Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu
Luận án chuyên khoa II Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011 và đề xuất một số giải pháp.Trầm cảm (depression disorder) là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là bệnh nhân thấy buồn chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc sự ngon miệng, khả năng làm việc kém và khó tập trung. Trầm cảm có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát và làm giảm khả năng của cá nhân trong thích ứng với cuộc sống, trong trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự sát. Hầu hết các ca bệnh trầm cảm có thể điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý [3], [25]. Trong cơ cấu bệnh lý tâm thần, rối loạn trầm cảm là bệnh lý đứng thứ 2 về tính thường gặp,chiếm 20% số bệnh nhân tâm thần nặng tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần [24].
Hàng năm khoảng 5% dân số thế giới rơi vào tình trạng trầm cảm. Theo nhiều nghiên cứu khác nhau cho kết quả, nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm trong suốt cuộc đời của nam giới là 15% và nữ là 24% [35], tần suất mắc bệnh cao ở dân số đang tuổi lao động. Hội chứng trầm cảm cũng góp phần lớn trong các bệnh không gây tử vong, chiếm gần 12% của tổng số năm sống của con người với khuyết tật. Trầm cảm gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội và thường là bạn đồng hành của lạm dụng rượu và ma tuý. Theo Tổ chức y tế thế giới (2007), trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng đứng thứ 7 trong 10 vấn đề sức khỏe toàn cầu do cả hai lý do: tỷ lệ mắc tương đối cao trong cuộc đời và hậu quả khuyết tật nặng nề mà nó gây ra. Dự báo trầm cảm sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chết người và làm mất khả năng duy trì cuộc sống bình thường vào năm 2020 [74].
Do tính phổ biến và hậu quả nghiêm trọng của nó, trầm cảm đã trởthành một vấn đề lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam, dịch tễ trầm cảm đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Siêm, Trần Hữu Bình, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ
Hạnh, Nguyễn Thị Kim Hạnh… tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu mới triển khai ở các tỉnh đồng bằng và thành phố lớn [1], [7], [10], [11], [16], [28].
Tỉnh Bắc Kạn được tái lập năm 1997, sau 15 năm phát triển có nhiều thay đổi về kinh tế, xã hội so với trước đây, mật độ dân số tại các phường, thị trấn cao hơn hẳn vùng nông thôn, cơ cấu nghề nghiệp thay đổi. Chương trình phòng chống bệnh tâm thần cộng đồng được triển khai đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh, tuy nhiên mới chỉ có bệnh nhân tâm thần phân liệt được quản lý và điều trị có hiệu quả. Để giúp cho công tác phòng chống trầm cảm ngày càng hiệu quả, việc cần thiết là phải vẽ ra được bức tranh chi tiết về trầm cảm tại địa phương như đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ làm gia tăng trầm cảm… Chính vì vậy chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài “Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011 và đề xuất một số giải pháp” nhằm các mục tiêu sau:
1) Mô tả thực trạng trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn năm 2011.
2) Xác định một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn.
3) Đề xuất một số giải pháp can thiệp phòng, chống trầm cảm tại cộng
đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011 và đề xuất một số giải pháp
TIẾNG VIỆT
1. Trần Hữu Bình (2004), “Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở một phường thành phố Hà Nội ”, Hội thảo quốc gia Chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử, tr. 30-38.
2. Trần Hữu Bình (2008), “Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân mắc bệnh thực thể”, Tạp chí Y học lâm sàng, tr.15-19.
3. Bộ môn tâm thần và tâm lý y học (2005), “Rối loạn cảm xúc ”, Bệnh học tâm thần, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tr. 215-252.
4. Bộ Y tế (2008), “Tài liệu số 16 – Phục hồi chức năng tâm thần dựa vào cộng đồng”, Bộ Y tế, 16, tr. 3-14.
5. Trương Đình Chính (2009), “Rối loạn trầm cảm ở điều dưỡng và nữ hộ sinh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009 ”, Y tế công cộng, tr.1-10.
6. Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm (2011), “Xây dựng mô hình quản lý trầm cảm tại cộng đồng ở Việt Nam ”, 138 A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. tr. 1-2.
7. Trần Văn Cường (2011), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh
tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay ”, Tạp chí Y học thực hành, tr. 1-13.
8. Đại học Y khoa Thái Nguyên (2008), “Giáo trình tâm thần học”, Nhà xuất bản Y học, tr. 98-113, tr. 202-205.
9. Nguyễn Văn Dũng (2011), “Đặc điểm các triệu chứng cơ thể trong trầm cảm người cao tuổi ”, Tạp chí Y học thực hành, số 8, tr.111-115.
10. Nguyễn Thị Kim Hạnh (2005), “Điều tra dịch tễ trầm cảm ở hai xã của
Thanh Hóa”, Thông tin chuyên ngành các vấn đề liên quan đến tâm thần, 46, quý III, tr. 40-45.
11. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008), “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, số 13, tr. 87-91.
12. Hiệp hội Tâm thần Australia (2009), “Rèn luyện khả năng thích ứng cao – building resilence”, Tuần lễ Y tế tâm thần (Mental Health Week) – 2009, Tờ thông tin (FactSheet), tr. 1-2.
13. Mac Oliver AAJen (2008), “Bài phát biểu nhân Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới 10/10/008”, in VOV HOME, VH, Editor. Đài tiếng nói Việt Nam: Hà Nội. tr. 1-4.
14. Lương Bạch Lan (2009), “Tỷ lệ và yếu tố liên quan đến trầm cảm sau
sinh ”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13, tr. 1-5.
15. Lê Quốc Nam (2000), “Vài nhận xét về tỷ lệ rối loạn trầm cảm trên 373 bệnh nhân đến khám tại các trạm y tế xã phường tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2000”, Tạp chí Y học thực hành, 45, tr. 45-51
16. Trần Viết Nghị (2004), “Nghiên cứu dịch tễ – lâm sàng rối loạn trầm
cảm tới một số quần thể cộng đồng”, Hội thảo quốc gia Chăm sóc sức khỏe tâm thần và phòng chống tự tử, tr. 76-83.
17. Bùi Quang Huy (2008), “Trầm cảm ”, Nhà xuất bản Y học, tr.7-72.
18. Phạm Văn Quý (2008), “Đánh giá hiệu quả can thiệp rối loạn trầm cảm trong cộng đồng”, Luận văn CKII khóa 18, Đại học y Hà Nội, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, tr. 1-80.
19. Hồ Ngọc Quỳnh (2010), “Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công
cộng và sinh viên điều dưỡng tại đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Y học thực hành phố Hồ Chí Minh, 14, tr. 95-100.
20. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học thực hành, Số 5, tr. 71-74.
21. Nguyễn Văn Thọ (2006), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm với các triệu chứng cơ thể”, Thông tin chuyên ngành các vấn đề liên quan đến tâm thần, BVTT TW 2, 51, quý IV, tr. 37-42.
22. Thủ tướng Chính phủ, “Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuan nghèo và cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015”, tr 1-2.
23. Lương Bích Thủy (2008), “Chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng đồng ”, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 3-4.
24. Vương Văn Tịnh (2010), “Một số nhận xét về dịch tễ học của trầm
cảm ”, Tạp chí Y học thực hành, Số 9, tr. 17-19.
25. Tổ chức Y tế thế giới (1992), “Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi”, Geneva, tr. 91-100.
26. Tổ chức Y tế thế giới (1998), “Chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở”, Bộ Y tế, tr. 15-40.
27. Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Bắc Kạn (2010), “Báo cáo công tác năm 2010 ”, tr. 1-32.
28. Trần Tuấn (2008), “Dịch tê học rối nhiêu tâm trí và mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng”, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng, tr. 1-6.
29. Uỷ ban nhân dân phường Sông Cầu (2010), “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội năm 2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2011”, Sông Cầu, tr. 1-15.
30. Uỷ ban nhân dân thị xã Bắc Kạn (2010), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2010, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XHnăm 2011 ”, Bắc Kạn, tr. 1-19.
ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ đến trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn năm 2011 và đề xuất một số giải pháp
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm trầm cảm 03
1.2. Thực trạng trầm cảm trên thế giới và trong nước 04
1.3. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, yếu tố nguy cơ của trầm cảm 06
1.4. Điều trị trầm cảm 12
1.5. Phòng, chống trầm cảm ở cộng đồng 13
1.6. Thực trạng công tác điều trị, quản lý bệnh nhân trầm cảm tại cộng 14 đồng ở thế giới và Việt Nam
1.7. Đặc điểm chung của thị xã Bắc Kạn và tình hình công tác phòng 18 chống trầm cảm tại Bắc Kạn
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
2.3. Các chỉ số nghiên cứu 29
2.4. Xử lý số liệu 31
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 31 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng trầm cảm ở người trưởng thành tại phường Sông Cầu 32
3.2. Một số yếu tố nguy cơ đến tình trạng trầm cảm của người trưởng 45
thành tại phường Sông Cầu, thị xã Bắc Kạn
3.3. Một số giải pháp can thiệp phòng, chống trầm cảm tại cộng đồng 51 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng trầm cảm của người trưởng thành tại phường Sông Cầu, 56 thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
4.2. Một số yếu tố nguy cơ đối với mắc trầm cảm 65
4.3. Một số giải pháp can thiệp phòng, chống trầm cảm tại cộng đồng 69
KẾT LUẬN 72
KHUYẾN NGHỊ 74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Định nghĩa Viết đầy đủ
BN Bệnh nhân
BS Bác sỹ
CSSKTT Chăm sóc sức khỏe tâm thần
CTC Chống trầm cảm
HĐND Hội đồng nhân dân
ICD-10 Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 năm 1992
RLTC Rối loạn trầm cảm
RLTT Rối loạn tâm thần
SKTT Sức khỏe tâm thần
TC Trầm cảm
TCYTTG Tổ chức y tế thế giới
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TT-GDSK Truyền thông, giáo dục sức khỏe
UBND Ủy ban nhân dân
NVYTTB Nhân viên y tế thôn bản
Bảng Tên bảng Trang
3.1 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tuổi, giới 32
3.2 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tình trạng hôn nhân 32
3.3 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo trình độ học vấn 33
3.4 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo nghề nghiệp 33
3.5 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo thu nhập gia đình 34
3.6 Phân bố mắc trầm cảm ở nhóm bệnh nhân bị các bệnh mãn tính 34
3.7 Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm người có hành vi có hại cho sức khỏe 35
3.8 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo một số yếu tố của phụ nữ 35
3.9 Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm gặp stress trong gia đình 36
3.10 Tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm gặp stress về xã hội 37
3.11 Tỷ lệ mắc trầm cảm theo tiền sử gia đình có người bị trầm cảm 38
3.12 Các triệu chứng cơ thể khác của trầm cảm 40
3.13 Yếu tố thu nhập gia đình với mắc trầm cảm 45
3.14 Yếu tố mất mát người thân đối với mắc trầm cảm 45
3.15 Yếu tố ly dị vợ/chồng đối với mắc trầm cảm 45
3.16 Yếu tố cha mẹ ly thân/ly hôn đối với mắc trầm cảm 46
3.17 Yếu tố xung đột gia đình với mắc trầm cảm 46
3.18 Yếu tố mâu thuẫn hàng xóm với mắc trầm cảm 46
3.19 Yếu tố về quá tải công việc với mắc trầm cảm 47
3.20 Yếu tố về quá tải học hành với mắc trầm cảm 47
3.21 Yếu tố về thua lỗ kinh doanh với mắc trầm cảm 47
3.22 Yếu tố về hưu trí, mất sức với mắc trầm cảm 48
3.23 Yếu tố tiền sử bệnh mãn tính với mắc trầm cảm 48
3.24 Yếu tố một số vấn đề của phụ nữ với mắc trầm cảm 49
3.25 Yếu tố tiền sử gia đình với mắc trầm cảm 49
3.26 Phân tích hồi quy đa biến các yếu tố nguy cơ với trầm cảm 50
Biểu rri /V 1 • Á
Tên biểu Trang
3.1 Các triệu chứng đặc trưng của bệnh nhân trầm cảm 39
3.2 Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhân trầm cảm 39
3.3 Mức độ rối loạn trầm cảm theo ICD 10 41
3.4 Cơ sở bệnh nhân đến khám và điều trị 41