Thực trạng văn hóa an toàn nguời bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Thực trạng văn hóa an toàn nguời bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Luận văn y học Thực trạng văn hóa an toàn nguời bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.An toàn người bệnh (ATNB) được xem là một trong những vấn đề y tế công cộng quan trọng trên toàn cầu [60, 89]. Mặc dù đã có nhiều sự tiến bộ trong hơn một thập niên qua, những tai biến có thể ngăn ngừa được trong quá trình điều trị người bệnh vẫn còn ở một tỷ lệ chưa thể chấp nhận, ở tất cả các cơ sở y tế và trên mọi quốc gia [60]. Sai sót y khoa trở thành một trong mười nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Mỹ, cao hơn tử vong do tai nạn giao thông, ung thư vú, tử vong do HIV/AIDS [64, 67].
Việc thiết lập văn hóa an toàn người bệnh (VHATNB) trong bệnh viện đóng vai trò nền tảng quan trọng [28, 60, 91]. VHATNB tích cực được xem là điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong chăm sóc sức khỏe (CSSK).

Bằng chứng cho thấy, một bệnh viện có VHATNB tốt giúp giảm chi phí điều trị, giảm các sự cố lâm sàng, nhiễm khuẩn bệnh viện, tỉ lệ sai sót trong sử dụng thuốc, tỉ lệ tái nhập viện, thời gian nằm viện, biến chứng do phẫu thuật và đặc biệt là giảm tỷ lệ tử vong [24, 29, 63, 76]. Trong khi đó đối với nhân viên y tế, VHATNB tích cực giúp cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên, gia tăng tỉ lệ báo cáo sự cố tự nguyện, cũng như giảm sự cố cho bác sĩ và điều dưỡng [2, 3, 9, 29]. Cải thiện văn hóa an toàn trong CSSK đã trở thành một chìa khóa chiến lược đang được thực hiện để cải thiện ATNB ở các quốc gia trên thế giới [30].
Đo lường VHATNB sẽ giúp lãnh đạo bệnh viện biết được những suy nghĩ, nhận thức và đánh giá của nhân viên y tế về hoạt động ATNB tại bệnh viện [20].
Năm 2017, Bệnh viện Truyền máu Huyết học đã thực hiện một cuộc khảo sát về thực trạng VHATNB trên toàn bệnh viện và ghi nhận được 03 lĩnh vực cần cải thiện: Cởi mở trong thông tin về sai sót; Nhân lực; Hành xử không buộc tội khi sai sót. Tuy nhiên, khảo sát trên chỉ mới cung cấp một bức tranh tổng quan chung mà chưa đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến VHATNB. Như vậy, việc sử dụng khảo sát văn hóa an toàn một cách riêng lẻ là một cách tiếp cận hơi hạn chế và được các nhà nghiên cứu tìm thấy chỉ cung cấp một sự hiểu biết khá hời hợt về các khía cạnh của văn hóa an toàn tổ chức [73]. Sự kết hợp của nghiên cứu định lượng và dữ2 liệu định tính được thu thập sẽ giúp cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn, hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa an toàn tại bệnh viện. Việc thu thập thêm các dữ liệu định tính này không chỉ giúp tăng thêm sự hiểu biết mà còn cũng có thể thúc đẩy mối quan hệ, uy tín và sự tham gia của nhân viên y tế trong môi trường lâm sàng. Điều này, sẽ giúp Ban lãnh đạo bệnh viện có nhiều thông tin hơn để xác định những khía cạnh có khả năng mang lại lợi ích từ cải tiến. Những dữ liệu được thu thập cũng sẽ hỗ trợ xác định các rào cản và thách thức chính phải giải quyết để cải thiện văn hóa và thực hiện can thiệp các hoạt động ATNB một cách hiệu quả.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng văn hóa an toàn nguời bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019” nhằm đánh giá được tình hình VHATNB tại bệnh viện ở thời điểm hiện tại, đồng thời so sánh sự cải thiện các lĩnh vực VHATNB có tỷ lệ trả lời tích cực thấp qua các năm, biết được các yếu tố ảnh hưởng để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục toàn diện hơn nhằm cải tiến VHATNB hướng đến một môi trường bệnh viện an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Truyền máu
Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh
viện Truyền máu Huyết học, thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………………………………………..1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ………………………………………………………………….4
1.1 Một số khái niệm………………………………………………………………………………………4
1.2 Văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện ……………………………………………….5
1.3 Sự cố y khoa và an toàn người bệnh ……………………………………………………………8
1.4 Nguyên nhân xảy ra sự cố y khoa ……………………………………………………………..10
1.5 Các công cụ khảo sát văn hóa an toàn ……………………………………………………….12
1.6 Các nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh ………………………………………….16
1.7 Giới thiệu Bệnh viện Truyền máu Huyết học ……………………………………………..23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………26
2.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………………………………26
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu……………………………………………………………..26
2.3 Thiết kế nghiên cứu…………………………………………………………………………………26
2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu……………………………………………………………27
2.5 Công cụ thu thập số liệu…………………………………………………………………………..29
2.6 Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………………………………29
2.7 Các biến số, chủ đề của nghiên cứu …………………………………………………………..32
2.8 Tiêu chuẩn thang đo đánh giá và cách tính điểm…………………………………………32
