Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại một số cơ sở y tế thành phố Vinh tỉnh Nghệ an
Luận văn thạc sĩ y học Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại một số cơ sở y tế thành phố Vinh tỉnh Nghệ an.Từ nhiều thập kỷ nay, tai biến mạch máu não (TBMMN) luôn là một vấn đề thời sự cấp bách của y học, một thảm họa của loài người, của mọi lứa tuổi, mọi giới và mọi sắc tộc. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng cao và tăng theo tuổi. Ở các nước công nghiệp, TBMMN là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh ung thư và tim mạch. Trên toàn thế giới, mỗi năm TBMMN cướp đi sinh mạng của 4 triệu người. Số người sống sót di chứng nhẹ và vừa chiếm 50%, trong số này chỉ 26% trở lại nghề cũ, số còn lại phải chuyển nghề nên thu nhập thấp hoặc trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội [1]. Tại Việt Nam, Đặng Quang Tâm (2005), nghiên cứu dịch tễ học TBMMN tại Cần Thơ cho thấy tỉ lệ mới mắc là 29,4/100.000 dân, tỉ lệ hiện mắc là 129/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 33,53/100.000 dân [2].
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra Y học cổ truyền có giá trị đặc biệt trong hỗ trợ điều trị người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp. Theo Phan Thị Nhung (1999) điện châm có tác dụng phục hồi chức năng tốt cho người bệnh di chứng TMMMN, số người bệnh có cải thiện độ liệt là 76,7 % [3]. Theo Đỗ Hoàng Lâm (2020) điện châm các huyệt vùng đầu kết hợp thể châm cho hiệu quả điều trị chứng thất ngôn trong nhồi máu não sau giai đoạn cấp tốt hơn so với thể châm đơn thuần, nhóm nghiên cứu 86,7% bệnh nhân có cải thiện độ thất ngôn trong đó 20% loại tốt, 66,7% loại khá [4].
Vinh là thành phố thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam, trung tâm kinh tế và văn hóa lớn nhất khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam và là đầu mối quan trọng trong cửa ngõ kinh tế giữa Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Theo Dương Đình Chỉnh nghiên cứu dịch tễ học TBMMN tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2007-2008 cho thấy tỉ lệ hiện mắc TBMMN tại tỉnh là 355,9 /100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 104,7/100.000 dân, tỉ lệ tử vong là 65,1/100.000 dân và tỉ lệ tử vong trên mắc là 14,2 % [5].
Quá trình chăm sóc sau tai biến mạch máu não là một quá trình dài, liên tục cần nhiều kiên trì và cố gắng của người bệnh và bác sỹ. Có rất nhiều người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp không được chăm sóc do nhiều lý do dẫn đến tình trạng phục hồi của người bệnh kém và chậm. Thời gian chăm sóc phục hồi chức năng sau TBMMN kéo dài. Tại bệnh viện, PHCN có tính chất định hướng, người bệnh chỉ có thể ở lại bệnh viện trong giai đoạn cấp. Do vậy sẽ có những người bệnh TBMMN sau giai đoạn cấp có nhu cầu điều trị tại hộ gia đình.
Để trả lời cho câu hỏi nhu cầu của người bệnh TBMMN sau giai đoạn cấp sử dụng YHCT tại hộ gia đình, chúng tôi thực hiện đề tài “Thực trạng và nhu cầu sử dụng y học cổ truyền tại gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tại một số cơ sở y tế thành phố Vinh tỉnh Nghệ an” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp ở thành phố Vinh, Nghệ An từ năm 2018-2020.
