TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.Chăm sóc sức khỏe sinh sản không thể bỏ qua sức khỏe tình dục. Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “Sức khỏe tình dục là một bộ phận của sức khỏe sinh sản. Sức khỏe tình dục là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tình cảm, tinh thần và quan hệ xã hội liên quan đến tình dục, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh tật, không rối loạn chức năng hay không yếu ớt. Sức khỏe tình dục đòi hỏi cách tiếp cận tích cực và tôn trọng trong quan hệ tình dục cũng như khả năng hưởng thụ tình dục an toàn mà không bị ép buộc, không bị phân biệt đối xử và không bị bạo hành” [133].
TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đáp ứng tình dục của người phụ nữ kết hợp các kích thích về cảm xúc lẫn thể xác [102]. Rối loạn tình dục (RLTD) nữ là một vấn đề sức khoẻ, phụ thuộc nhiều yếu tố như sinh học, y học, tâm lý, văn hoá xã hội, chính trị, kinh tế và mối quan hệ với bạn tình [73]. RLTD nữ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ cũng như hạnh phúc gia đình.
Theo các nghiên cứu đã công bố, tỉ lệ RLTD nữ dao động từ 24,4% đến 82,2% [70][127], tùy thuộc lứa tuổi, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, cách lấy mẫu, tiêu chuẩn chẩn đoán [127]. Các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành ở các nước châu Âu, châu Mỹ. Tại các nước Đông Nam Á, tình dục nữ là một lĩnh vực còn mới mẻ, kể cả với các bác sĩ làm công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản [84][113][114]. Sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển họp tại Cairo năm 1994, Việt Nam đã thực hiện một loạt các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản [2], nhưng việc chăm sóc sức khỏe tình dục chưa được đề cập nhiều và RLTD nữ mới có vài số liệu riêng lẻ [9][8][15].
Bệnh viện Từ Dũ đã triển khai Đơn vị Tư vấn Tình dục từ tháng 10/2008 và số lượng khách hàng ngày càng tăng, với 68 lượt năm 2009 đến 212 lượt trong năm 2014 [1]; trong số này hơn 90% đang độ tuổi sinh đẻ [15].TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực tế, nhiều khách hàng đã tìm lại được cảm giác hạnh phúc và thoả mãn với cuộc sống tình dục sau khi được tư vấn và hướng dẫn biện pháp can thiệp phù hợp.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Phụ nữ tuổi sinh đẻ (18-49 tuổi) đã có chồng, cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh theo thống kê năm 2011, là gần một triệu hai trăm người [11]. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống toàn diện cho người phụ nữ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tìm hiểu cuộc sống tình dục của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ xác định tỉ lệ RLTD nữ và các yếu tố có liên quan RLTD nữ. Phụ nữ tuổi sinh đẻ còn một quá trình sống và đóng góp rất dài; nếu phát hiện và tư vấn can thiệp kịp thời thì hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống được phát huy tốt nhất. Hệ thống chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ Y tế Việt nam đang quản lý và chăm sóc phụ nữ tuổi sinh đẻ nên quá trình chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn.
Câu hỏi nghiên cứu: TỈ LỆ RỐI LOẠN TÌNH DỤC VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tỉ lệ RLTD ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tại TPHCM là bao nhiêu và các yếu tố nào ảnh hưởng đến RLTD nữ?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ rối loạn tình dục ở phụ nữ tuổi sinh đẻ thành phố Hồ Chí Minh.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn tình dục của phụ nữ tuổi sinh đẻ.
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐỀ TÀI
1. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn (2014). Tỉ lệ rối loạn tình dục và các yếu tố liên quan ở phụ nữ tuổi sinh sản tại TP Hồ Chí Minh 2013. Tạp chí phụ sản, 12 (4), 2014, tr. 48-51.
2. Ngô Thị Yên, Võ Minh Tuấn (2015). Vai trò của tư vấn đối với các hình thái rối loạn tình dục của phụ nữ tuổi sinh sản TP Hồ Chí Minh. Y học TP Hồ Chí Minh, tập 19, phụ bản số 1, 2015, tr. 163-167.
access to reproductive health: conceptual and practical considerations and related indicators”; pp. 48-56.
134. World Health Organization 2009. Report of a technical consultation on
sexual health. “Defining sexual health”; pp. 9-12.
135. World Health Organization 2010. Measuring sexual health: Conceptual and
practical considerations and related indicators. “Sexual behavior”; pp. 69-75.
136. Wylomanski S, Bouquin R, Philippe HJ, Poulin Y, Hanf M, Dreno
B, Rouzier R, Quereux G. (2014). ‘Psychometric properties of the French Female Sexual Function Index (FSFI)”. Qual Life Res.; 2(2): pp. 153-157.
137. Yanez D, Castelo-Branco C et al (2006). “Sexual dysfunction and related
risk factors in a cohort of middle-aged Ecuador women”. J ObstGyn26 (7); pp. 482-86.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Sơ lược lĩnh vực nghiên cứu tình dục nữ 4
1.2. Chu kỳ đáp ứng tình dục nữ 6
1.3. Định nghĩa và phân loại RLTD nữ 7
1.4. Công cụ đánh giá RLTD nữ 9
1.5. Tác động RLTD lên chất lượng cuộc sống và sức khỏe phụ nữ 18
1.6. Nguyên nhân và điều trị RLTD nữ. Vai trò của tư vấn 20
1.7. Tình hình nghiên cứu về RLTD nữ 28
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Phương pháp nghiên cứu 35
2.2. Phương pháp thu thập số liệu 36
2.3. Phương pháp xử lý số liệu 57
2.4. Y đức ‘ 57
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 59
3.2. Đặc điểm RLTD của đối tượng nghiên cứu 66
3.3. Các yếu tố liên quan với RLTD nữ 72
3.4. Tư vấn cải thiện mức độ các hình thái RLTD 77
Chương 4: BÀN LUẬN 79
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 79
4.2. Tỉ lệ RLTD nữ. .7 89
4.3. Các yếu tố liên quan RLTD nữ 104
4.4. Tư vấn cải thiện mức độ các hình thái RLTD nữ 111
4.5 Điểm mạnh của nghiên cứu 112
4.6 Hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục 115
4.7 Giá trị ứng dụng của đề tài 116
4.8 Hướng nghiên cứu tiếp theo 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 117
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1. Thư ngỏ
Phụ lục 2. Thông tin giới thiệu nghiên cứu
Phụ lục 3. Phiếu tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4.Bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 4b. Câu hỏi tự điền
Phụ lục 5. Phiếu ghi kết quả khám phụ khoa
Phụ lục 6. Bộ câu hỏi chức năng tình dục nữ (FSFI)
Phụ lục 7. Bảng tự đánh giá mức độ RLTD
Phụ lục 8. Tư vấn can thiệp cho từng hình thái RLTD nữ
Phụ lục 9. Công văn đồng ý của Sở Y tế TPHCM
Phụ lục 10. Công văn chấp thuận của Hội đồng y đức
Phụ lục 11. Một số hình ảnh trong quá trình nghiên cứu
Phụ lục 12. Địa điểm lấy mẫu ngẫu nhiên tại TPHCM
Phụ lục 13. Tờ rơi truyền thông về RLTD nữ
Phụ lục 14. Chọn cụm nghiên cứu theo phương pháp PPS
Phụ lục 15. Số liệu nghiên cứu đã mã hóa
Phụ lục 16. Công thức tính cỡ mẫu đánh giá hiệu quả tư vấn
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ
Tiếng Việt
CTC Cổ tử cung
DV Dịch vụ
KHGĐ Kế hoạch gia đình
KRLTD Không rối loạn tình dục
KTC Khoảng tin cậy
NCKH Nghiên cứu khoa học
PT Phổ thông
QHTD Quan hệ tình dục
RLTD Rối loạn tình dục
SKSS Sức khoẻ sinh sản
SKTD Sức khỏe tình dục
SV Sinh viên
TD Tình dục
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TSM Tầng sinh môn
CÁC THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Bộ câu hỏi chức năng tình dục nữ
Bộ câu hỏi vê chat lượng cuộc sống
tình dục của người nữ
Các thuốc ức chế chọn lọc dung nạp
serotonin
Chỉ số quốc tế vê chức năng cương
Chỉ số khối cơ thể
Chụp cộng hưởng từ
Cơ quan Kiểm soát Thuốc và Thực
phẩm (Hoa kỳ)
Chứng nghiệm sàng lọc ung thư CTC
Rối loạn chức năng cương
Rối loạn giảm ham muốn tình dục
Rối loạn phấn khích tình dục nữ Rối loạn vê đạt khoái cảm nữ Tổ chức Y tế Thế giới Văn phòng khu vực Tây Thái Bình Dương
Viện Nghiên cứu Đái tháo đường quốc tế
Xác suất chọn tỉ lệ theo cỡ dân số
Female Sexual Function Index (FSFI) Sexual Quality of Life-Female (SQLF)
Selective Serotonin Reuptake Inhibitors (SSRIs)
International Index of Erectile Function (IIEF)
Body Mass Index (BMI)
Magnetic Resonance Imaging (MRI) Food and Drug Administration (FDA)
Visual Inspection with Acetic acid (VIA) Erectile Dysfunction (ED)
Hypoactive Sexual Desire Disorder (HSDD)
Female Sexual Arousal Disorder (FSAD) Female Orgasmic Disorder (FOD)
World Health Organization (WHO) Western Pacific Regional Office (WPRO)
International Diabetic Institute (IDI) Probability Proportional to Size (PPS)
DANH MỤC CÁC BẢNG Trang
Bảng 1.1 Các công cụ đánh giá chức năng tình dục nữ 12
Bảng 1.2 Bảng tính điểm số FSFI 14
Bảng 2.1 Danh sách các cụm được chọn tham gia nghiên cứu 37
Bảng 2.2 Độ tin cậy của bộ câu hỏi FSFI 43
Bảng 2.3 Bảng đánh giá BMI 56
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu nghiên cứu 60
Bảng 3.2 Đặc điểm sản phụ khoa của mẫu nghiên cứu 61
Bảng 3.3 Đặc điểm người chồng của mẫu nghiên cứu 63
Bảng 3.4 Tỉ lệ các hình thái RLTD chuyên biệt 65
Bảng 3.5 Tỉ lệ kết hợp các hình thái RLTD 67
Bảng 3.6 Liên quan giữa các hình thái RLTD 68
Bảng 3.7 Mối liên quan yếu tố nhân khẩu học với RLTD 69
Bảng 3.8 Mối liên quan yếu tố sản phụ khoa với RLTD 70
Bảng 3.9 Mối liên quan yếu tố đặc điểm chồng với RLTD 73
Bảng 3.10 Phân tích đa biến mối liên quan các yếu tố với RLTD 74
Bảng 3.11. Các yếu tố nguy cơ đối với RLTD nữ 76
Bảng 3.12. So sánh sự cải thiện mức độ RLTD trước và sau tư vấn 77
Bảng 4.1 Tỉ lệ RLTD nữ theo các nghiên cứu dùng FSFI 90
Bãng 4.2.So sánh tỉ lệ các hình thái RLTD chuyên biệt 94
Bảng 4.3 Tỉ lệ hình thái thiếu chất nhờn âm đạo ở một số nghiên cứu.. 101
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 2.1 Tóm tắt các bước thu thập số liệu 52
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ RLTD chung của mẫu nghiên cứu 65
Biểu đồ 3.2 Phân bố các hình thái RLTD theo nhóm tuổi 67
Biểu đồ 4.1 So sánh tỉ lệ RLTD chung giữa các nghiên cứu 91
Nguồn: https://luanvanyhoc.com