Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017

Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017

Luận văn thạc sĩ y tế công cộng Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.Thừa cân, béo phì (TC/BP) đang gia tăng rất nhanh, là cảnh báo sức khoẻ cho toàn cầu. Vấn đề này xảy ra không chỉ ở các nước phát triển mà còn là “gánh nặng kép” cho các nước đang phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TC/BP trên thế giới đã tăng hơn gấp đôi so với năm 1980. Năm 2014 có 39% người trưởng thành bị thừa cân và 13% là béo phì [79]. WHO kêu gọi các quốc gia có hành động phòng chống góp phần giảm gánh nặng y tế. Những chương trình cộng đồng định hướng cho việc dự phòng TC/BP tạo ra một môi trường thuận lợi cho những thói quen dinh dưỡng có lợi và sự hoạt động thể lực nhiều hơn cho cả cộng đồng [73].
Theo điều tra của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010, tỉ lệ phụ nữ tuổi trung niên (từ 40-59 tuổi) chiếm số lượng khá lớn là 24,9% trong cơ cấu dân số [13]. Phụ nữ đến giai đoạn tuổi trung niên, sự thay đổi yếu tố sinh học và hóc môn ảnh hưởng đến việc phân bố chất béo có thể làm tăng nguy cơ hoặc làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh béo phì đối với sức khoẻ[38]. Nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành cho thấy tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ cao hơn nam giới, thành thị cao hơn nông thôn và tăng dần theo tuổi đặc biệt ở nhóm tuổi trung niên[10], [31], [46], [63]. Phụ nữ thừa cân, béo phì dễ bị đái tháo đường (ĐTĐ), tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú sau mãn kinh và ung thư nội mạc tử cung. Tình trạng béo bụng hay béo trung tâm ở phụ nữ còn liên quan mạnh đến hội chứng chuyển hoá và hội chứng buồng trứng đa nang[36],[40].


Nghiên cứu tại Brazil và Iran cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ tuổi trung niên (40-60 tuổi) là 66,0% và 80,8%[39], [57]. Một số nghiên cứu khác cho thấy TC/BP ở phụ nữ còn có liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng, tình trạng hoạt động thể chất, kinh tế xã hội, trình độ học vấn và thu nhập[30], [36], [44], [57].2
Việt Nam với quá trình đô thị hóa làm cho bữa ăn người dân phong phú và đa dạng hơn, chứa nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tăng tiêu thụ các nguồn tinh bột chế, giảm tiêu thụ chất xơ, đồng thời giảm các hoạt động thể lực, tăng thời gian hoạt động tĩnh tại dẫn đến tăng nguy cơ về TC/BP và các bệnh mạn tính không lây khác [9]. Chính vì thế tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ trung niên đang ngày càng gia tăng, năm 1999 tỷ lệ TC/BP phụ nữ trung niên sống ở thành thị là 18,0% tăng lên 49,5% (nhóm 40-49 tuổi) và 55,5% (nhóm tuổi 50-59 tuổi) vào năm 2004. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế-xã hội thì tỉ lệ này đang có xu hướng gia tăng tại các vùng nông thôn[10], [63], [65].
Huyện Càng Long là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hóa- xã hội của tỉnh Trà Vinh với các tỉnh trong khu vực, nên sẽ có những đặc trưng của một vùng vừa mang tính chất nông thôn vừa mang tính chất đô thị, vì vậy lối sống và chế độ ăn uống có thể đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, nơi đây có nhiều đồng bào dân tộc Khmer sinh sống với nét đặc trưng riêng về văn hóa, đời sống kinh tế- xã hội và nghề nghiệp có thể ảnh hưởng phần nào đến tình trạng TC/BP của của phụ nữ[16], [17]. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017” là cần thiết, từ đó có thể phát hiện, điều trị kịp thời, tư vấn và dự phòng hiệu quả nhằm giảm các bệnh lý liên quan đến thừa cân, béo phì.3 Câu hỏi nghiên cứu
– Tỉ lệ thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017 là bao nhiêu?
– Yếu tố nào liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017?
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỉ lệ thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
2. Xác định tỉ lệ các thói quen ăn uống và vận động thể lực của phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017.
3. Xác định mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì ở phụ nữ từ 40-59 tuổivới các yếu tố về đặc tính dân số, thói quen ăn uống, sử dụng rượu bia và vận động thể lực

MỤC LỤC Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………………………..i
MỤC LỤC…………………………………………………………………………………………..iii
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………………………vii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ………………………………………………………viii
ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………………………………….. 1
Chƣơng 1……………………………………………………………………………………………. 5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ……………………………………………………………………. 5
1.1. Định nghĩa thừa cân, béo phì ………………………………………………………… 5
1.2. Đặc điểm phụ nữ tuổi trung niên …………………………………………………… 5
1.3. Nguyên nhân của thừa cân béo phì ………………………………………………… 6
1.3.1. Khẩu phần ăn và tập quán dinh dưỡng …………………………………………… 6
1.3.2. Hoạt động thể lực kém …………………………………………………………………. 9
1.3.3. Yếu tố di truyền…………………………………………………………………………. 10
1.3.4. Yếu tố kinh tế – xã hội………………………………………………………………… 10
1.3.5. Một số nguyên nhân khác …………………………………………………………… 11
1.4. Phân loại và phương pháp đánh giá TC/BP…………………………………… 12
1.4.1. Phân loại TC/BP………………………………………………………………………… 12
1.4.2. Phương pháp đánh giá TC/BP……………………………………………………… 12
1.5. Hậu quả của thừa cân béo phì ……………………………………………………… 16
1.5.1. Bệnh tim mạch ………………………………………………………………………….. 16
1.5.2. Bệnh đái tháo đường ………………………………………………………………….. 17
1.5.3. Bệnh sỏi mật……………………………………………………………………………… 17
1.5.4. Rối loạn chức năng phổi …………………………………………………………….. 17
1.5.5. Rối loạn nội tiết…………………………………………………………………………. 18
1.5.6. Kinh tế- xã hội…………………………………………………………………………… 18
1.6. Xử trí thừa cân béo phì……………………………………………………………….. 18
1.6.1. Phương pháp thay đổi chế độ ăn………………………………………………….. 18
1.6.2. Vai trò hoạt động thể lực trong giảm cân ……………………………………… 20iv
1.7. Dự phòng thừa cân và béo phì …………………………………………………….. 20
1.8. Một số nghiên cứu về thừa cân, béo phì ở phụ nữ………………………….. 22
1.8.1. Các nghiên cứu nước ngoài…………………………………………………………. 22
1.8.2. Các nghiên cứu trong nước …………………………………………………………. 25
1.9. Thông tin về địa điểm nghiên cứu ……………………………………………….. 28
Chƣơng 2………………………………………………………………………………………….. 29
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ………………………….. 29
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ………………………………… 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ………………………………………………………………… 29
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ………………………………………………………………….. 29
2.1.3. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………. 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………….. 29
2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu………………………………………………………………….. 29
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn mẫu …………………………………………………………………. 30
2.2.3. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ……………………………………… 31
2.3. Biến số nghiên cứu…………………………………………………………………….. 32
2.3.1. Biến số về nhân khẩu học và kinh tế xã hội…………………………………… 32
2.3.2. Biến số về tình trạng sức khỏe…………………………………………………….. 33
2.3.3. Biến số về thói quen ăn uống………………………………………………………. 34
2.3.4. Biến số về vận động thể lực:……………………………………………………….. 36
2.4. Sai số và cách khắc phục…………………………………………………………….. 38
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ………………………………………………… 38
Chƣơng 3………………………………………………………………………………………….. 39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ………………………………………………………………… 39
3.1. Phân bố đặc điểm của mẫu nghiên cứu……………………………………………. 39
3.2. Mối liên quan giữa TC/BP theo các đặc tính mẫu nghiên cứu ……………. 47
3.3. Mối liên quan giữa tình trạng TC/BP với các yếu tố hành vi liên quan .. 51
Chƣơng 4………………………………………………………………………………………….. 56
BÀN LUẬN ………………………………………………………………………………………. 56v
4.1. Đặc tính của mẫu nghiên cứu:………………………………………………………… 56
4.2. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của đối tượng………………………………… 58
4.3. Đặc điểm về thói quen ăn uống và vận động thể lực của đối tượng…….. 61
4.4. Mối liên quan giữa thừa cân, béo phì với các đặc tính dân số và các yếu
tố hành vi…………………………………………………………………………………………… 63
4.5 Điểm mạnh và hạn chế của đề tài…………………………………………………….. 69
4.6 Khả năng khái quát hóa và tính ứng dụng ………………………………………… 70
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………………………. 71
KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………………………… 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. BỘ CÂU HỎI
PHỤ LỤC 2. THÁP DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 3. DANH SÁCH PHỤ NỮ CỘNG DỒ

