Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Luận văn Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính ở bất kì thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) [1]. Ngày nay, mặc dù kiến thức về kiểm soát NKBV ngày càng cao, kháng sinh phổ rộng ngày càng nhiều và các biện pháp kiểm soát NKBV ngày càng được tăng cường, song NKBV vẫn chưa giảm. Các điều tra liên quốc gia do các nước và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành cho thấy NKBV ở các nước Châu Âu và khu vực Thái Bình Dương là từ 7,7% đến 9% [2]. Năm 2009, ở Việt Nam, theo nghiên cứu được tiến hành tại 62 bệnh viện khu vực phía Bắc cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,8%, các vị trí, các cơ quan hay gặp NKBV là: nhiễm khuẩn phổi (41,9%): nhiễm khuẩn vết mổ (27,5%); nhiễm khuẩn tiết niệu (13,1%); các nhiễm khuẩn khác (17,5%) [3].

Có nhiều phương thức lây truyền NKBV, tuy nhiên sự lây truyền qua bàn tay nhân viên y tế (NVYT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu [4]. WHO đã khuyến cáo, rửa tay là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất để đề phòng NKBV [1]. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định vệ sinh tay với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong cơ sở y tế.
Một nghiên cứu của Thụy Sĩ cho thấy: khi tỷ lệ tuân thủ rửa tay của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 9.9% [5]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 18/2009/TT- BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên/học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải rửa tay theo quy định và theo hướng dẫn của cơ sở khám, chữa bệnh [6].
Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội là đơn vị trực thuộc Sở y tế Hà Nội. Trong những năm trước công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện đã được thực hiện và triển khai theo thông tư 18/2009/TT-BYT trong công tác chăm sóc người bệnh. Chính vì vậy, đôi tay của người điều dưỡng là rất quan trọng, là hàng đầu trong việc trực tiếp chăm sóc người bệnh. Tại bệnh viện chưa có nghiên cứu về thực trạng kiến thức về và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh đôi bày tay của điều dưỡng viên. Do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội.” với hai mục tiêu:
1.    Mô tả kiến thức về vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2014-2015.
2.    Xác định tỷ lệ tuân thủ rửa tay của những người điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội năm 2014-2015. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng về kiến thức và sự tuân thủ cơ hội vệ sinh bàn tay của người điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội
1.    Phạm Đức Mục. (2010). Vai trò vệ sinh bàn tay trong Phòng ngừa Nhiễm khuẩn bệnh viện. Tập huấn giáo viên về Vệ sinh bệnh viện., Hà Nội.
2.    Nguyễn Bích Lưu. (2010). Vệ sinh bàn tay, giải pháp đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả an toàn cho người bệnh. Thông tin Điều dưỡng, 39, 31-36
3.    Nguyễn Việt Hùng và cộng sự. (2007). Thực trang nhiễm khuẩn bệnh viện và công tác nhiễm khuẩn tại một số bệnh viện phía Bắc năm 2006¬2007. Hội nghị triển khai Thông tư 18/2009/BYT-TT về việc Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác Kiểm soát Nhiễm khuan tại các cơ sở Khám chữa bệnh, Hà Nội.
4.    David Schwegman. (2008). Prevention of Cross transmission of Microorganisms is Essential to Preventhing Outbreak of Hospital- Acquired Infections.
5.    Didier Pittet and Stesphane Hugonnet. (2000). Effectiveness of a hosptal – wide programme to improve compliance with hand hygiene. The Lancet, 356, 1307-1312.
6.    Bộ Y tế. (2009). Thông tư 18/2009/BYT – TT ngày 14 tháng 10 năm 2009 hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
7.    World health Organization.(2002). Prevention of hospital – acquired infections – Practiese Guide, 356-378.
8.    Nevin Kuzu RN, Fadime Ozer RN, and S.R.e. al. (2005). Compliance with hand hygiene and glove use in a university-Afiliated hospital. Infection control and hospital epidemiology, 312-315.
9.    Larson EL, Eke PI, and W.M.e. al. (1987). Quantity of soap as a variable in handwashing Infection control, 8, 371-375.
10.    Rotter, M.L.(2001). Argument for a alcoholic hand disinfection. Journal of Hospital Infection, 48, 53-58.
11.    Karine Barrau MD, Clarisse Rovery MD, and Michel Drancourt MD et al. (2003). Hand antiseptic; Evaluation of a sprayer system for alcohol distribution. Infection control and hospital epidemiology, 180-183.
