Thực trạng và yếu tố liên quan chấn thương mắt do tai nạn giao thông tại phòng trực cấp cứu
Luận văn tốt nghiệp điều dưỡng : Thực trạng và yếu tố liên quan chấn thương mắt do tai nạn giao thông tại phòng trực cấp cứu bệnh viện mắt trung ương.Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người điều khiển phương tiện giao thông khi đang di chuyển trên đường, do vi phạm các quy tắc an toàn giao thông hay do gặp những tình huống, sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, gây nên thiệt hại nhất định về người và tài sản. Tai nạn giao thông hàng năm cướp đi sinh mạng của hơn 1,2 triệu người trên toàn cầu, 50 triệu người khác phải mang thương tật suốt đời. Phần lớn những nạn nhân này đang sống tại các nước đang phát triển Ở Việt Nam an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính bản thân mình và cho xã hội. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm, Việt Nam có tới hàng nghìn vụ tai nạn giao thông, nhiều nhất là xe máy. Tại hội nghị an toàn giao thông toàn quốc năm 2010 diễn ra ngày 28/12 tại Hà nội đã công bố số vụ TNGT trong năm qua là 14.442 vụ với 11.449 người chết và 10.663 người bị thương. So với năm trước số vụ TNGT tăng 1.788 vụ. Như vậy tình hình tai nạn giao thông diễn biến ngày càng phức tạp [7].
Nguyên nhân chính gây ra các vụ tai nạn phần lớn là do ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân như: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi đang điều khiển phương tiện giao thông, xe chở quá số người qui định, phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành sự điều khiển của đèn tín hiệu và cảnh sát giao thông… Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan không thể bỏ qua như: cơ sở hạ tầng (đường, cầu), phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo…).
Cùng với sự phát triển của xã hội,số lượng ca chấn thương nói chung cũng như chấn thương mắt nói riêng ngày càng gia tăng. Tại phòng trực cấp cứu Bệnh viện mắt trung ương gặp rất nhiều trường hợp TNGT mà chấn thương ảnh hưởng trực tiếp tại mắt. Những tai nạn thương tích tại mắt gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng thị giác, thẩm mỹ và từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần cũng như khả năng lao động của bệnh nhân. Từ trước đến nay tại bệnh viện Mắt Trung Ương chưa có nghiên cứu nào về thực trạng tai nạn thương tích tại mắt do TNGT, chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ Đánh giá thực trạng chấn thương mắt do tai nạn giao thông tại phòng trực cấp cứu Bệnh viện Mắt Trung ương”.
Mục tiêu đề tài:
Đánh giá về thực trạng chấn thương mắt do TNGT tại phòng trực cấp cứu bệnh viện Mắt Trung ương Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tai nạn thương tích tại mắt
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT ………………………………………………………………………………….. 3
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………………………. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN …………………………………………………………………………….. 7
1.1. Những hiểu biết về tai nạn giao thông: ……………………………………………………. 7
1.2. Các loại tai nạn giao thông ……………………………………………………………………… 7
1.3. Nguyên nhân và điều kiện xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ………………………. 8
1.3.1. Người điều khiển phương tiện ……………………………………………………………… 8
1.3.2. Phương tiện tham gia giao thông …………………………………………………………. 8
1.3.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông ………………………………………………………… 8
1.4. Các tai nạn thương tích tại mắt do tai nạn giao thông ……………………………….. 9
1.4.1 Chấn thương mi mắt và lệ bộ ……………………………………………………………….. 9
1.4.2. Chấn thương nhãn cầu ……………………………………………………………………….10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………14
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ……………………………………………………………………………14
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn……………………………………………………………………………14
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ……………………………………………………………………………..14
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………………….14
2.2.1 Loại hình nghiên cứu …………………………………………………………………………14
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu …………………………………………………………………….14
2.2.3 Cách thức nghiên cứu …………………………………………………………………………14
2.3. Xử lý và phân tích số liệu ……………………………………………………………………….15
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………………………………15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………………………..16
3.1. Đặc điểm bệnh nhân ………………………………………………………………………………16
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………………………….16
3.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi …………………………………………………….17
3.1.3. Đặc điểm trình độ văn hóa …………………………………………………………………18
3.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm nghề nghiệp …………………………………………19
3.2. Đặc điểm của các tai nạn: ……………………………………………………………………….20
3.2.1. Phân bố địa điểm xảy ra tai nạn…………………………………………………………..20
3.2.2 Tình trạng đội mũ bảo hiểm …………………………………………………………………20
3.2.3 Đặc điểm các nhóm phương tiện gây tai nạn …………………………………………..21
3.2.4. Tình trạng sử dụng rượu bia: ………………………………………………………………22
3.3. Đặc điểm tai nạn thương tích tại mắt: ……………………………………………………..22
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………..25
4.1. Đặc điểm bệnh nhân ………………………………………………………………………………25
4.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới ……………………………………………………………….25
4.1.2. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm tuổi …………………………………………………….25
4.1.3. Đặc điểm trình độ văn hóa ………………………………………………………………….26
4.1.4. Đặc điểm bệnh nhân theo nhóm nghề nghiệp …………………………………………26
4.2. Đặc điểm của các tai nạn: ……………………………………………………………………….26
4.2.1. Phân bố địa điểm xảy ra tai nạn…………………………………………………………..26
4.2.2 Tình trạng đội mũ bảo hiểm …………………………………………………………………27
4.2.3 Đặc điểm các nhóm phương tiện gây tai nạn …………………………………………..27
4.2.4 Tình trạng sử dụng rượu bia ………………………………………………………………..28
4.3. Đặc điểm tai nạn thương tích tại mắt ………………………………………………………28
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………..30
CHƯƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ …………………………………………………………………………31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………………..37