Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại hai công ty may
Luận án Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp.Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh phụ khoa hay gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hàng năm có 330-390 triệu phụ nữ mắc các bệnh VNĐSDD. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu phụ nữ mắc bệnh [108]. Ở Mỹ, hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo, chiếm đến 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa [65],[73] Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các nghiên cứu về VNĐSDD cho thấy tỷ lệ mắc bệnh cao, chiếm 25% đến 78,4% tùy theo vùng miền [1], [13], [16].VNĐSDD có thể gây ra những khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động của người phụ nữ [105]. Bệnh cũng có thể gây ra những hậu quả nặng nề như: viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV), vi rút gây u nhú ở người (HPV) [24], [33], [49]. Ở phụ nữ có thai, viêm âm đạo, cổ tử cung (CTC) có thể gây sẩy thai, đẻ non, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh. Một trong 10 mục tiêu của Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 là “Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục” với chỉ tiêu “Giảm 15% số trường hợp nhiễm khuẩn đường sinh sản vào năm 2015 và 30% vào năm 2020. Giảm 10% số trường hợp nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục vào năm 2015 và 20% vào năm 2020” [9]. Mục tiêu này đóng góp vào việc chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nói riêng và cho toàn bộ người dân nói chung [10].
Một số yếu tố nguy cơ gây VNĐSDD đã được đề cập tới như thói quen vệ sinh sinh dục không hợp lý, hiểu biết về bệnh còn hạn chế, hành vi sức 2khỏe của người phụ nữ, yếu tố môi trường và xã hội trong đó các điều kiện đảm bảo cho vệ sinh như nước sạch, nhà tắm đã được nghiên cứu [1], [11], [18]. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như chăm sóc y tế không thường xuyên, tiền sử nạo hút thai cũng có mối liên quan đến VNĐSDD [8], [64].Các nghiên cứu về mô hình phòng chống VNĐSDD trên thế giới đã cho Thấy truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK) tại cộng đồng về phòng chống VNĐSDD cho kết quả tích cực trong việc cải thiện các hành vi nguy cơ trong nhóm được can thiệp [61], [78], [83]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang và Phạm Thu Xanh cho rằng, huy động cộng đồng tham gia phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh dục cho phụ nữ nông thôn là mô hình dễ xây dựng, thực tiễn và đem l ại hiệu quả tốt [49], [54]. Một số nghiên cứu khác được triển khai trên đối tượng có nguy cơ cao trên phụ nữ bán dâm cũng khẳng định kết quả này [20], [35].Nghệ An là tỉnh Bắc miền Trung, có địa hình rất đa dạng, khí hậu phức tạp, nhiều mưa bão và gió Lào khô nóng. Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Oanh trên 2534 phụ nữ độ tuổi 18-45 ở 6 vùng sinh thái, cho thấy tỷ lệ viêm sinh dục ở phụ nữ miền núi Nghệ An rất cao, chiếm đến 64,7% [3450]. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cơ chế thị trường, nhiều khu công nghiệp đã hình thành và phát triển, thu hút hàng ngàn lao động đến từ khắp các vùng quê Nghệ An, trong đó đa số là nữ, đặc biệt là các công ty may. Đời sống của nữ công nhân ngành may nói chung và ở Nghệ An nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn, phải ngồi nhiều, thời gian làm việc theo ca liên tục trong ngày, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho họ còn nhiều hạn chế. Các công trình nghiên cứu chưa đề cập nhiều đến nhóm đối tượng này, nhất là nghiên cứu can thiệp phòng chống VNĐSDD cho phụ nữ làm việc tại các công ty may mặc. 3Xuất phát từ thực tế đó đề tài nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An và hiệu quả can thiệp” được tiến hành với các mục tiêu sau đây:
1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại hai công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 – 49 tuổi có chồng tại một công ty may tỉnh Nghệ An năm 2015
MỤC LỤC
Lời cam đoan ………………………………………………………………………………………… i
Lời cảm ơn ………………………………………………………………………………………….. ii
Mục lục ………………………………………………………………………………………………. iii
Danh mục các chữ viết tắt …………………………………………………………………….. vi
Danh mục biểu đồ ………………………………………………………………………………… x
Danh mục sơ đồ ……………………………………………………………………………………. x
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN ……………………………………………………………………. 4
1.1. Khái niệm về viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……………………………… 4
1.1.1. Định nghĩa ……………………………………………………………………………. 4
1.1.2. Tác nhân gây bệnh ………………………………………………………………… 5
1.1.3. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý bộ phận sinh dục dưới và cơ chế bệnh sinh … 6
1.1.4. Đường lây truyền ………………………………………………………………….. 9
1.1.5. Các viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……………………………………… 9
1.1.6. Tình hình mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……………..12
1.2. Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……….. 16
1.2.1. Nhóm yếu tố đặc trưng cá nhân ……………………………………………..16
1.2.2. Kiến thức, thực hành và viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……….21
1.2.3. Các yếu tố về sinh thái, kinh tế xã hội, hệ thống y tế và viêm
nhiễm đường sinh dưới ……………………………………………………….26
1.3. Mô hình can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới …. 28
1.4. Tình hình sử dụng lao động nữ tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An … 34
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………….. 36
2.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………………….. 36
2.1.1. Nghiên cứu định lượng …………………………………………………………36
2.1.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………….36
2.2. Địa điểm nghiên cứu …………………………………………………………………. 36
2.3. Thời gian nghiên cứu ………………………………………………………………… 37
iv
2.4. Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………………… 37
2.4.1. Nghiên cứu định lượng …………………………………………………………37
2.4.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………….38
2.5. Cỡ mẫu ……………………………………………………………………………………. 38
2.5.1. Nghiên cứu định lượng …………………………………………………………38
2.5.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………….39
2.6. Chọn mẫu ………………………………………………………………………………… 39
2.6.1. Mục tiêu 1 …………………………………………………………………………..39
2.6.2. Mục tiêu 2 …………………………………………………………………………..39
2.7. Các biến số nghiên cứu …………………………………………………………….. 41
2.7.1. Nghiên cứu định lượng …………………………………………………………41
2.7.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………….44
2.8. Công cụ nghiên cứu …………………………………………………………………. 45
2.8.1. Nghiên cứu định lượng ………………………………………………………..45
2.8.2. Nghiên cứu định tính …………………………………………………………….45
2.9. Phương pháp thu thập số liệu ……………………………………………………… 45
2.9.1. Chuẩn bị thu thập số liệu ………………………………………………………45
2.9.2. Phỏng vấn ……………………………………………………………………………46
2.9.3. Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm ……………………………………………..46
2.9.4. Khám phụ khoa ……………………………………………………………………46
2.9.5. Xét nghiệm ………………………………………………………………………….47
2.10. Các hoạt động can thiệp ………………………………………………………….. 51
2.10.1. Khám và điều trị kết hợp với tư vấn tại chỗ …………………………..51
2.10.2. Truyền thông giáo dục sức khỏe. ………………………………………….52
2.10.3. Cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại
công ty can thiệp ………………………………………………………………..54
2.10.4. Đánh giá biện pháp can thiệp ……………………………………………….55
2.11. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………….. 55
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………… 56
v
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……………………………………………….. 58
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ………………………………….. 58
3.1.1. Một số đặc trưng của đối tượng nghiên cứu …………………………….58
3.1.2. Một số đặc trưng về kinh tế, vệ sinh cá nhân của đối tượng ng hiên cứu …59
3.1.3. Tiền sử sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình ………………………………..61
3.2. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới … 63
3.2.1. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới …………………………..63
3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực trạng viêm nhiễm đường sinh
dục dưới ……………………………………………………………………………72
3.3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới .. 78
3.3.1. Kết quả thực hiện các giải pháp can thiệp ……………………………….78
3.3.2. Hiệu quả nâng cao kiến thức ………………………………………………….79
3.3.3. Hiệu quả nâng cao thực hành. ………………………………………………..82
3.3.4. Hiệu quả điều trị cácbệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ……..83
Chƣơng 4: BÀN LUẬN ……………………………………………………………………… 86
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến VNĐSDD …………………… 86
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………..87
4.1.2. Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới …………………………..90
4.1.3. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới …96
4.2. Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống viêm nhiễm đường sinh dục dưới .. 103
4.2.1. Kết quả nâng cao kiến thức ………………………………………………….104
4.2.2. Kết quả nâng cao thực hành …………………………………………………107
4.3. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ………………….. 113
4.4. Điểm mới của nghiên cứu ………………………………………………………… 115
KẾT LUẬN …………………………………………………………………………………….. 117
KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………………………………. 119
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ XUẤT BẢN
1. Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2015), “Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại một số công ty may tỉnh Nghệ An năm 2014”, Tạp chí Y học
Dự phòng; tập XXV, số 8(168), tr 319.
2. Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2017), “Một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới của nữ công nhân may, tỉnh Nghệ An năm 2014”, Tạp chí Y học Dự phòng; số 1, tập 27, tr 192 – 199.
3. Bùi Đình Long, Nguyễn Trần Hiển, Nguyễn Viết Tiến (2017), “Hiệu quả của một số giải pháp can thiệp dự phòng và điều trị viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở nữ công nhân may, tỉnh Nghệ An năm 2014 –2015”, Tạp chí Y học Dự phòng; số 1, tập 27, tr 183 – 192.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Duy Ánh (2010), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục dưới phụ nữ Hà Nội từ 18-49 tuổi có chồng, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội
2. Bộ môn Sản trƣờng Đại học Y Hà Nội (2004), “Viêm sinh dục”, Bài giảng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 268-277.
3. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, WHO, UNICEF (2012), Kết quả nghiên cứu điều tra sức khoẻ vị thành niên (SAVY II), Available from: http://www.unicef.org/vietnam/ medoa_2383.html.
4. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS. Hà Nội. Nhà Xuất bản Y học, tr 147-166.
5. Bộ Y tế (2014), Niên giám Thống kê Y tế 2009. Hà Nội. Nhà Xuất bản Y học.
6. Bộ Y tế (2015). Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2014, Nhà Xuất bản Y học.
7. Lê Hồng Cẩm, Lê Văn Điển (2001), “Khảo sát tần suất viêm âm đạo do ba nguyên nhân thường gặp ở phụ nữ từ 15-49 tuổi có gia đình tại huyện Hóc Môn TP Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phụ sản, (1), tr 25-29.
8. Trần Thị Trung Chiến, Lê Thanh Sơn (2004), “Chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS và KHHGĐ cho phụ nữ tuổi sinh đẻ – Một số nhận xét rút ra từ một khảo sát ở Hà Tây”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 494, tr. 2-6.
9. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2011), Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam Giai đoạn 2011-2020.
10. Chính phủ nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013), Quyết định 122/Q -TTg ban hành “Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
11. Lê Hoài Chƣơng (2013), “Khảo sát những nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương”, Y học thực hành, 868(66 – 69).
12. Phạm Văn Đức (2008), “Giá trị của xét nghiệm nhanh Chlamydiatrong chẩn đoán viêm cổ tử cung do Chlamydia trachomatis ở phụ nữ nạo phá thai tại bệnh viện Từ Dũ”, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 12, phụ bản số 1, tr. 180-186.
13. Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành (2007), “Tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 -49) tại một số xã của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Phụ sản, Số đặc biệt, tr. 181-193.
14. Phạm Văn Đức (2009), “Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis ở phụ nữ hút thai 3 tháng đầu và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học Tp.HCM, Tập 13, phụ bản số 1, tr. 17-22.
15. Kim Bảo Giang – Hoàng Văn Minh (2011), “Sự cải thiện kiến thức về một số bệnh lây truyền qua đường tình dục của công nhân một số nhà máy may công nghiệp tại tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí minh sau một năm can thiệp truyền thông”, Tạp chí y học thực hành (759), số 4, tr. 20-23
16. Cấn Hải Hà (2014), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 15 – 49 tuổi có chồng tại xã Kim Quan – Thạch Thất – Hà Nội và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên.
17. Bùi Thị Thu Hà (2007), “Nhiễm khuẩn đường sinh sản ở phụ nữ từ 18-49 tuổi phường Mai Dịch, Hà Nội 2005”, Tạp chí Y học thực hành, (12), tr. 93-96.
18. Ngô Thị Đức Hạnh (2012), Nghiên cứu nhiễm trùng đường sinh dục dưới ở phụ nữ quân đội tại một số đơn vị thuộc địa bàn Hà Nội và đề xuất biện pháp phòng bệnh thích hợp, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội
19. Vũ Bá Hòe (2008), Xác định tỉ lệ mắc và nhận thức, thái độ, thực hành của phụ nữ 15-49 tuổi về viêm nhiễm đường sinh dục dưới tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng năm 2008, Luận án bác sĩ CKII, Đại học Y Thái Bình.
20. Nguyễn Khắc Hiền (2010), Nghiên cứu hành vi nguy cơ và đánh giá hiệu quả của giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm PNBD tại tỉnh Vĩnh Long, Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh
Dịch tễ học Trung ương.
21. Trần Đỗ Hùng, Tăng Trọng Thủy (2013), “Khảo sát tình hình nhiễm trùng sinh dục ở phụ nữ 18 đến 49 tuổi có chồng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Y học thực hành, Số 864, tr. 139- 142.
22. Nguyễn Duy Hƣng (2012), “Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục trên đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại thành phố Hà Nội”, Tạp chí nghiên cứu y học, Vol 80, số 3c, tr. 339-345
23. Nguyễn Thu Hƣờng, Lê Hữu Chiến (2013), “Nhận xét kết quả xét nghiệm vi khuẩn của bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh việnĐại học Y Thái Bình từ tháng 5/2011 – 4/2012”, Tạp chí Y học thực hành, Số 887+888, tr.106-108.
24. Hoàng Thị Thanh Huyền, Tạ Thành Văn và Phạm Văn Thức (2011), “Human papillomavirus và các bệnh lây truyền qua đường tình dục trên gái mại dâm miền bắc Việt nam”, Y học Việt nam tháng 3. 1, tr. 40-43.
25. Trần Quốc Kham, Nguyễn Quốc Tiến (2007), “Nghiên cứu điều kiện làm việc của nữ lao động nông nghiệp tại 2 xã huyện Vũ Thư, Thái Bình”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 335, tr. 3-8.
26. Trần Hậu Khang, Lê Huyền My (2009), “Áp dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán nhiễm Chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu”, Tạp chí Y học Thực hành (641+642) – Số1/2009, tr. 3-5.
27. Nguyễn Trung Kiên (2013), “Tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm sàng viêm lộ tuyến cổ tử cung ở phụ nữ 20-44 tuổi trên địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”, Tạp chí Y học Thực hành (867) – Số
4/2013, tr. 122-124.
28. Trần Thị Lợi (2009), “Tỷ lệ viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 13, phụ bản số 1 ,tr. 11-16
29. Trần Uy Lực (2012), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục của phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ YTCC, Đại học Y Hải Phòng.
30. Trịnh Thị Mỹ Ngọc, Nguyễn Duy Tài (2010), “Tỷ lệ viêm âm đạo do nấm Candida và các yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai ba tháng cuối tại Phan Thiết, Bình Thuận”, Tạp chí Y học Tp.HCM, Tập 14, phụ bản số 1, tr. 351 -359.
31. Phạm Bá Nha (2012), Viêm nhiễm đường sinh dục, Nxb Y học, Hà Nội
32. Lê Hoàng Ninh, Phùng Đức Nhật (2010), “Nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ y tế ở những nhóm thu nhập khác nhau tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, năm 2009”, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 14, tr. 80-85.
33. Hoàng Thế Nội (2008), “Tình trạng dinh dưỡng, mô hình bệnh phụ
khoa, tình trạng nhiễm khuẩn sinh dục ở phụ nữ tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Y học thực hành, Số 629, tr. 188-191.
34. Lê Thị Oanh (2011), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản của phụ nữ 18-45 tuổi tại 5 tỉnh thành miền Bắc Việt Nam năm 2011, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
35. Nguyễn Minh Quang (2013), Thực trạng mắc các bệnh nhiễm trùng đờng sinh dục dưới ở phụ nữ bán dâm tại Trung tâm Chữa bệnhGiáo dục-Lao động Xã hội II Hà Nội và đánh giá hiệu quả can thiệp,Luận án tiến sỹ y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
36. Lê Thanh Sơn, Trần Thị Trung Chiến, Đoàn Huy Hậu (2007), “Đặc điểm NKĐSS ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và hiệu quả mô hình can thiệp tại tỉnh Hà Tây”, Tạp chí y dược học quân sự, Số 32, tr. 9-17.
37. Lý Văn Sơn và CS (2010), “Nghiên cứu tình hình các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ nhân viên của một số cơ sở dịch vụ giải trí tại thành phố Huế năm 2008”, Y học thực hành.(742-743), tr.
62-66.
38. Lý Văn Sơn (2009), “Tình hình kiến thức về phòng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới của phụ nữ đến khám tại Trung tâmphòng chống bệnh xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 666, tr. 106-109.
39. Nguyễn Duy Tài, Lê Thị Kim Tuyến (2010), “Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường và các yếu tố liên quan ở phụ nữ 18 -60 tuổi tại huyện Bình Chánh năm 2008”, Tạp chí Y học Tp. HCM, Tập 14, Phụ bản số 1, tr. 333 -340.
40. Lâm Đức Tâm, NguyễnThị Huệ (2011), “Khảo sát hành vi về vệ sinh phụ nữ với tình trạng Viêm âm đạo tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ”. Tạp chí Y học thực hành; 748(5): p. 39-41.
41. Bùi Thị Hồng Thanh (2013), “Tìm hiểu căn nguyên nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi 18-45 tại xã Sông Long và xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình năm 2013”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 887+888, tr.320-322.
42. Nguyễn Đức Thanh (2013), “Thực trạng tiếp cận thông tin của vị thành niên về bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS”, Tạp chí Y học Thực hành (856), Số 1/2013, tr. 11 -13
43. Nguyễn Đức Thanh, Đỗ Huy Bình (2013) “Kiến thức của học sinh trung học phổ thông về bệnh lây truyền qua đường tình dục” Tạp chí Y học Thực hành, Số 5 (869) /2013, tr. 95-98.
44. Nguyễn Đức Thanh, Vũ Phong Tỳ (2013), “Thực trạng kiến thức của phụ nữ về phòng chống ung thư cổ tử cung tại một số xã, tỉnh Thái Bình” Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 407(1) 120-125
45. Phạm Xuân Thành (2012), Đánh giá thực trạng và sự thay đổi về kiến thức và thực hành về chăm sóc sức khỏe sinh sản của bà mẹ đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi năm 2005 và 2010 tại tỉnh PhúThọ, Luận văn Thạc sỹ YTCC, Trường Đại học Y Thái Bình.
46. Nguyễn Thị Tuyến (2012), “Liên cầu”, Bài giảng Vi sinh y học; 110-115, Bộ môn Vi sinh vật, Trường đại học Y Hà Nội.
47. Ngô Đức Tiệp (2011), Thực trạng viêm nhiễm đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan phụ nữ 19-49 tuổi có chồng tại quận Lê Chân, Hải Phòng năm 2011, Luận án tốt nghiệp Bs.CKII Quản lý Y tế, Đại học Y Hải Phòng.
48. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2008), “Viêm âm đạo và các yếu tố liên quan ở phụ nữ Ê-đê trong độ tuổi sinh sản tại tỉnh Đắc Lắc”. Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 12, phụ bản số 1 ,tr. 208-211.
49. Nông Thị Thu Trang (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ nông thôn miền núi tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học,Trường Đại học Y Thái Nguyên
50. Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ Sinh sản tỉnh Nghệ An (2014), Báo cáo tình hình chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại tỉnh Nghệ An năm 2013.
51. Đỗ Thị Uyên (2012), Thực trạng bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới và tổn thương tế bào học phụ nữ nhóm tuổi từ 19-65 tại 4 xã huyện An Lão, Hải Phòng năm 2012, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
YTCC, Đại học Y Hải Phòng.
52. Nguyễn Thị Từ Vân, Nguyễn Quang Vinh (2008), “Tỷ lệ viêm âm đạo không đặc hiệu do vi trùng và yếu tố liên quan ở phụ nữ có thai không triệu chứng cơ năng”, Tạp chí Y học Tp.HCM, tập 12, phụ bản số 1, tr. 175-179
53. Viện Da liễu Quốc gia (2012), Báo cáo tỷ lệ hiện mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại 5 tỉnh, báo cáo Hội nghị Da liễu toàn quốc.
54. Phạm Thu Xanh (2014), Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có chồng tại khu vực biển đảo thành phố Hải Phòng và một số giải pháp can thiệp. Luận án tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất