THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ, TỈNH HÒA BÌNH, NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ, TỈNH HÒA BÌNH, NĂM 2020

THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ, TỈNH HÒA BÌNH, NĂM 2020.
Học viên: Nguyễn Thị Lưu Ly
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Bích Ngọc
Nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường Trung học phổ thông chuyên Hoàng Văn Thụ, tỉnh Hòa Bình, năm 2020” là nghiên cứu cắt ngang sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 12/2019 đến tháng 09/2020. Với mục tiêu mô tả thực trạng SKTT và phân tích một số yếu tố liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng ở đối tượng học sinh. Trong nghiên cứu có 410 học sinh độ tuổi từ 16 – 18 tuổi, tham gia nghiên cứu vào tháng 5/2020. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ SDQ25 phiên bản chuẩn hóa tại Việt Nam để sàng lọc một số vấn đề SKTT của học sinh như: vấn đề SKTT chung, vấn đề cảm xúc, vấn đề hành vi ứng xử, vấn đề tăng động – giảm chú ý, vấn đề quan hệ bạn bè và vấn đề kỹ năng xã hội. Số liệu được làm sạch và nhập liệu bằng phần mềm epidata 3.1. Phân tích và xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 20.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có vấn đề về SKTT là 40,5%. Trong đó, 38% có vấn đề về cảm xúc; 24,4% có vấn đề về hành vi ứng xử; 30,5% có vấn đề về tăng động – giảm chú ý; 28,8% có vấn đề về quan hệ bạn bè và 19% có vấn đề về kỹ năng xã hội. Trong nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố liên quan đến vấn đề SKTT ở học sinh bao gồm: lo ngại/tự ti về đặc điểm ngoại hình, có tần suất học thêm trên 5 buổi/tuần, thiếu tự tin/thất vọng về điểm số của bản thân, không tham gia vào CLB/Nhóm/Đoàn thể, không tập thể dục/chơi thể thao, bỏ bữa ăn, tiêu thụ thức ăn nhanh/thực phẩm đóng gói, truy cập các ứng dụng mạng xã hội/chơi game với tần suất 3 tiếng trở lên/ngày, hút thuốc, uống rượu/bia, sử dụng chất 
kích thích, cha mẹ ly thân, tần suất xung đột/ bạo lực trong gia đình, bị cha mẹ kiểm soát vấn đề học tập, chưa từng nhận được hỗ trợ tinh thần từ gia đình, vi phạm nội quy nhà trường, bị thầy/cô mắng phạt trước lớp, Bị thầy/cô mỉa mai so sánh với các bạn khác, bị bắt nạt qua mạng, thực hiện hành vi bắt nạt trực tiếp/bắt nạt qua mạng, an ninh khu vực sinh sống, bị bắt nạt/trêu ghẹo ngoài xã hội, ít gắn kết với họ hàng. Qua kết quả nghiên cứu, học viên đề xuất một số khuyến nghị. Đối với cha mẹ cần thường xuyên hỗ trợ tinh thần cho trẻ; hạn chế phương pháp giáo dục bằng cách kiểm soát/áp chế và bạo lực; tương tác với nhà trường xây dựng môi trường học tập lành mạnh cho trẻ. Đối với nhà trường cần xây dựng môi trường học tập hợp lý; thường xuyên sàng lọc các vấn đề SKTT ở học sinh bằng bộ công cụ SDQ25 kết hợp tư vấn tâm lý học đường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh trong trường;
thầy/cô giáo tích cực giúp đỡ học sinh và có biện pháp kỷ luật phù hợp. Đối với xã hội cần tổ bảo vệ dân phố, công an, cảnh sát kết hợp với cư dân khu vực xây dựng môi trường sống an toàn. Đối với học sinh cần khuyến khích các em tích cực tham gia các CLB/nhóm/đoàn thể theo sở thích của bản thân, xây dựng lối sống lành mạnh; không thực hiện hành vi bắt nạt và tìm hỗ trợ nếu đang là nạn nhân.

Leave a Comment