DANH MỤC BẢNG Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017
Bảng 1.1. Các yếu tố kinh tế-xã hội liên quan đến thừa cân, béo phì
…………………………………………………………………………………………………………. 11
Bảng 1.2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo WHO và WPRO …………….. 14
Bảng 1.3. Nguy cơ bệnh tật với BMI ở các ngưỡng khác nhau…………………. 15
Bảng 1.4 Độ mạnh của bằng chứng về các yếu tốnguy cơ liên quan đến
béophì ……………………………………………………………………………………………….. 21
Bảng 3.5. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu (n=531) ………………… 39
Bảng 3.6. Đặc điểm về tình trạng sức khỏe của đối tượng (n=531) …………… 41
Bảng 3.7. Phân bố chỉ số nhân trắc của đối tượng (n=531)………………………. 42
Bảng 3.8. Đặc điểm về thói quen ăn uống của đối tượng (n=531) …………….. 44
Bảng 3.9. Đặc điểm về vận động thể lực của đối tượng (n=531) ………………. 46
Bảng 3.10. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với đặc tính mẫu
nghiên cứu (n=531) …………………………………………………………………………….. 47
Bảng 3.11. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với tình trạng sức khỏe
của đối tượng (n=531)…………………………………………………………………………. 50
Bảng 3.12. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với thói quen ăn uống
của đối tượng (n=531)…………………………………………………………………………. 51
Bảng 3.13. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với vận động thể lực
của đối tượng (n=531)…………………………………………………………………………. 53
Bảng 3.14. Mối liên quan tình trạng thừa cân, béo phì với các yếu tố bằng mô
hình hồi qui đa biến (n=531)………………………………………………………………… 54viii
DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Những yếu tố ảnh hưởng cân bằng năng lượng cơ thể
và sự tăng cân…………………………………………………………………………………….. 7
Hình 1.2. Các biến chứng của béo phì …………………………………………………… 16
Biểu đồ 3.1 So sánh phân loại BMI theo tiêu chuẩn WPRO và WHO……….. 43
Biểu đồ 3.2 Phân bố chỉ số WHR của đối tượng nghiên cứu ……………………. 4

TIẾNG VIỆT Tỉ lệ thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở phụ nữ từ 40-59 tuổi tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2017
1. Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Văn Cường, Trần Văn Hưởng (2016) “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp ở đồng bào dân tộc Khmer từ 24-64 tuổi tại Trà Vinh năm 2015”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXVI, Số 13 (186), 173-180.
2. Bộ Y tế (2015) “Công bố kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015”. Cục Y tế dự phòng.
3. Cổng thông tin điện tử chính phủ (2015) Về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg. Văn phòng chính phủ.
4. Đ Thái Hòa, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Thanh Long, Trương Việt Dũng, Phan Trọng Lân (2015) “Thực trạng kiến thức và hành vi nguy cơ đối với bệnh không lây nhiễm ở nhóm tuổi trung niên (40-59) tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2013”. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXV, Số 8, (168), 371-380.
5. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khôi (2010) “Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020”. Tạp chí DD&TP, 348.
6. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011) “Thống nhất về phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học”. Tạp chí DD&TP, 7, (2), 1-7.
7. Nguyễn Đức Hinh, Trần Thị Thanh Hương (2012) Hoạt động thể lực trong phòng và điều trị bệnh, NXB Y học, 512.
8. Hà Huy Khôi (2002) Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mãn tính,NXB Y học, 125-138.
9. Nguyễn Công Khẩn (2008) Dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế,NXB giáo dục, 185-208

10. Nguyễn Thị Phương Lan (2010) “Rối loạn lipid máu ở phụ nữ từ 45 tuổi trở lên tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh”. Kỷ yếu NCKH ngành Y tế tỉnh Trà Vinh, 72-82.
11. Trương Bá Nhẫn (2012) Dịch tễ học bệnh tim mạch, Đại học Y Dược Cần Thơ,
12. Cao Mỹ Phượng, Nguyễn Văn Lơ, Hồ Minh Xuân (2012) “Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp và liên quan với một số yếu tố nguy cơ ở người từ 40 tuổi trở lên tại tỉnh Trà Vinh”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 65.
13. Tổng cục thống kê (2011) Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011. Bộ kế hoạch và đầu tư.
14. Viện dinh dưỡng (2006) “Các phương pháp đánh giá và theo dõi tình trạng dinh dưỡng”. 184 – 186

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment