Thực trạng và nhu cầu nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến Tỉnh giai đoạn 2018 – 2020

Thực trạng và nhu cầu nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến Tỉnh giai đoạn 2018 – 2020

Thực trạng và nhu cầu nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến Tỉnh giai đoạn 2018 – 2020
Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Thu Hà, Phùng Thanh Hùng, Lê Thị Hường, Nguyễn Thị Huệ, Kiều Thị Hoa
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp định lượng và định tính được thực hiện trên 18 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh/thành phố nhằm mục tiêu mô tả thực trạng và nhu cầu nhân lực y tế dự phòng sau sáp nhập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh. Kết quả cho thấy sau sáp nhập số cán bộ có chuyên ngành y chiếm 64,5%, trong đó trình độ đại học và sau đại học chỉ chiếm 56,8%. Phân bổ nhân lực tại các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh sau sáp nhập theo chức năng khoa phòng đạt 3,6% ở nhóm lãnh đạo, phòng chức năng 19,5%, phòng chuyên môn 76,9%. Kết quả định tính cho thấy đa số những cán bộ đã làm việc lâu năm đều chuyển việc hoặc điều chuyển sang vị trí khác cho phù hợp với vị trí việc làm dẫn đến tình huống là người làm quen việc nhưng chưa đúng vị trí việc làm, mà người đúng vị trí thì lại chưa làm quen việc. Nhu cầu về nhân lực tại các Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh năm 2020 có xu hướng tăng dần về mức định biên, hướng tới sự cân bằng trong cơ cấu nhân lực về cả trình độ chuyên môn và lĩnh vực công tác.

Nhân lực y tế là thành phần vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe.1 Trong công tác y tế dự phòng, vai trò của nhân lực y tế lại càng được khẳng định hơn nữa. Nghị quyết số  20-NQ/TW  ngày  25/10/2017  của  Hội  nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã xác định phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, y tế dự phòng (YTDP) là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng. Như vậy việc phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là y tế dự phòng là việc làm cần thiết.2Nhân  lực  y  tế  dự  phòng  còn  thiếu  về  số lượng, chất lượng chưa cao, số cán bộ được đào  tạo  chuyên  y  tế  dự  phòng  còn  ít;  tuyến trung ương mới đáp ứng được 77% nhu cầu, tuyến tỉnh đáp ứng được 54% nhu cầu, tuyến huyện đáp ứng 41,6% nhu cầu. Sự mất cân đối về cơ cấu và phân bố không đều nguồn nhân lực y tế thể hiện rất rõ trong lĩnh vực y tế dự phòng. Tỷ lệ nhân lực y tế dự phòng trong tổng số nhân lực ngành Y rất thấp, đặc biệt ở các khu vực phát triển, nơi có nhiều bệnh viện lớn. Số cán bộ điều trị nhiều gấp 6 lần cán bộ hệ y tế dự phòng, đây là điều bất hợp lý với phương châm  “xây  dựng  nền  y  tế  hiện  đại  theo  định hướng y học dự phòng” của nước ta.

Thực trạng và nhu cầu nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến Tỉnh giai đoạn 2018 – 2020

Leave a Comment