vệ sinh lao động. Theo đó, Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động. Điều đó là vô cùng quan trọng, bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước muốn năng cao hiệu quả sản xuất thì phái phát huy hết khả năng lao động sáng tạo của con người mà muốn làm được điều đó lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động có thuận lợi hay không, điều kiện lao động thuận lợi không những giúp đạt năng suất cao mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của người lao động, và trong sự phát triển toàn diện đó sức khỏe là cái quan trọng nhất. Vì vậy trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay chiến lược con người có ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế hiện nay có nhiều người lao động đang làm việc tại nhiều ngành sản xuất độc hại mà điều kiện lao động chưa đảm bảo gây tác động trực tiếp tới sức khỏe người lao động trong các lĩnh vực như. Dệt may, vệ sinh môi trường, thủy sản… 


Trong sự nghiệp phát triển của đất nước ngành thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động. Đồng bằng sông Cửu Long với lợi thế mặt nước ngọt sẵn có nên những năm gần đây nghề nuôi cá tra, cá basa chế biến xuất khẩu rất phát triển. Tại tỉnh Đồng Tháp chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu là một trong những ngành công nghiệp chế biến mũi nhọn trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, nhiều nhà máy, công ty chế biến thủy sản được đầu tư, xây dựng và mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó cũng đặt ra những yêu cầu với những người lao động trong lĩnh vực này. Đặc thù của loại hình lao động trong ngành chế biến thủy sản là thường xuyên tiếp xúc với nước, nhiệt độ thấp, phải đứng liên tục trong thời gian làm việc, cường độ lao động cao phải tăng ca, làm thêm giờ đã trở thành hiện tượng khá phổ biến để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu. Những điều kiện lao động như vậy đã ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, gây ra một số bệnh đặc trưng của ngành và bệnh nghề nghiệp. 
Việc tìm hiểu điều kiện lao động và sức khỏe của công nhân tại các công ty. doanh nghiệp đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tuy nhiên ở từng thời điểm, từng địa điểm sẽ có sự khác biệt cho nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CadovimexII nhằm trả lời câu hỏi trong giai đoạn hiện nay tỉnh hình sức khỏe của công nhân ra sao? Những yêu tổ ảnh hưởng đến sức khỏe của họ… Kỳ vọng của đề tài này là sẽ có cơ sở để tham mưu cho các nhà quản lý đưa ra kế hoạch quản lý sức khỏe người lao động được tốt hơn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe, điều kiện lao động của công nhân chế biến thủy sản tại công ty Cadovimex II, khu công nghiệp Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp năm 2015″ 

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng sức khỏe và điều kiện làm việc của công nhân chế biến thủy sản tại Công ty CadovimexII, khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố bất lợi của công nhân chế biến thủy sản tại Công ty CadovimexII, khu công nghiệp Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp năm 2015

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………… 1
MỤC TIÊU……………………………………………………………………………………………………. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………………………. 4
1.1 Một số khái niệm có liên quan: …………………………………………………………………4
1.2. Vệ sinh lao động trong chế biến thủy sản:………………………………………………….7
1.3. Tình hình y tế lao động trên thế giới và Việt Nam:……………………………………13
1.4. Thực trạng ngành thủy sản: ……………………………………………………………………15
1.5. Một số nghiên cứu về sức khỏe và điều kiện lao động……………………………….16
1.6. Thông tin địa bàn nghiên cứu: ………………………………………………………………..18
1.7. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động:…………………….19
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………………………………… 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu:…………………………………………………………………………..22
2.2. Thời gian nghiên cứu:……………………………………………………………………………22
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ……………………………………………………………………………..22
2.4. Địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………………………..22
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ………………………………………………………………………..22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu: ………………………………………………………………..23
2.7. Biến số nghiên cứu: ………………………………………………………………………………23
2.8. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá: ………………………………………………………….24
2.9. Xử lý và phân tích số liệu:……………………………………………………………………..24
2.10. Đạo đức nghiên cứu:……………………………………………………………………………25
2.11. Hạn chế của nghiên cứu:………………………………………………………………………25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………………… 26
3.1. Tình hình sức khỏe và điều kiện lao động………………………………………………..26
3.2. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động:………………………………38
Chương 4. BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………… 43
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:……………………………………………….43
4.2. Thực trạng sức khỏe và điều kiện làm việc của đối tượng nghiên cứu:………..44
4.3. Một số yếu tố liên quan đến sức khỏe người lao động:………………………………48
HUPHiii
Chương 5. KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………… 50
5.1. Thực trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân………………………………………..50
5.2. Điều kiện làm việc của công nhân…………………………………………………………..50
5.3. Các mối liên quan đến sức khỏe của công nhân………………………………………..51
KHUYẾN NGHỊ………………………………………………………………………………………….. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………………………….. 53
Phụ lục 1. …………………………………………………………………………………………………….. 57
Phụ lục 2. …………………………………………………………………………………………………….. 58
Phụ lục 4. …………………………………………………………………………………………………….. 64
Phụ luc 5. …………………………………………………………………………………………………….. 66
Phụ lục 6. …………………………………………………………………………………………………….. 7

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Các đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu…………………..26
Bảng 3. 2: Phân loại theo chỉ số sức khỏe của đối tượng nghiên cứu ………………..27
Bảng 3. 3: Tình trạng sức khỏe theo đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên
cứu …………………………………………………………………………………………………………… 28
Bảng 3. 4: Đặc điểm bệnh tật của người lao động …………………………………………. 30
Bảng 3. 5: Kết quả đo MTLĐ tại công ty ngày 16/6/2015 ……………………………….. 31
Bảng 3. 7: Kết quả đo ánh sáng và tiếng ồn tại các vị trí làm việc. …………………. 32
Bảng 3. 8: Kết quả đo MTLĐ tại các vị trí làm việc ………………………………………. 33
Bảng 3. 9: Đánh giá của công nhân về vi khí hậu tại các vị trí làm việc …………. 33
Bảng 3. 10: Đánh giá của công nhân về ánh sáng tại các vị trí làm việc………….. 34
Bảng 3. 11: Đánh giá của công nhân về tiếng ồn tại các vị trí làm việc …………… 34
Bảng 3. 12: Đánh giá của công nhân về môi trường lao động tại nơi làm việc …. 35
Bảng 3. 13: Tính chất công việc của công nhân:…………………………………………… 35
Bảng 3. 14: Đặc điểm về cường độ lao động của công nhân: …………………………. 37
Bảng 3. 15: Đặc điểm sử dụng BHLĐ của công nhân:…………………………………… 37
Bảng 3. 16: Tình hình tham gia các hoạt động ATVSLĐ tại công ty………………… 37
Bảng 3. 18: Mối liên quan giữa nhận định của công nhân về môi trường lao động
với sức khỏe của họ ……………………………………………………………………………………. 39
Bảng 3. 19: Mối liên quan giữa tính chất công việc với sức khỏe của công nhân . 39
Bảng 3. 20: Mối liên quan giữa cường độ lao động với sức khỏe của công nhân.. 40
Bảng 3. 21: Mối liên quan giữa được tập huấn AT VSLĐ và sức khỏe của công
nhân …………………………………………………………………………………………………………. 41
Bảng 3. 22: Mối liên quan giữa biết yếu tố tác hại và sức khỏe của công nhân … 41
Bảng 3. 23: Mối liên quan giữa việc nhân được thông tin sức khỏe và biện pháp
phòng chống với sức khỏe của công nhân……………………………………………………… 41
Bảng 3. 24: Mối liên quan giữa sử dụng BHLĐ và sức khỏe của công nhân…….. 4

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment