Thực trạng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân
Luận văn Thực trạng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015. Dinh dưỡng là một nhu cầu không thể thiếu của cuộc sống, vấn đề này được coi là yếu tố sống còn của con người nói riêng và toàn nhân loại nói chung, nhờ có ăn uống mà nhân loại mới có thể sống và tồn tại. Nhưng dinh dưỡng như con dao hai lưỡi, nhiều vấn đề sức khỏe có thể được cải thiện hoặc ngăn ngừa nếu có một chế độ ăn uống khỏe mạnh, một chế độ ăn không khoa học thì lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tật. Dù trong hoàn cảnh nào thì việc cung cấp dinh dưỡng cũng rất cần thiết dù đó là lúc khỏe mạnh, ốm đau hay bệnh tật. Và đặc biệt, việc cung cấp dinh dưỡng cho đối tượng bệnh nhân là vô cùng quan trọng, điều này sẽ tác động trực tiếp đến việc điều trị bệnh cho bệnh nhân, khi đó ăn không chỉ để giữ sức khỏe mà còn là phương tiện để điều trị bệnh, Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông ngay từ thế kỷ mười sáu và mười tám đã coi trọng việc phòng và chữa bệnh bằng ăn uống [1]. Trong hơn một thập niên qua, việc điều trị bệnh theo mô hình dinh dưỡng cho thấy được ảnh hưởng tích cực trong tiến trình điều trị các bệnh lý khác nhau như điều trị các vết thương khó lành, bỏng, bệnh nhân phẫu thuật hay các bệnh mạn tính. Khi đến khám, điều trị tại các cở sở y tế, ngoài việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh thì việc cung cấp, tư vấn suất ăn hợp lý với tình trạng bệnh của bệnh nhân là việc vô cùng có ý nghĩa. Đó là thành phần thiết yếu của dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho các bệnh nhân với những bệnh lý đa dạng có thể cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách tiếp cận phương pháp dinh dưỡng trị liệu [2].
Bệnh viện ĐHYHN là 1 bệnh viện đa khoa trực thuộc Trường ĐHYHN được thành lập từ tháng 1 năm 2007 và chính thức mở cửa đón bệnh nhân tháng 8 năm 2008. Bệnh viện luôn hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bệnh nhân, do đó, dinh dưỡng cũng là 1 mục tiêu quan trọng cần được chăm sóc bên cạnh điều trị lâm sàng. Khoa dinh dưỡng lâm sàng Bệnh viện chính thức hoạt động từ tháng 9 năm 2014 và chính thức triển khai các hoạt động khám tư vấn dinh dưỡng cũng như đảm bảo suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân từ cuối năm 2014. Tuy nhiên, đến nay chưa có 1 khảo sát hay nghiên cứu nào đánh giá về nhu cầu được cung cấp suất ăn bệnh lý cũng như khám tư vấn dinh dưỡng cho cả bệnh nhân nội trú và ngoại trú tại Bệnh viện ĐHYHN.
Chính những yếu tố trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015” để đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu của bệnh nhân liên quan đến dinh dưỡng lâm sàng trong Bệnh viện ĐHYHN nhằm cung cấp những bằng chứng khoa học giúp cho việc nâng cao chất lượng khám, tư vấn vấn dinh dưỡng, chất lượng suất ăn bệnh lý của Khoa Dinh dưỡng cũng như của Bệnh viện ĐHYHN.
Nghiên cứu được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Thăm dò thực trạng, nhu cầu khám tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện ĐHYHN năm 2015.
2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị tại bệnh viện ĐHYHN năm 2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng và nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng, cung cấp suất ăn điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2015
1. Hải Thượng Lãn Ông (1971), Vệ Sinh Yếu Quyết, nxb Y học, Hà Nội, tr15-16.
2. Acedemy of Nutrition and Dietetics Medical nutriton therapy (MNT), truy cập ngày15/03/2015tạitrangwebhttp://www.stjude.org/stjude/v/index.jsp?vgnextoid =f0681976d1e70110VgnVCM1000001e0215acRCRD.
3. Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP- Trường Đại học Y Hà nội (2004), Dinh dưỡng và ATTP, NXB Y học, Hà Nội.
4. Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), “Tổ chức ăn uống trong bệnh viện và một số chế độ ăn thường gặp”, trong NXB Y học, chủ biên, Dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm, tr.116- 128.
5. Bộ môn Dinh dưỡng và ATTP – Trường Đại học Y Hà Nội (2004), ” Dinh dưỡng sức khỏe bệnh tật”, “Dinh dưỡng cho người trưởng thành”, NXB Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế – Viện Dinh dưỡng (2002), 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, NXB phụ nữ, Hà Nội.
7. Trần Thị Thuận (2007), Điều dưỡng cơ bản II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
8. Bộ Y Tế Viện Dinh Dưỡng (2002), “Một số chế độ ăn cơ bản trong bệnh viện”, trong Doãn Thị Tường Vi Nguyễn Thị Lâm, chủ biên, Dinh dưỡng lâm sàng, Hà Nội, tr. 74-115.
9. Thông tư: Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện năm 2011, Bộ Y Tế, chủ biên, Số: 08/2011/TT-BYT, Hà Nội.
10. Allision SP (1999), “Hospital Food as Treatment”, BAPEN.
11. Z Stanga (2002), “Hospital food: a survey of patients’ perceptions”, Clinical nutriton, 22(3), p.241-246.
12. S. Naithani, Kevin Thomas Je Fau – Whelan, Myfanwy Whelan K Fau – Morgan và các cộng sự., “Experiences of food access in hospital. A new questionnaire measure”, (1532-1983).
13. A. D. Barton, I. A. Beigg Cl Fau – Macdonald, S. P. Macdonald Ia Fau – Allison và các cộng sự., “High food wastage and low nutritional intakes in hospital patients”, (0261-5614).
14. L. M. Donini, S. Castellaneta E Fau – De Guglielmi, M. R. De Guglielmi S Fau – De Felice và các cộng sự., “Improvement in the quality of the catering service of a rehabilitation hospital”, (1532-1983).
15. D. DeLuco và M. Cremer, “Consumers’ perceptions of hospital food and dietary services “, (0002-8223).
16. Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh (2015), Báo cáo công tác khám chữa bệnh năm 2014, kế hoạch năm 2015, Bộ Y Tế, Hà Nội.
17. Cục Quản Lý Khám Chữa Bệnh (2010), Báo cáo điều tra đánh giá năng lực phòng chống đại dịch cúm của hệ thống bệnh viện các tuyến, Bộ Y tế, Hà Nội.
18. Nhóm đối tác Y tế Bộ Y tế (2012), Nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế Hà Nội.
19. Lương Ngọc Khuê và CS (2013), Thực trạng công tác dinh dưỡng, tiết chế trong các bệnh viện năm 2013, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế Hà Nội.
20. Phạm Văn Khôi (2011), Thực hành tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
21. Đinh Thi Kim Liên, Hoạt động của trung tâm dinh dưỡng lâm sáng, bệnh viện Bạch Mai và kết quả hỗ trợ của dự án AFINS trong thực hiện thông tư 08/2011/TT-BYT, Bệnh Viện Bạch Mai.
22. Lưu Ngân Tâm (2014), Kinh nghiệm tổ chức triển khai thông tư 08/BYT/2011 tại bệnh viện Chợ Rầy, Bệnh viện Chợ Rẫy.
23. Trường đại học KTYT Hải Dương (2010), Báo cáo hội nghị nhu cầu đào tạo kỹ thuật viên dinh dưỡng tiết chế.
24. Nguyễn Ngọc Tuấn (2014), Hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác.
25. Nguyễn Văn Út và CS (2008), “Sự hài lòng của bệnh nhân nội trú về tình hình cung cấp thức ăn của khoa dinh dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương năm 2008 “, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2010- Tập 14- Số 2, tr.115.