2. Xác định nhu cầu sử dụng Y học cổ truyền tại hộ gia đình của người bệnh tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp ở thành phố Vinh, Nghệ An từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………………….3
1.1. DỊCH TỄ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO………………………………………………….3
1.1.1. Dịch tễ tai biến mạch máu não trên Thế giới…………………………………………3
1.1.2. Dịch tễ tai biến mạch máu não tại Việt Nam …………………………………………3
1.2. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI………………………….4
1.2.1. Định nghĩa………………………………………………………………………………………..4
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não……………………………………..5
1.2.3. Chẩn đoán tai biến mạch máu não. ………………………………………………………5
1.2.4. Đặc điểm chức năng bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp. ………………….6
1.2.5. Phục hồi chức năng bệnh nhân sau TBMMN. ……………………………………….7
1.3. TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN……………………..9
1.3.1. Bệnh danh…………………………………………………………………………………………9
1.3.2. Cơ chế bệnh………………………………………………………………………………………9
1.3.3. Phân loại…………………………………………………………………………………………10
1.3.4. TBMMN sau giai đoạn cấp theo YHCT ……………………………………………..11
1.3.5. Y học cổ truyền điều trị bệnh nhân TBMMN sau giai đoạn cấp. ……………11
1.3.6 Một số nghiên cứu dùng YHCT điều trị TBMMN sau giai đoạn cấp. ……..14
1.4. Y HỌC GIA ĐÌNH ……………………………………………………………………………….15
1.4.1. Khái niệm về Y học gia đình …………………………………………………………….15
1.4.2. Nguyên lý của chuyên ngành y học gia đình ……………………………………….15
1.4.3. Những chuyên môn kĩ thuật YHCT có thể thực hiện tại nhà NB TBMMN
sau giai đoạn cấp. …………………………………………………………………………………………18
1.5. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………..18
CHƯƠNG 2 ………………………………………………………………………………………………..21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……………………………………….21
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………..21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………………….21
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn …………………………………………………………………………212.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ …………………………………………………………………………..22
2.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………22
2.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………….22
2.4. CỠ MẪU …………………………………………………………………………………………….22
2.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………………………22
2.5.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………….22
2.5.2. Phương pháp tiến hành……………………………………………………………………..22
2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………26
2.7. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ………………………………………………..28
2.8. CÁC LOẠI SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC………………………………..29
2.9. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU ……………………………………………………………………29
CHƯƠNG 3…………………………………………………………………….…..32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..32
3.1. THÔNG TINH CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG …………………………………………..31
3.2. THỰC TRẠNG CỦA NGƯỜI BỆNH TBMMN ………………………………………32
3.3. NHU CẦU SỬ DỤNG YHCT TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH ………………..39
3.3.1. Nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà của NB TBMMN sau giai đoạn cấp …….39
3.3.2. Đồng ý chi trả chi phí dịch vụ YHCT tại nhà ………………………………………44
3.3.3. Mối liên quan giữa nhu cầu với các đặc điểm của người bệnh……………….44
3.3.4. Mối liên quan giữa đồng ý chi trả với các đặc điểm của người bệnh ………46
3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến………………………………………………………………….47
CHƯƠNG 4…………………………………………………………………………49
BÀN LUẬN…………………………………………………………………………49
4.1.THỰC TRẠNG NGƯỜI BỆNH TBMMN SAU GIAI ĐOẠN CẤP…………….49
4.1.1. Thông tin chung của người bệnh………………………………………………………..49
4.1.2. Đặc điểm người bệnh và phương thức điều trị …………………………………….49
4.2. NHU CẦU SỬ DỤNG YHCT TẠI NHÀ CỦA NGƯỜI BỆNH ………………..53
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU SỬ DỤNG, ĐỒNG Ý CHI TRẢ VỚI
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỆNH …………………………………………………………59
4.3.1. Mối liên quan giữa nhu cầu sử dụng YHCT tại nhà của NB với các đặc
điểm của người bệnh …………………………………………………………………………………….594.3.2. Mối liên quan giữa đồng ý chi trả chi phí dịch vụ YHCT tại nhà của NB
với các đặc điểm của người bệnh……………………………………………………………………61
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………………63
KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………..6
Nguồn: https://luanvanyhoc.com