2.9 Phương pháp phân tích số liệu ………………………………………………………………….34
2.10 Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ………………………………………………………………35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………36
3.1 Đặc tính mẫu nghiên cứu …………………………………………………………………………36
3.2 Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Truyền máu huyết học ..38
3.3 . Một số yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Truyền
máu huyết học ……………………………………………………………………………………………..58
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………………………….68
4.1 Thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học
năm 2019…………………………………………………………………………………………………….68iii
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Truyền
máu Huyết học …………………………………………………………………………………………….74
KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………….83
KHUYẾN NGHỊ ………………………………………………………………………………………………….85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu định tính…………………………………………………28
Bảng 3.1: Đặc điểm dân số xã hội và nghề nghiệp của mẫu nghiên cứu (n=289)….36
Bảng 3.2: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Làm việc nhóm trong khoa
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….38
Bảng 3.3: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Học tập, cải tiến liên tục
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….39
Bảng 3.4: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Quan điểm và hành động của
Ban phụ trách khoa về ATNB (n=289)……………………………………………………………41
Bảng 3.5: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Phản hồi, trao đổi về sai sót
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….43
Bảng 3.6: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Cởi mở trong thông tin về sai
sót (n=289) ………………………………………………………………………………………………….44
Bảng 3.7: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Hành xử không buộc tội khi
sai sót (n=289)……………………………………………………………………………………………..45
Bảng 3.8: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….47
Bảng 3.9: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Làm việc theo nhóm giữa các
khoa/phòng (n=289) ……………………………………………………………………………………..48
Bảng 3.10: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Bàn giao và chuyển bệnh
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….49
Bảng 3.11: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Nhận thức về ATNB
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….51
Bảng 3.12: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Tần suất báo cáo sự cố
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….52
Bảng 3.13: Văn hoá an toàn người bệnh trong lĩnh vực Nhân lực (n=289) ………….53
Bảng 3.14: Điểm trung bình 12 lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh (n=289) …….54
Bảng 3.15: Số sự cố báo cáo của NVYT (n=289) …………………………………………….56
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa điểm số VHATNB với đặc điểm dân số xã hội và
nghề nghiệp của ĐTNC (n=289)…………………………………………………………………….58vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thời gian làm việc của nhân viên y tế (n=289)………………………………37
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Làm việc theo nhóm trong khoa
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….38
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Học tập, cải tiến liên tục
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….40
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Quan điểm và hành động của
Ban phụ trách khoa về ATNB (n=289)……………………………………………………………42
Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Phản hồi, trao đổi về sai sót
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….43
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Cởi mở trong thông tin về sai
sót (n=289) ………………………………………………………………………………………………….45
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Hành xử không buộc tội khi sai
sót (n=289) ………………………………………………………………………………………………….46
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Hỗ trợ của lãnh đạo bệnh viện
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….47
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Làm việc theo nhóm giữa các
khoa/phòng (n=289) ……………………………………………………………………………………..49
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Bàn giao và chuyển bệnh
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….50
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Nhận thức về ATNB (n=289)
…………………………………………………………………………………………………………………..51
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Tần suất báo cáo sự cố
(n=289)……………………………………………………………………………………………………….53
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực ở lĩnh vực Nhân lực (n=289) …………….54
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ ĐTNC trả lời tích cực trung bình 12 lĩnh vực văn hóa an toàn
người bệnh năm 2019 so sánh với năm 2017 (n=289)……………………………………….55
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ ĐTNC đánh giá mức độ ATNB tại khoa (n=289) ………………..5

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment