Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020

Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020

Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020.Đào tạo liên tục là một hoạt động đặc thù và chuyên biệt, nhằm giúp phát triển năng lực nghề nghiệp của nhân viên y tế với mục tiêu cuối cùng là cải thiện hiệu quả chăm sóc, điều trị sức khỏe cho người bệnh. Đào tạo liên tục được thực hiện trong suốt quá trình người nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế. Đào tạo liên tục đóng vai trò quan trọng đối với nhân viên y tế trong việc cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng kịp thời nhưng thay đổi về mô hình bệnh tật, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và sự thay đổi của bối cảnh kinh tế – xã hội (1). Vì nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến tính mạng con người nên trong quá trình làm việc, hành nghề, NVYT được yêu cầu phải luôn luôn cập nhật các kiến thức, kỹ thuật, tiếp cận các thông tin, quy định liên quan đến chuyên môn của mình.


Theo nghiên cứu của Carthy Peek năm 2000; các nước Châu Âu, chu kỳ đào tạo lại bắt buộc hoặc tái cấp chứng nhận hành nghề, cứ hai năm, ba năm hoặc năm năm, và số tín chỉ yêu cầu dao động từ 50 đến 100. Một số quốc gia phát triển khác thuộc Châu Á Thái Bình Dương, tham gia chương trình CME và CPD đã trở thành bắt buộc để giữ nghề đăng ký. Ở Tây Úc, NVYT được yêu cầu chứng minh là có tham gia vào các hoạt động đào tạo và đảm bảo chất lượng mới được gia hạn hợp đồng lao động tại các bệnh viện công (2). Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09/8/2013 của Bộ Y tế quy định tất cả NVYT phải có thời gian đào tạo tối thiểu là 48 giờ thực học trong vòng 2 năm (3). Những người hành nghề trong lĩnh vực khám chữa bệnh nếu 2 năm không cập nhật kiến thức y khoa liên tục sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề (điều 29 Luật khám bệnh chữa bệnh). Tuy nhiên, trong các bệnh viện, nhân viên y tế hầu hết làm công tác chuyên môn nên nhiệm vụ đào tạo còn chưa được quan tâm đúng mức. Công tác tổ chức, quản lý đào tạo liên tục còn nhiều khó khăn (1).
Điều dưỡng là lực lượng không thể thiếu trong công tác chăm sóc người bệnh. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng viên và hộ sinh viên cung cấp theo Tổ chức Y tế thế giới là một trong các trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế. Người điều dưỡng có thể chăm sóc một tới nhiều bệnh nhân, thường xuyên theo dõi người bệnh nặng, cấp cứu, mãn tính; chăm sóc người bệnh trước, trong và sau khi phẫu thuật và chăm sóc mọi đối tượng từ người lớn, trẻ sơ sinh, người già, v.v…. Điều dưỡng là cán bộ chuyên môn cung cấp dịch vụ chăm sóc trong toàn bộ quá trình người bệnh tới khám và điều trị, là người trực tiếp tiếp xúc thường xuyên nhất với người bệnh, cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ/ngày nên có vai trò rất lớn trong viếc đảm bảo, nâng cao chất lượng dịch vụ tại bệnh viện (4). Vì thế, muốn nâng cao chất lượng cần quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho điều dưỡng, hộ sinh.
Bệnh viện Quận 11 trong khoảng 5 năm trở lại đây, số lượng điều dưỡng lâm sàng tăng 03 lần. Năm 2019, bệnh viện quận 11 xây dựng lại mô tả công việc cho điều dưỡng các khoa lâm sàng, với phương châm chăm sóc toàn diện, một điều dưỡng các khoa lâm sàng chịu trách nhiệm 5 giường bệnh. Vì vậy, Ban giám đốc bệnh viện rất quan tâm đến tình hình thực hiện và đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp hợp tác của vị trí việc làm điều dưỡng các khoa lâm sàng trên bệnh nhân. Điều dưỡng lâm sàng là những điều dưỡng trực tiếp làm các kỹ thuật chăm sóc người bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát nhanh trên một số nhân viên y tế, lãnh đạo khoa tại bệnh viện về tình hình đào tạo liên tục cũng như thực hiện chuyên môn ở vị trí việc làm điều dưỡng lâm sàng. Nhân viên y tế đánh giá chưa tốt về công tác đào tạo liên tục hiện tại của đơn vị. Điều dưỡng tham gia đào tạo tại bệnh viện nhưng có kết quả thực hành chưa tốt, điều dưỡng chưa được thường xuyên tham gia đào tạo liên tục về một số kỹ năng được cho là cần thiết, điều dưỡng chưa thực sự tự tin về một số kỹ năng thao tác cơ bản mà bản thân cần thường xuyên thực hiện trên bệnh nhân.
Theo Bộ 83 tiêu chí chất lượng do Bộ Y tế ban hành có tiêu chí “nghiên cứu tình trạng đào tạo liên tục và chỉ ra được những mặt hạn chế cần khắc phục” (5). Với mong muốn tìm ra những hạn chế của ĐTLT tại bệnh viện và nâng cao chất lượng thực hành, năng lực của điều dưỡng thông qua ĐTLT phù hợp với tình hình thực tế (về nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo), chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020”. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc cải tiến chất lượng đào tạo liên tục, phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho điều dưỡng. Nghiên cứu giúp trả lời 2 câu hỏi:
⦁    Việc đào tạo liên tục đối với điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2019 diễn ra như thế nào, tại sao?
⦁    Điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 có nhu cầu tham gia đào tạo liên tục như thế nào năm 2020?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.    Mô tả thực trạng về đào tạo liên tục đối với điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2019.
2.    Mô tả khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Quận 11 năm 2020.