26. Phạm Thị Mãnh và CS, “Khảo sát sự hài lòng đối với chế độ ăn ở bệnh viện Nhi Đồng II”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2009- Tập 13- số 5, tr. 74.
27. Nguyễn Thị Thu Trang (2013), Mô tả kiến thức về chế độ ăn và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị tại bệnh viện Nối Tiết Trung Ương năm 2012-2013, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
28. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2010), Tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn uống của người bệnh cao tuổi tại Viện Lão Khoa Trung Ương, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
29. Trần Lệ Giang (2007), Nghiên cứu thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
30. Viện dinh dưỡng- Vụ điều trị (2004), Báo cáo kết quả điều tra khảo sát tình hình hoạt động của các khoa dinh dưỡng các Bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố và nhu cầu đào tạo, bổ túc về dinh dưỡng tiết chế.
31. Hammond A Kathleen M.L (2004), “Krause’s food, nutrition and diet therapy”, (11th edition), pp.515-522.
32. Lại Thị Minh Hằng (2007), Thực trạng sử dụng dịch vụ ăn uống tại bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội, Đại Học Y Hà Nội, Hà Nội.
33. Bộ Y tế (2005), Hội nghị trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng tại bệnh viện, chủ biên, Huế, tr.37-69.
34. Hoàng Thị Mai Dung (2006), “Thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tiêu chảy và viêm phổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 2(số (3+4)), tr. 170-174.
35. Hoàng Thế Yết (1998), Tình hình nuôi dưỡng người bệnh ở các bệnh viện tỉnh thành phố Hà Nội.
ATTP An toàn thực phẩm
CS Cộng sự
ĐHYHN Đại học Y Hà Nội
DTCT Diện tích cơ thể
KTYT Kỹ thuật y tế
MNT Medical Nutrition Therapy
NC Nghiên cứu
P:L:G Protid: Lipid: Glucid
STT Số thứ tự
CNVC Công nhân viên chức
NN Nông nghiệp
NH Nghỉ hưu
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Khẩu phần ăn 4
LLLĐịnh nghĩa 4
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn bình thường hợp lý 4
1.1.3. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh 6
1.2. Một số chế độ ăn bệnh lý 6
1.3. Công tác dinh dưỡng, tiết chế, cung cấp khẩu phần ăn điều trị trong bệnh viện..8
1.4. Cơ cấu tổ chức của khoa Dinh dưỡng và Tiết chế bệnh viện Đại học Y
Hà Nội 9
1.4.1. Tổ chức các hoạt động của khoa Dinh dưỡng và Tiết chế 9
1.5. Thực trạng khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp khẩu phần ăn điều trị
tại Việt Nam và trên thế giới 11
1.5.1. Trên thế giới 11
1.5.2. Tại Việt Nam 13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Địa điểm nghiên cứu 17
2.2. Thời gian nghiên cứu 17
2.3. Đối tượng nghiên cứu 17
2.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 17
2.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 17
2.4.2. Cỡ mẫu 17
2.4.3. Chọn mẫu 18
2.4.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 19
2.5. Xử lý và phân tích số liệu 20
2.6.Sai số và khống chế sai số 20
2.7.Đạo đức nghiên cứu 21
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thông tin chung của đối tượng 22
3.2. Nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn bệnh lý cho bệnh
nhân 24
3.2.1. Thực trạng khám và tư vấn dinh dưỡng 24
3.2.2. Nhu cầu sử dụng suất ăn bệnh lý của bệnh nhân 29
3.3. Kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân về việc khám, tư vấn dinh
dưỡng và cung cấp suất ăn điều trị 32
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 37
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 38
4.1.1. Tỷ lệ nam và nữ: 38
4.1.2. Tuổi của đối tượng: 38
4.1.3. Nghề nghiệp của đối tượng: 38
4.1.4. Khoa điều trị của đối tượng 39
4.2. Nhu cầu khám, tư vấn dinh dưỡng và cung cấp suất ăn bệnh lý cho bệnh nhân..39
4.2.1. Thực trạng khám, tư vấn dinh dưỡng trong bệnh viện 39
4.2.2. Thực trạng sử dụng suất ăn bệnh lý tại bệnh viện 41
4.3. Kiến thức, thực hành của bệnh nhân về khám, tư vấn dinh dưỡng và sử
dụng suất ăn bệnh lý 45
4.3.1. Kiến thức, thực hành của bệnh nhân về việc khám, tư vấn dinh
dưỡng 45
4.3.2. Kiến thức, thực hành của bệnh nhân về sử dụng suất ăn điều trị .. 46
4.4. Hạn chế nghiên cứu 47
KẾT LUẬN 48
KHUYẾN NGHỊ 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 1.1: Nhu cầu năng lượng cho trẻ dưới 10 tuổi: 4
Bảng 1.2: Nhu cầu năng lượng cho trẻ từ 10- 18 tuổi 5
Bảng 1.3: Nhu cầu năng lượng của người trưởng thành 5
Bảng 3.1: Bảng phân bố đối tượng nghiên cứu theo độ tuổi: 22
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng theo ngh ề nghiệp: 23
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng theo khoa điều trị 23
Bảng 3.4. Bảng thể hiện nhu cầu được khám, tư vấn dinh dưỡng tại các khoa…. 27
Bảng 3.5. Bảng thể hiện % bệnh nhân sử dụng suất ăn bệnh lý 29
Bảng 3.6: Bảng thống kê số lượng bệnh nhân sử dụng suất ăn điều trị
theo bốn khoa có cung cấp suất ăn bệnh lý (Nội, Ngoại, Ung bướu,
Tim mạch) 29
Bảng 3.7. Bảng thể hiện lý do bệnh nhân không sử dụng suất ăn bệnh
viện 30
Bảng 3.8: Bảng thể hiện nhu cầu sử dụng suất ăn điều trại tại các khoa
không cung c ấp suất ăn điều trị 32
Bảng 3.9. Bảng thể hiện lý do cần và không cần khám, tư vấn dinh
dưỡng của bệnh nhân 33
Bảng 3.10. Bảng thể hiện lý do cần và không cần khám và tư vấn dinh dưỡng. 35
Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng (bệnh nhân) theo gi ới: 22
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ (%) người bệnh được khám, tư vấn dinh dưỡng 24
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện tác dụng của việc khám, tư vấn dinh dưỡng
đối với bệnh nhân(cột) 25
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của bệnh nhân về việc
khám, tư vấn dinh dưỡng 26
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ thể hiện tần số bệnh nhân được khám, tư vấn dinh dưỡng . 27 Biểu đồ 3.6: Biểu đồ thể hiện tần suất mong muốn được khám và tư vấn
dinh dưỡng 28
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ thể hiện mức độ hài lòng của bệnh nhân về suất ăn
bệnh viện 30
Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện địa điểm bệnh nhân lựa chọn ăn khi không
sử dụng suất ăn của bệnh viện 31
Biểu đồ 3.9: Quan điểm về việc khám và tư vấn dinh dưỡng 32
Biểu đồ 3.10: Biểu đồ thể hiện mức độ thực hành những điều được tư
vấn dinh dưỡng của bệnh nhân 34
Biểu đồ 3.11. Biểu đồ thể hiện quan điểm của bệnh nhân về việc sử dụng
suất ăn điều trị tại bệnh viện: 34
Biểu đồ 3.12: Biểu đồ thể hiện việc sử dụng suất ăn điều trị của bệnh
nhân