Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019
Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019.An toàn người bệnh là nền tảng của chất lượng trong chăm sóc sức khỏe [25]. An toàn người bệnh (ATNB) là đảm bảo cho người bệnh được an toàn trong quá trình chăm sóc, điều trị không để xảy ra các tổn thương bất ngờ (ngoài diễn tiến bệnh lý); là thiết lập hệ thống và các quy trình quản lý sao cho giảm thiểu tối đa các sai sót và gia tăng khả năng ngăn chặn kịp thời các sự cố [44].
An toàn người bệnh ngày nay đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất trong lĩnh vực y tế [59]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính ở các nước có thu nhập cao, cứ 10 bệnh nhân nhập viện thì có 1 bệnh nhân gặp phải sự cố y khoa (SCYK), trong đó 50% là các sự cố có thể phòng tránh được. Khoảng 2/3 số sự cố y khoa xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình và thấp [61]. Gánh nặng về kinh tế của việc chăm sóc y khoa không an toàn cũng rất đáng báo động. Các nghiên cứu cho thấy chi phí phụ trội gây ra do các tai biến y khoa bao gồm chi phí nằm viện lâu hơn, mất thu nhập, mất sức lao động…vào khoảng 6 đến 29 tỷ đô la Mỹ mỗi năm [59]. Nguyên nhân của các sự cố y khoa chủ yếu do lỗi hệ thống (70%) và chỉ có 30% do cá nhân người hành nghề [2].
Các nghiên cứu về an toàn người bệnh cho rằng để bảo đảm về an toàn người bệnh cần phải tiếp cận một cách có hệ thống và nâng cao tính tích cực của văn hóa tổ chức vào an toàn người bệnh (hay còn gọi là văn hóa an toàn người bệnh – VHATNB). Khảo sát thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của bệnh viện là hoạt động khởi đầu không thể thiếu giúp bệnh viện nắm bắt những suy nghĩ, thái độ và hành vi của nhân viên bệnh viện liên quan đến an toàn người bệnh. Kết quả khảo sát thực trạng văn hóa an toàn người bệnh là2 một trong những căn cứ quan trọng cho mọi hoạt động cải tiến chất lượng liên tục của bệnh viện hướng đến an toàn người bệnh [5].
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám, chữa bệnh [3], Theo đó, các bệnh viện cần xây dựng hệ thống quản lý sự cố y khoa tại đơn vị và khuyến khích nhân viên y tế tự nguyện báo cáo sự cố để từ đó có các biện pháp mang tính hệ thống trong phòng ngừa chủ động, nâng cao an toàn người bệnh. Bệnh viện Nhi Thái Bình là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến tỉnh hạng I, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình. Bệnh viện hiện đang triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế [1]. Tuy nhiên, một số hoạt động triển khai đến nay vẫn còn nhiều lúng túng trong quá trình thực hiện. Văn hóa an toàn người bệnh vẫn là một khái niệm rất mới và ít được nhắc đến trong quá trình làm việc của nhân viên y tế (NVYT), đồng thời nhân viên y tế chưa có thái độ tích cực quan tâm đến vấn đề này. Trên thực tế, chưa có khảo sát nào tại Bệnh viện Nhi Thái Bình để đánh giá về vấn đề văn hóa an toàn người bệnh trong bối cảnh các nguy cơ xảy ra sự cố luôn tồn tại, có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh và chất lượng khám, chữa bệnh.
Câu hỏi đặt ra là thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi về văn hóa an toàn người bệnh của của nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình như thế nào, có những yếu tố nào liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế trong bệnh viện. Trả lời được những câu hỏi này sẽ là căn cứ để Bệnh viện triển khai những hoạt động cải tiến phù hợp về xây dựng văn hóa an toàn người bệnh tại đơn vị. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019”.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục hộp
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………………………… 4
1.1. Một số khái niệm và thang đo sử dụng trong nghiên cứu………………….. 4
1.1.1. Sự cố y khoa………………………………………………………………………………… 4
1.1.2. An toàn người bệnh……………………………………………………………………… 6
1.1.3. Văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế……………………………… 8
1.1.4. Thang đo nghiên cứu Văn hóa An toàn người bệnh ……………………….. 9
1.2. Thực trạng về văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế trên thế
giới và Việt Nam…………………………………………………………………………… 13
1.2.1. Trên thế giới………………………………………………………………………………. 13
1.2.2. Tại Việt Nam …………………………………………………………………………….. 15
1.3. Yếu tố liên quan tới văn hóa an toàn người bệnh …………………………… 19
1.3.1. Yếu tố về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 19
1.3.2. Yếu tố hệ thống và quản lý …………………………………………………………. 20
1.3.3. Yếu tố nhân viên y tế………………………………………………………………….. 21
1.3.4. Yếu tố môi trường làm việc………………………………………………………… 22
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………. 24
2.1. Địa bàn, đối tượng, thời gian nghiên cứu ……………………………………… 24
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu…………………………………………………………………….. 242.1.2. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………………………. 25