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT    ii
MỤC LỤC    iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG    v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU    vii
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU    3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1.    Một số khái niệm trong nghiên cứu    4
1.2.    Đánh giá nhu cầu đào tạo    5
1.3.    Yêu cầu đào tạo liên tục đối với nhân viên y tế tại Việt Nam    7
1.4.    Thực trạng đào tạo liên tục cho điều dưỡng    9
1.5.    Nhu cầu đào tạo cho điều dưỡng    12
1.6.    Giới thiệu về Bệnh viện quận 11    16
1.7.    Khung lý thuyết của nghiên cứu    19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    19
2.1.    Thiết kế nghiên cứu:    20
2.2.    Đối tượng nghiên cứu    20
2.3.    Thời gian và địa điểm nghiên cứu:    20
2.4.    Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu:    20
2.5.    Công cụ và phương pháp thu thập số liệu:    21
2.6.    Phương pháp phân tích số liệu:    24
2.7.    Vấn đề đạo đức của nghiên cứu    24
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    26
3.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:    26
3.2.    Thực trạng về đào tạo liên tục cho điều dưỡng:    27
3.3.    Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhu cầu đào tạo liên tục của
điều dưỡng:    33
Chương 4. BÀN LUẬN    57
4.1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu:    57
4.2.    Thực trạng về đào tạo liên tục cho điều dưỡng:    58
4.3.    Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhu cầu đào tạo liên tục của
điều dưỡng    60
4.4.    Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số    70
KẾT LUẬN    71
Thực trạng về đào tạo liên tục cho điều dưỡng:    71
Khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn và nhu cầu ĐTLT ĐD tại các khoa
lâm sàng:    71
KHUYẾN NGHỊ    73
TÀI LIỆU THAM KHẢO    74
PHỤ LỤC 1    79
PHỤ LỤC 2    91
PHỤ LỤC 3    92
PHỤ LỤC 4    99
PHỤ LỤC 5    101
PHỤ LỤC 6    103
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về điều dưỡng các khoa lâm sàng    26
Bảng 3.2. Số lượng giờ tham gia đào tạo liên tục của điều dưỡng năm 2019    27
Biểu đồ 3.1. Địa điểm tham gia ĐTLT của điều dưỡng năm 2019    28
Bảng 3.3.    Công tác tổ chức lớp ĐTLT năm 2019 cho điều dưỡng    tại    bệnh viện    29
Bảng 3.4.    Mức độ phù hợp của nội dung các khóa ĐTLT tại bệnh viện    30
Bảng 3.5.    Mức độ đáp ứng của các khóa ĐTLT tại bệnh viện    31
Bảng 3.6. Nhận xét hiệu quả các khoa ĐTLT    32
Biểu đồ 3.2. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ về chăm sóc người bệnh    33
Biểu đồ 3.3. Mong muốn ĐTLT về thực hiện chăm sóc người bệnh của ĐTNC    34
Biểu đồ 3.4. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ về các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản    35
Biểu đồ 3.5. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản    37
Biểu đồ 3.6. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ về các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Nội    38
Biểu đồ 3.7. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Nội    39
Biểu đồ 3.8. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Ngoại    40
Biểu đồ 3.9. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Ngoại    41
Biểu đồ 3.10. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Sản    42
Biểu đồ 3.11. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Sản    43
Bảng 3.7. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ các kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Nhi    44Biểu đồ 3.12. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh
chuyên về Nhi    45
Biểu đồ 3.13. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ các kỹ
thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Cấp cứu    46
Biểu đồ 3.14. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh
chuyên về Cấp cứu    48
Biểu đồ 3.15. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ các kỹ
thuật chăm sóc người bệnh chuyên về Hồi sức    49
Biểu đồ 3.16. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh
chuyên về Hồi sức    50
Biểu đồ 3.17. Tần suất và mức độ tự tin của điều dưỡng thực hiện các nhiệm vụ khác
    51
Biểu đồ 3.18. Mong muốn ĐTLT về thực hiện các nhiệm vụ khác    53
Bảng 3.8. Mong muốn về tổ chức ĐTLT của ĐD các khoa lâm sàng    54

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment