TỈ LỆ STRESS VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỈ LỆ STRESS VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TỈ LỆ STRESS VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thái Sang*, Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Stress có tác động tích cực, cũng là chất kích thích giúp chúng ta nỗ lực hơn để vượt qua thử thách và đạt mục tiêu. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn, stress sẽ gây tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Tỉ lệ sinh viên y khoa được chẩn đoán trầm cảm, lo âu tương đối cao. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm và chiến lược ứng phó với stress của sinh viên ngành Y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu và đưa ra các can thiệp phù hợp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên 381 sinh viên Y học dự phòng tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ câu hỏi tự điền được thiết kế gồm 3 phần chính nhằm đánh giá các dấu hiệu stress (thang đo DASS-21), chiến lược ứng phó khi gặp stress (CSI) và các yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội có liên quan đến việc lựa chọn các chiến lược ứng phó với stress.  

Kết quả: Tỉ lệ sinh viên có dấu hiệu stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 45,5%;63,0%;49,6%. Khi gặp stress, sinh viên Y học dự phòng có khuynh hướng lựa chọn chiến lược ứng phó “Cấu trúc lại nhận thức” và ít khi chọn “Bộc lộ cảm xúc”. Sinh viên nữ thường xuyên sử dụng các chiến lược ứng phó “Tìm kiếm chỗ dựa xã hội” hơn so với các sinh viên nam.

Kết luận: Tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên Y học dự phòng khá cao. Phần lớn sinh viên lựa chọn các chiến lược mang tính tích cực để ứng phó với stress. Khi xây dựng các chương trình can thiệp, nhà trường cần lưu ý đến các yếu tố cá nhân, yếu tố gia đình, yếu tố xã hội.

Stress là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần thu hút nhiều nhà nghiên cứu, đặc biệt là trong môi trường Y khoa, nơi tỉ lệ sinh viên bị stress nhiều nhất(1). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng stress trên thế giới ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu lĩnh vực Y tế công cộng tại Mỹ nhận định rằng có đến 90% các bệnh tật và rối loạn sức khỏe tại Mỹ có liên quan đến stress. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Hàn Quốc ghi nhận rằng tự tử là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở thanh thiếu niên Hàn Quốc, trong đó căng thẳng trong học tập là một yếu tố nguy cơ chính và có liên quan với trầm cảm(2). Ở Việt Nam, báo cáo của Viện Tâm Thần Trung Ương vào năm 2013 cho thấy tỉ lệ người có rối loạn tâm thần ở Việt Nam chiếm 15- 20% dân số.

TỈ LỆ STRESS VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG, ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Leave a Comment