Thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015

Thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015

Luận văn Thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.Bệnh quanh răng nói chung hay viêm lợi nói riêng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, đứng hàng thứ 2 chỉ sau bệnh sâu răng. Theo điều tra sức khỏe răng miệng (SKRM) toàn quốc lần thứ 2 năm 2000 của Trần Văn Trường và Lâm Ngọc Ân, tỉ lệ viêm lợi cả nước ở độ tuổi 15 là 95,6%, ở độ tuổi 35-44 tỉ lệ là 99,26% [1]. Cùng với sự thay đổi và phát triển về điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây là sự gia tăng chế độ dinh dưỡng, việc sử dụng đường sữa, bánh kẹo nhiều hơn trong khi đó người dân chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của các bệnh về lợi. Từ đó dẫn tới hệ quả là số lượng người bị viêm lợi ngày càng gia tăng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng rất cần được quan tâm, coi trọng.

Một đối tượng có nguy cơ cao và đặc biệt dễ bị mắc các bệnh về lợi hay viêm lợi đó là phụ nữ mang thai. Tỉ lệ mắc bệnh viêm lợi khi mang thai chiếm từ 35% tới 100% (theo Loe và Silness, 1963) [2], [3], [4]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu mà một trong số đó của Offenbacher và cộng sự (1996) đã đưa ra các bằng chứng bệnh quanh răng (trong đó có bệnh lợi) ở phụ nữ mang thai là yếu tố nguy cơ quan trọng ảnh hưởng xấu tới quá trình mang thai như mẹ đẻ non dưới 37 tuần hay trẻ sinh nhẹ cân dưới 2,5kg [5]. Theo Jeffcoat thì ở những phụ nữ có viêm lợi mức độ trung bình và nghiêm trọng vào tuần thứ 21 -24 của thai kì có nguy cơ sinh non trước 37 tuần cao gấp 4 lần người có lợi khỏe mạnh và nguy cơ sinh non trước 32 tuần cao gấp 7 lần [6]. Do đó, việc chăm sóc và có được những kiến thức về sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này vẫn chưa được quan tâm và vẫn còn tồn tại những quan niệm có phần chưa đúng trong cộng đồng. Đa số các thai phụ đều có xu hướng phớt lờ sức khỏe răng miệng hoặc rất lo lắng, e ngại nếu phải can thiệp điều trị răng miệng trong khi đang mang thai nên tình trạng sức khỏe răng miệng ở phụ nữ mang thai thường không được kiểm soát tốt. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng quanh răng ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên những nghiên cứu này lại chưa được công bố nhiều ở Việt Nam.
Với mong muốn đóng góp một phần số liệu để xây dựng bức tranh chung về tình trạng bệnh quanh răng cũng như mối liên quan với kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai. Chúng tôi xin được tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015” với các mục tiêu sau:
1.    Mô tả thực trạng viêm lợi ở phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015.
2.    Mô tả mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng với thực trạng viêm lợi ở nhóm đối tượng nghiên cứu trên. 
Tài Liệu Tham Khảo Thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2015
1.    Lâm Ngọc Ân, Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2001), Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, NXB Y học Hà Nội, tr. 30-33.
2.    Laine M.A. (2002), Effect of pregnancy on periodontal and dental health: a review, Acta. Odontal. Scand. 60, pp. 257-264.
3.    D’Silva I, Tandon S. (2003), Periodontal physiology during pregnancy, Indian J. Physiol Pharmacol. 47(4), pp. 367-372.
4.    Loe. H, Silness. J, (1963), Periodontal disease in pregnancy. I. Prevalence and severity, Acta Odontol Scand. 21, pp. 533-551.
5.    Offenbacher S, Katz V, Fertik. G, Collins. J, Boyd. D, Maynor. G, et al (1996), Periodontal infection as a possible risk factor for preterm low birth weight, JPeriodontol. 67 Suppl 10, pp. 1103-1113.
6.    Jeffcoat M.K, Geurs N.C, Reddy M.S, et al (2001), Periodontal infection and preterm birth: results of a prospective study, J. Am. Dent. Assoc. 132(7), pp. 875-880.
7.    Trần Giao Hoà (2009), Phẫu thuật tạo hình nha chu, NXB đai học Quốc Gia, TP Hồ Chí Minh, tr 56-62.
8.    Trịnh Đình Hải, Lê Long Nghĩa, Đặng Thị Liên Hương và cộng sự (2013), Bệnh học quanh răng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội, tr. 9-20.
9.    Trần Thanh Hưng và cộng sự, Nha chu học tập 1, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, tr. 38-55.
10.    Hoàng Tử Hùng, Phan Thị Kim Tuyết (2006), Tình trạng nha chu của phụ nữ mang thai – nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa khu vực Cai Lậy- Tiên Giang năm 2006, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học răng hàm mặt năm 2008, Nhà xuất bản y học, tr. 81-90. 
11.    Corgel J.O (2002), Periodontal therapy in the female patient (Puberty,
menses, pregnancy and menopause),    Carranza’s    Clinical
Periodontology. W.B. Saunders Company, 9th edition, pp. 513-526.
12.    Eskinazi C, Yalcin F, Soydinc M, et al (2002), The effect of sociocultural status on periodontal conditions in pregnancy, J. Periodontol. 73(2), pp. 779-785.
13.    Nguyễn Duy Tài, Phạm Việt Thanh và cộng sự (2007), Thay đổi giải phau và sinh lý người mẹ trong lúc mang thai, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tập I, tr.82- 98.
14.    Hugoson A (1971), Gingivitis in pregnant women. A longitudinal clinical study, Odontol Revy. 22, pp. 65-84.
15.    Loe H, Silness J, (1964), Periodontal disease in pregnancy. II. Correlation between oral hygiene and periodontal condition, Acta Odontol Scand. 22, pp. 121-135.
16.    Mascarenhas P, Gapsli R, Al-Shammari K, Wang H-L (2003), Influence of sex hormones on the periodontium, Journal of Clinical Periodontology. 30, pp. 671-681.
17.    Thomas M.E, Lapp C.A, Lewis J.B (1995), Modulation by progesterone of interleukin-6 production by gingival fibroblasts, J Periodontol. 66, pp. 279-284.
18.    Engebretson S.P, Lewis M.D, Chen. J, et al (2001), Periodontal infections and pre-term bith;early findings from a cohort of young minority women in New York, Eur J Oral Sci. 109, pp. 34-39.
19.    Taani D.Q, Habashneh R, Hammad M.M, Batieha A (2003), The periodontal status of pregnant women and its relationship with socio¬demographic and clinical variables, J. of Oral Rehabilitation. 30, pp. 440-445.
20.    Sarlati F, Akhondi N, Jahanbakhsh N (2004), Effect of general health and sociocultural variables on periodontal status of pregnant woment, J. Int. Acad. Periodontol. 6(3), pp. 95-100.
21.    Machuca G, Khoshfeiz O, Lacalle R.J, Machuca C, Bullon P (1999), The influence of general health and socicultural variables on the periodontal condition of pregnant woment, J. Periodontol. 70(7), pp. 779-785.
22.    Loe H, Silness J (1966), Periodontal disease in pregnancy. III. Response to local treatment, Acta Odontol Scand. 24, pp. 747-759.
23.    Lê Bảo Trâm (2009), Khảo sát tình trạng bệnh quanh răng, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, tr. 10-20.
24.    Tilakaratne A, Soory M, Ranasinghe A.W, et al (2000), Periodontal diseases status during pregnancy and 3 months post-partum, in a rural population of Sri-Lankan women, J. Clin. Periodontol. 27, pp. 787¬792.
25.    Rakchanok N, Amporn D, Yoshida Y, Harun-Or-Rashid M, Sakamoto J (2010), Dental caries and gingivitis among pregnant and non-pregnant women in Chiang Mai, Thailand, Nagoya J Med Sci. 72(1-2), pp. 43¬50.
26.    Vermillion JR, Greene JC (1960), The oral hygiene index: A method for classifying oral hygiene status, Journal of the American Dental Association. 61, pp. 29-35.
27.    Opeodu O.I, Arowojolu M.O (2007), Effect of Social Class on the Prevalence and Severity of Periodontal Disease, Annals of ibadan postgraduate medicine. 5(1), pp. 9-10.
28.    Miyazaki H., Yamashita Y., Shirahama, et al (1991), Periodontal condition of pregnant women assessed by CPITN, J. Clin. Periodontol, Nov, 18(10), pp. 751-754.
29.    Raber-Durlacher J.E, van steenbergen T.J, Van der Velden (1994), Experimental gingivitis during pregnancy and post-partum: clinical, endocrinological and microbiological aspects, Journal of clinical Periodontology, 21, pp. 549-558.
30.    Le Duc Thuan (2002), Dental caries status, knowledge, attitude and practice in oral health among secondary schoolchildren aged 12 years old in Hai Duong city, Vietnam, Public health Mahidol University, pp. 20-30.
31.    Al-Habashneh. R, Aljundi. SH, Alwaeli. HA (2008), Survey of medical doctors’attitudes and knowledge of the association between oral health and pregnancy outcomes, Int J Dent Hygiene, 6, pp. 214-220.
 MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ     1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1.    Cấu trúc giải phẫu và chức năng của lợi    3
1.1.1.    Cấu tạo giải phẫu    3
1.1.2.    Cấu trúc mô học    4
1.1.3.    Chức năng của lợi    5
1.2.    Đặc điểm chung của viêm lợi    5
1.2.1.    Triệu chứng lâm sàng của viêm lợi    5
1.2.2.    Bệnh căn bệnh sinh của viêm lợi    6
1.3.    Viêm lợi ở phụ nữ mang thai    7
1.3.1.     Những thay đổi về giải phẫu và sinh lí của phụ nữ mang thai    7
1.3.2.     Thay đổi hormone của phụ nữ mang thai    9
1.3.3.    Nguyên nhân của viêm lợi trong lúc mang thai    9
1.3.4.    Biểu hiện của viêm lợi trên phụ nữ mang thai    11
1.3.5.    Bệnh quanh răng và nguy cơ sinh non, nhẹ cân    13
1.3.6.    Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của
phụ nữ mang thai    14
1.3.7.    Dịch tễ học viêm lợi và các yếu tố liên quan trên phụ nữ mang thai     15
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    18
2.1.    Đối tượng và thời gian nghiên cứu    18
2.2.    Phương pháp nghiên cứu    18
2.2.1.    Thiết kế nghiên cứu    18
2.2.2.    Cỡ mẫu    18
2.2.3.    Phương pháp chọn mẫu    19
2.2.4.    Các biến số nghiên cứu    19
2.3.    Các bước tiến hành nghiên cứu    20
2.3.1.    Dụng cụ, phương tiện thu thập thông tin    20
2.3.2.    Phương pháp tiến hành    21
2.3.3.    Điều tra kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc răng miệng bằng bộ
câu hỏi    24
2.3.4.    Tiến độ thực hiện    25
2.4.    Xử lí số liệu    25
2.5.    Y đức trong nghiên cứu    26
2.6.    Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục    26
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    28
3.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    28
3.2.    Tình trạng viêm lợi    29
3.3.    Tình trạng vệ sinh răng miệng theo chỉ số OHI-S và mối liên quan với
tình trạng viêm lợi    34
3.4.    Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của phụ nữ
mang thai    38
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN    45
4.1.    Bàn luận về phương pháp nghiên cứu    45
4.1.1.    Đối tượng nghiên cứu    45
4.1.2.    Phương pháp nghiên cứu    46
4.1.3.    Cách ghi nhận kết quả thăm khám và xử lí số liệu    46
4.2.    Bàn luận về kết quả nghiên cứu    46
4.2.1.    Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu    46
4.2.2.    Tình trạng viêm lợi ở phụ nữ mang thai    47
4.2.3.    Kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng    50
KẾT LUẬN    54
KIẾN NGHỊ    55
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 

Leave a Comment