2.1.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………. 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………………………………. 26
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………… 26
2.2.3. Các biến số nghiên cứu ………………………………………………………………. 27
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu………………………………………………………. 28
2.3. Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu …………………………………… 30
2.4. Thước đo, tiêu chuẩn đánh giá…………………………………………………….. 32
2.4.1. Thước đo …………………………………………………………………………………… 33
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá …………………………………………………………………… 33
2.5. Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………….. 34
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu…………………………………………………………… 36
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 37
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………………………….. 37
3.2. Thực trạng VHATNB của NVYT tại Bệnh viện Nhi Thái Bình………. 39
3.2.1. Kết quả khảo sát theo 12 nhóm lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh …. 39
3.2.2. 7 lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi khoa, phòng. 40
3.2.3. 3 lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi bệnh viện …… 44
3.2.4. 2 lĩnh vực về kết quả liên quan đến an toàn người bệnh………………… 46
3.2.5. Số lượng báo cáo sự cố trong 12 tháng của nhân viên…………………… 47
3.2.6. Kết quả đánh giá của nhân viên về mức độ ATNB của Bệnh viện…. 48
3.3. Một số yếu tố liên quan đến VHATNB của nhân viên y tế……………… 49
3.3.1. Các yếu tố về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu………………………… 49
3.3.2. Các yếu tố về hệ thống và quản lý……………………………………………….. 56
3.3.3. Yếu tố nhân viên y tế………………………………………………………………….. 59
3.3.4. Yếu tố môi trường làm việc………………………………………………………… 62Chƣơng 4: BÀN LUẬN……………………………………………………………………… 63
4.1. Thực trạng VHATNB của NVYT tại Bệnh viện Nhi Thái Bình………. 63
4.1.1. 07 lĩnh vực ở phạm vi khoa, phòng……………………………………………… 64
4.1.2. 03 lĩnh vực ở phạm vi toàn bệnh viện………………………………………….. 69
4.1.3. 02 lĩnh vực về kết quả liên quan đến an toàn người bệnh………………. 71
4.1.4. Số lượng báo cáo sự cố trong 12 tháng………………………………………… 73
4.1.5. Đánh giá mức độ an toàn người bệnh tại bệnh viện………………………. 73
4.2. Một số yếu tố liên quan đến VHATNB của nhân viên y tế ………………. 74
4.2.1. Các yếu tố đặc điểm của đối tượng nghiên cứu …………………………… 74
4.2.2. Yếu tố hệ thống và quản lý …………………………………………………………. 76
4.2.3. Yếu tố nhân viên y tế………………………………………………………………….. 79
4.2.4. Yếu tố về môi trường làm việc……………………………………………………. 81
4.3. Một số hạn chế của nghiên cứu ……………………………………………………. 82
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 84
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………………….. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cấu trúc 12 lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh…………………….. 32
Bảng 2.2. Mức điểm giới hạn của từng nhóm lĩnh vực VHATNB…………….. 35
Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu……………………………………….. 37
Bảng 3.2. Lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, phòng…………………………….. 40
Bảng 3.3. Lãnh đạo khoa khuyến khích an toàn người bệnh ……………………. 40
Bảng 3.4. Lĩnh vực học tập và cải tiến liên tục……………………………………….. 41
Bảng 3.5. Lĩnh vực thông tin và phản hồi về sai sót ……………………………….. 41
Bảng 3.6. Lĩnh vực cởi mở trong thông tin về sai sót ……………………………… 42
Bảng 3.7. Lĩnh vực nhân lực………………………………………………………………… 43
Bảng 3.8. Lĩnh vực hành xử không buộc tội khi có sai sót ………………………. 43
Bảng 3.9. Lĩnh vực hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện về ATNB …………………… 44
Bảng 3.10. Lĩnh vực làm việc nhóm giữa các khoa…………………………………. 45
Bảng 3.11. Lĩnh vực bàn giao và chuyển bệnh ………………………………………. 45
Bảng 3.12. Lĩnh vực nhận thức về an toàn người bệnh ……………………………. 46
Bảng 3.13. Lĩnh vực tần suất báo cáo sự cố …………………………………………… 47
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa các chức danh của đối tượng nghiên cứu với
12 lĩnh vực VHATNB…………………………………………………………. 49
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa vị trí tiếp xúc với người bệnh với 12 lĩnh vực
VHATNB………………………………………………………………………….. 50
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thâm niên công tác trong bệnh viện với 12 lĩnh
vực VHATNB……………………………………………………………………. 51
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thời gian làm việc trong tuần với 12 lĩnh
vực VHATNB…………………………………………………………………… 52
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa khoa làm việc với 12 lĩnh vực VHATNB …. 53
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với mức
độ ATNB của bệnh viện ……………………………………………………… 54
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với số
lượng báo cáo sự cố ……………………………………………………………. 5