12.    Pittet.D. (2000). Improving compliance with hand hygiene in hospital. Infection control and hospital epidemiology, 21, 381-385.
13.    Hiệp hội chống nhiễm khuẩn CLIN (Pháp), Kỹ thuật rửa tay.
14.    Nguyễn Việt Hùng, Lê Thị Thanh Thủy, Vũ Văn Giang và cộng sự. (2005). Thực trạng phương tiện vệ sinh bàn tay, nhận thức và thực hành vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại một số bệnh viện khu vực phía Bắc. Tạp chíy học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai 6/2008, 136-141.
15.    Bộ Y tế, Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện. (2003). Nhà xuất bản Y học.
16.    Nguyễn Việt Hùng. (2001). Các biện pháp tăng cường thực hành vệ sinh bàn tay trong các cơ sở y tế. Tài liệu đào tạo kiểm soát nhiêm khuẩn bệnh viện. Bệnh viện Bạch Mai.
17.    Improvement. I.f.H. (2006). How-to guide: Improving Hand hygien – A guide for improving Practies among health care workers, 3.
18.    Won SP et al. (2004). Handwashing program for the prevention of nosocomial infection in a neonatal intensive care unit.
19.    Võ Văn Tân, Lê Thị Anh Thư, and Nancy White. (2010). Liên quan giừa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện. Hội nghị khoa học lần thứ 27 của Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
20.    Bộ Y tế. (2007). Hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn. Quyết định số: 7517/ BYT-ĐTr ngày 12 tháng 10 năm 2007.
21.    Samuel M. Brown, Anna V. Lubimova, and Ntalya M. Khrustalyeva. (2003). Use of ann Alcohol-Based Hand Rub and Quality Improvement to Improve Hand Hygiene in a Rusian Neonatal Intensive Care Unit. Infection Control and Hospital Epidemiology, 172-179.
22.    Jonh M.Boyce and Didier Pittet. (2002). Guideline of hand hygiene in Health – Care setting Recomemdation of the Healthcare infection control practices advisorycommittee and HICPAC/SHEA/APIC/IDSA hand hygiene task force 2002.
23.    Akyol AD. (2007). Hand hygiene among nuresingTurkey opinions and practices, 431-437.
24.    Nonile, G., Monturio, P., et al. (2002). Healthcare personnel and hand
decontamination in intensive care units: knowledge, attitudes, and behaviorin Italy. Journal of hospital infection, 51(3), 226.
25.    Khánh. (2007). Nhân viên y tế không rửa tay khi thăm khám bệnh nhân. http://giadinh.net.vn/Home.
26.    Thái Hà. (2007). 87% nhân viên y tế không rửa tay đúng cách. Báo điện tử Việt báo. http://vietbao.vn/suc-khoe.
27.    Báo điện tử Lao động. (2007). Mời bác sĩ đến học rửa tay. http://laodong.com.vn/Home.
28.    Nguyễn Thị Bình Anh. (2007). Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của bác sĩ và điều dưỡng trong tuân thủ rửa tay thường quy tại hai bệnh viện Saint Paul và Thanh Nhàn – Hà Nội năm 2007. Y học thực hành.
29.    Trương Anh Thư. (2005). Đánh giá hiệu quả lâm sàng của hai phương pháp vệ sinh bàn tay bằng propan-ol và CHX trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, Luận văn thạc sĩy học, Học viện quân y.
30.    Nguyen Viet Hung and Truong Anh Thu et al. (2005). An efective Hand hygiene intervention in prevention of Healthcare association infections, Vietnam. International Health Cooperation Research.
31.    Đặng Thị Vân Trang, Lê Thị Anh Thư. (2010). Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới. Hội nghị Khoa học kỹ thuật, Bệnh viện Chợ Rẫy
32.    Mai Ngọc Xuân. (2010). Khảo sát thái độ và sự tuân thủ rửa tay của bác sĩ và điều dưỡng các khoa trọng điểm bệnh viện Nhi đồng 2. Hội nghị khoa học lần thứ 27 của Khoa Điều dưỡng – kỹ thuật y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
33.    Hoàng Thị Xuân Hương. (2010). Đánh giá kiến thức, thái độ và tỷ lệ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Đống Đa, Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng, Hà Nội..
34.    Walter J.Hierholze and Lennox K.Archibald. (1999). Principles of Infectious Disease Epidemiology. Hospital Epidemiology and Infection Control. Philadelphia,USA, 9-10.
35.    Khaled M and Abd Elaziz et al. (2008). Assessment of knowledge, attiude and practice of hand washing among health care worker in Ain Shams University hospital in Cairo. The Egyptian Journal of Community Medicine, 26(2), 36-48.
36.    Control Programme.(2000). Effectiveness of s hospital-wide programme to improve compiance with hand hygiene, 356, 1307-1312.
37.    Pittet D, Mourougs P, and Perneger et al. (1999). Compliance with handwashing a teaching hospital, 130, 126-130.
38.    Didier Pittet.(2002). Improving compliance with hand hygiene in hospital, 381-382.
39.    Vũ Văn Giang. (2006). Đánh giá hiệu quả lâm sàng của vệ sinh bàn tay thường quy trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, Luận văn Thạc sĩy học, Học viện quân y.
40.    Nguyễn Việt Hùng, Vũ Văn Giang, Lê Thanh Thủy và cộng sự. (2007). Nghiên cứu hiệu quả của một số biện pháp can thiệp nhằm cải thiện thực hành vệ sinh bàn tay thường quy của nhân viên y tế.
41.    Nancy A.Melville.(2011). WHO Hand – Hygiene Initiative largely Ignored. Mediscape Medical News.
42.    Bàn Thị Thanh Huyền. (2010). Đánh giá kiếm thức, thực hành tuân thủ vệ sinh bàn tay của Nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình năm 2010.
43.    Bùi Thị Kim Nhung, nguyễn Tiến Thành và cộng sự. (2009). Đánh giá sự tuân thủ rửa tay của Cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Việt Đức.
Các công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ II-2009, 61-67.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Nhiễm khuẩn bệnh viện    3
1.2.     Cơ sở khoa học của vệ sinh bàn tay    5
1.3.     Tầm quan trọng của rửa tay    8
1.4.    Các nghiên cứu về vệ sinh bàn tay của NVYT    10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    14
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    14
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    14
2.3.    Thời gian tiến hành nghiên cứu:    17
2.4.    Địa điểm nghiên cứu    17
2.5.    Phương pháp nhập và xử lí số liệu    17
2.6.    Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    17
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    18
3.1.    Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu    18
3.2.    Kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu    19
3.3 Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng viên    25
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    27
4.1.    Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    27
4.2.    Kiến thức VSBT thường quy của điều dưỡng viên    27
4.3.     Sự tuân thủ VSBT thường quy của điều dưỡng viên    29
4.4.     Mối liên quan giữa cơ hội và phương thức rửa tay của NVYT    36
KẾT LUẬN    38
KHUYẾN NGHỊ    39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi    18
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới    18
Bảng 3.3: Số cơ hội rửa tay tại các khoa lâm sàng    19
Bảng 3.4: Phân loại kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu    19
Bảng 3.5: Mối liên quan giữa điểm trung bình kiến thức và tuổi    20
Bảng 3.6: Mối liên quan giữa tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt về VSBT và
nhóm khoa lâm sàng    20
Bảng 3.7: Kiến thức của điều dưỡng viên về thực hành VSBT    21
Bảng 3.8: Nguồn cung cấp kiến thức về VSBT của đối tượng nghiên cứu …. 22
Bảng 3.9: Nhận thức của điều dưỡng viên về phương thức rửa tay    22
Bảng 3.10: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của điều dưỡng viên    25
Bảng 3.11: Sự khác biệt về tỷ lệ TTRT theo địa điểm nghiên cứu    26
Bảng 3.12: Sự khác biệt tỷ lệ TTRT theo thời gian quan sát    26
Bảng 3.13: Phương thức rửa tay thường quy của điều dưỡng viên    26 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Hình thức rửa tay có tác dụng diệt vi khuẩn tốt nhất    23
Biểu đồ 3.2: Kiến thức của điều dưỡng viên về các bước rửa tay    24
Biểu đồ 3.3: Lí do khiến điều dưỡng thường không tuân thủ RTTQ    24
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tuân thủ rửa tay theo thời điểm tiếp xúc với người bệnh    25 
ĐẶT VẤN ĐỀ

Leave a Comment