Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi và nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc tại khoa Lão bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy
Luận văn chuyên khoa 2 Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi và nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc tại khoa Lão bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy. Già hóa dân số là hiện tượng mang tính chất tòa cầu, số lượng người cao tuổi (NCT) trên thế giới gia tăng nhanh ở hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ năm 2000 đến năm 2050, theo dự báo số lượng người ≥ 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% lên 22%. Số NCT sẽ tăng từ 900 triệu vào năm 2015 lên 1400 triệu người vào năm 2030 và 2100 triệu người vào năm 2050. Vào năm 2050, số lượng NCT ở châu Âu sẽ chiếm 34% dân số, trong khi đó Châu Mỹ La Tinh và Châu Á thì số lượng NCT chiếm 25% dân số [109]. Việt Nam cũng không ngoại lệ, theo kết quả điều tra về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình, số lượng người ≥ 60 tuổi ở Việt Nam vào năm 2011 là 8,65 triệu người, chiếm 10% dân số. Với số liệu này, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số [15].
Già hóa dân số làm thay đổi mô hình bệnh tật ở NCT, chuyển sang các bệnh lý mạn tính không lây trong đó có bệnh lý sa sút trí tuệ (Sa sút trí tuệ). Sa sút trí tuệ là bệnh lý đặc trưng cho sự thoái hóa thần kinh ở NCT. Sa sút trí tuệ có nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân chính là bệnh Alzheimer, Sa sút trí tuệ mạch máu, bệnh thoái hóa thùy trước trán và Sa sút trí tuệ thể Lewy (LBD) [56]. Sa sút trí tuệ là một gánh nặng ở trong công tác chăm sóc và điều trị sức khỏe NCT bởi vì tỉ lệ mắc Sa sút trí tuệ tăng gấp đôi mỗi năm 5 năm sau 60 tuổi [90]. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, năm 2015 có khoảng 47 triệu người mắc Sa sút trí tuệ trên toàn thế giới, con số này dự đoán sẽ tăng lên 75 triệu người vào năm 2030 và sẽ đạt 132 triệu vào năm 2050. Ước tính rằng cứ mỗi năm có 9,9 triệu người mắc Sa sút trí tuệ và cứ 3 giây thì có một người mắc Sa sút trí tuệ trên thế giới [110]. Năm 2010, 58% tất cả những người Sa sút trí tuệ sống ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình, với tỉ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 63% vào năm 2030 và 71% vào năm 2050 [90]. Đây thật sự là một thách thức cho nền y tế của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, cùng với sự già hóa dân số thì bệnh lý Sa sút trí tuệ cũng gia tăng trong thời gian gần đây. Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Tuấn tại cộng đồng cho thấy, tỉ lệ Sa sút trí tuệ ở NCT tại cộng đồng chiếm 4,24% dân số [28]. Nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Bích Hà và cộng sự tại phòng khám lão khoa thì tỉ lệ Sa sút trí tuệ ở những NCT điều trị ngoại trú là 22,2% [4]. Đồng thời, tỉ lệ Sa sút trí tuệ ở những NCT điều trị nội trú cao hơn các đối tượng khác, trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thanh Thảo và cộng sự thực hiện tại NCT điều trị tại khoa Lão – BV Nhân Dân Gia Định thì tỉ lệ Sa sút trí tuệ là 36,3% [22]. Trong các tiêu chuẩn chẩn đoán Sa sút trí tuệ thì tiêu chuẩn DSM 5 của Hội tâm thần học Hoa Kỳ đưa ra đã được nghiên cứu nhiều trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây.
Sa sút trí tuệ là một bệnh lý mạn tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, hạn chế hoạt động chức năng, tử vong đối với bệnh nhân NCT mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người chăm sóc bệnh nhân Sa sút trí tuệ. Đặc biệt ở NCT với đặc điểm đa bệnh, đa thuốc và sự hiện diện của hội chứng lão hóa nên nếu có thêm bệnh lý Sa sút trí tuệ thì gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân NCT mắc Sa sút trí tuệ sẽ tăng lên.
Theo báo cáo của Alzheimer’s Disease International năm 2019, khi khảo sát trên đối tượng người chăm sóc bệnh nhân Sa sút trí tuệ thì 52% cảm thấy ảnh hưởng đến sức khỏe, 49% bị ảnh hưởng đến công việc và 62% bị ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội [32]. Trong nghiên cứu của tác giả Chiêm Thị Ngọc Minh và cộng sự trên đối tượng là người chăm sóc bệnh nhân Sa sút trí tuệ tại BV ĐHYD TP HCM thì có đến 67,7% người chăm sóc cảm thấy căng thẳng và 74,2% ảnh hưởng đến sức khỏe
Tại Việt Nam, trong thời gian qua bệnh lý Sa sút trí tuệ đã được nghiên cứu khảo sát tỉ lệ, các yếu tố liên quan và kiến thức, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc bệnh nhân cao tuổi mắc Sa sút trí tuệ, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này tập trung ở các thành phố (TP) lớn như Hà Nội, TP HCM, các nghiên cứu tại các BV ở tỉnh, tuyến dưới còn hạn chế. Bệnh viện (BV) Đa khoa khu vực Cai Lậy là bệnh hạng II thuộc miền Tây Nam Bộ, được giao nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân khu vực phía tây của tỉnh Tiền Giang, ngoài ra BV thăm khám và điều trị cho người dân một số huyện lân cận của các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Long An và Đồng Tháp. Tại BV đã có khoa Lão tuy nhiên chưa có nghiên nào về Sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi. Từ những thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Tỉ lệ sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi và nhu cầu hỗ trợ của người chăm sóc tại khoa Lão bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy” với 3 câu hỏi:
1. Tỉ lệ Sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức nhẹ ở bệnh nhân cao tuổi theo tiêu chuẩn DSM 5 tại BV Đa khoa khu vực Cai Lậy là bao nhiêu?
2. Những yếu tố nào liên quan đến Sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi?
3. Sự hiểu biết của người chăm sóc bệnh nhân Sa sút trí tuệ về Sa sút trí tuệ như thế nào?
Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của Sa sút trí tuệ đến họ là bao nhiêu? Và người chăm sóc bệnh nhân Sa sút trí tuệ có hay không nhu cầu được hỗ trợ
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANG MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………………………………. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………………….. 5
1.1. Già hóa dân số và SSTT……………………………………………………………………………5
1.2. Một số yếu tố nguy cơ của SSTT……………………………………………………………..12
1.3. Chẩn đoán SSTT ……………………………………………………………………………………16
1.4. Kiến thức về SSTT, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh
nhân SSTT…………………………………………………………………………………………………..22
1.5. Tổng quan về những nghiên cứu trong và thế giới có liên quan đến đề tài
nghiên cứu …………………………………………………………………………………………………..26
1.6. Tổng quan về khoa Lão BV Đa khoa khu vực Cai Lậy……………………………….29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 31
2.1. Thiết kế nghiên cứu………………………………………………………………………………..31
2.2. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………………………………..31
2.3. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………………………31
2.4. Đối tƣợng nghiên cứu……………………………………………………………………………..31
2.5. Phƣơng pháp chọn mẫu…………………………………………………………………………..32
2.6. Định nghĩa biến số nghiên cứu…………………………………………………………………33
2.7. Kiểm soát sai lệch ………………………………………………………………………………….41
2.8. Quản lý và xử lý số liệu ………………………………………………………………………….41
.
.2.9. Đạo đức nghiên cứu ……………………………………………………………………………….42
2.10. Sơ đồ nghiên cứu………………………………………………………………………………….42
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU …………………………………………… 44
3.1. Đặc điểm dân số xã hội của dân số nghiên cứu ………………………………………….44
3.2. Tỉ lệ SSTT của những bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại BV Đa khoa khu
vực Cai Lậy …………………………………………………………………………………………………47
3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SSTT ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị
nội trú tại BV Đa khoa khu vực Cai Lậy …………………………………………………………52
3.4. Kiến thức về SSTT và nhu cầu hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh nhân có SSTT
tại khoa Lão BV Đa khoa khu vực Cai Lậy……………………………………………………..55
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 60
4.1. Đặc điểm về dân số xã hội của đối tƣợng nghiên cứu …………………………………60
4.2. Tỉ lệ SSTT và suy giảm nhận thức của những bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú
tại BV Đa khoa khu vực Cai Lậy……………………………………………………………………67
4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng SSTT ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị
nội trú tại BV Đa khoa khu vực Cai Lậy …………………………………………………………72
4.4. Kiến thức về SSTT, gánh nặng và nhu cầu hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh
nhân SSTT tại khoa Lão BV Đa khoa khu vực Cai Lậy…………………………………….77
4.5. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu …………………………………………………….83
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 85
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỘ CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨ
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Những thay đổi về cấu trú của não theo quá trình lão hoa…………………….7
Bảng 1.2: Các nguyên nhân SSTT ……………………………………………………………………9
Bảng 1.3: Tỉ lệ SSTT theo nhóm tuổi và giới ở Anh…………………………………………10
Bảng 1.4: Liệt kê thuật ngữ tƣơng đƣơng chẩn đoán theo DSM IV và DSM 5. ……21
Bảng 1.5: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhận thức thần kinh nặng theo DSM 5 …21
Bảng 1.6: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng thần kinh nhẹ theo DSM 5…..22
Bảng 1.7: Bảng câu hỏi đánh giá kiến thức ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT……..23
Bảng 1.8: Tổng hợp những nghiên cứu trên thế giới có liên quan đến đề tài………..27
Bảng 1.9: Tổng quan về những nghiên cứu trong nƣớc có liên quan đến đề tài ……29
Bảng 2.1: Liệt kê biến số nền của nghiên cứu ………………………………………………….33
Bảng 2.2: Liệt kê biến số bệnh đông mắc của đối tƣợng nghiên cứu …………………..34
Bảng 2.3: Hoạt động chức năng IADL ……………………………………………………………35
Bảng 2.4: Tiêu chuẩn chẩn đoán suy giảm nhận thức nhẹ – rối loạn chức năng thần
kinh theo DSM 5 ………………………………………………………………………………………….37
Bảng 2.5: Tiêu chuẩn chẩn đoán SSTT – rối loạn nhận thức thần kinh nặng theo
DSM 5. ……………………………………………………………………………………………………….38
Bảng 2.6: Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT…………39
Bảng 2.7: Nhu cầu hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT ………………………..40
Bảng 3.1: Phân bố về tuổi và giới của đối tƣợng nghiên cứu (n=355) …………………44
Bảng 3.2: Phân bố trình độ học vấn của đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính (n=355)
…………………………………………………………………………………………………………………..45
Bảng 3.3: Phân bố nơi sinh sống của đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính (n=355) 45
Bảng 3.4: Tỉ lệ một số bệnh lý thƣờng gặp của đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính
(n=355)……………………………………………………………………………………………………….46
Bảng 3.5: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo tuổi và nhóm tuổi (n=355) …47
Bảng 3.6: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo giới tính (n=355)………………48
Bảng 3.7: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo từng mức học vấn (n=355)…48
.
.Bảng 3.8: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo trình độ học vấn (n=355) …..49
Bảng 3.9: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo nơi sinh sống (n=355) ……….49
Bảng 3.10: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo bệnh THA (n=355) …………50
Bảng 3.11: Tỉ lệ SSTT của đối tƣợng nghiên cứu theo bệnh tim mạch (n=355)……50
Bảng 3.12: Mô hình hồi quy logistic đơn biến các yếu tố liên quan đến tình trạng
SSTT của đối tƣợng nghiên cứu (n=355)…………………………………………………………52
Bảng 3.13: Mô hình hồi quy logistic đa biến các yếu tố liên quan đến tình trạng
SSTT của đối tƣợng nghiên cứu (n=355)…………………………………………………………53
Bảng 3.14: Tổng hợp trả lời về kiến thức của ngƣời chăm sóc bệnh nhân có SSTT
(n=87)…………………………………………………………………………………………………………55
Bảng 4.1: So sánh tỉ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú với một số nghiên
cứu trong nƣớc …………………………………………………………………………………………….68
Bảng 4.2: So sánh tỉ lệ SSTT ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú với một số nghiên
cứu trên thế giới …………………………………………………………………………………………..69
Bảng 4.3: So sánh tỉ lệ suy giảm nhận thức nhẹ ở đối tƣợng NCT điều trị một số
nghiên cứu trong nƣớc và thế giới ………………………………………………………………….71
Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ có kiến thức đúng ở từng câu hỏi…………………………………..77
Bảng 4.5: So sánh mức kiến thức về SSTT của ngƣời chăm sóc ………………………..79
.
.DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Phân bố dân số cao tuổi năm 2009 và 2019 ở Việt Nam. ……………………….6
Biểu đồ 1.2: Dự báo số lƣợng ngƣời SSTT ở quốc gia có thu thập cao và trung thấp,
thấp trên toàn thế giới……………………………………………………………………………………………11
Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ SSTT ở những bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại BV Đa khoa
khu vực Cai Lậy (n=355)………………………………………………………………………………………47
Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ các kiến thức đúng của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT (n=87)….56
Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ mức kiến thức của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT (n=87)………..56
Biểu đồ 3.4: Mức độ căng thẳng của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT (n=87) ………..57
Biểu đồ 3.5: Mức độ ảnh hƣởng đến sức khỏe của những ngƣời chăm sóc bệnh nhân
SSTT (n=87) ………………………………………………………………………………………………………..57
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ có nhu cầu hỗ trợ của ngƣời chăm sóc bệnh nhân có SSTT (n=87).58
Biểu đồ 3.7: Phƣơng tiện học tập về SSTT của ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT
(n=87)………………………………………………………………………………………………………………….58
Biểu đồ 3.8: Đối tƣợng ngƣời chăm sóc bệnh nhân SSTT cần hỗ trợ (n=87)…………….59
Biểu đồ 3.9: Dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân SSTT mà ngƣời chăm sóc cần (n=87) ………….5
Nguồn: https://luanvanyhoc.com