TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI TAY QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC

TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI TAY QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC

TIẾN BỘ TRONG ĐIỀU TRỊ MỒ HÔI TAY QUA NỘI SOI LỒNG NGỰC

Văn Tần*, Hồ Nam*, Trần Công Quyền*, Hoàng Danh Tấn*, Nguyễn Ngọc Bình*, Hồ Huỳnh Long*, Hồ Khánh Đức*, Nguyễn Bá Minh Nhật*
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Ướt bàn tay do mồ hôi là hội chứng thường gặp ở người lao động trẻ, gây trở ngại lao động học tập và giao tiếp. Điều trị hiệu quả nhất là cắt thần kinh giao cảm (TKGC) ngực. Ngày nay không còn ai sử dụng mổ mở Về NSLN, lỗ trocar vào ngực trên đường nách giữa ở người bệnh nằm nghiêng. Nếu muốn thực hiện phẫu thuật bên kia thì phải xoay người bệnh. Với kỹ thuật này, phải mổ 2 lần ở 1 người bệnh. Cắt bỏ đoạn TKGC từ sườn 2 đến sườn 4 thường gây đổ mồ hôi bù trừ (MHBT) cao, là một biến chứng rất khó điều trị. Nhiều báo cáo cho thấy kết quả khô bàn tay đạt trên 98% nhưng tỉ lệ đổ MHBT có thể lên đến 70%.

Mục tiêu: – NC cải tiến thế nằm và đường vào ngực để có thể thám sát và cắt TKGC ngực 2 bên ở 1 thế nằm trong 1 lần mổ. – NC cải tiến phẫu thuật để có thể giảm tiết MHBT.

Phương pháp và đối tượng: Cải tiến thế nằm, đường mổ: – Người bệnh nằm sấp hay nằm ngửa sau khi gây mê với thông NKQ cho xẹp phổi từng bên. – Soi và mổ qua 2 lỗ rồi 1 lỗ vào ngực trên đường nách sau (nằm sấp) hay nách trước (nằm ngửa) – Cải tiến PP phẫu thuật: cắt đứt ngang TKGC trên sườn 2 và 3 thay vì cắt bỏ cả đoạn thần kinh. – Trang thiết bị: Máy nội soi Olympus và Storz với camera 0, trocar ngắn không van 10 mm hay 5 mm. – Bệnh nhân: 3867 BN bị ướt bàn tay do MH, gây trở ngại lao động, học tập, sinh hoạt, giao tiếp, yêu cầu được điều trị tại BV Bình Dân từ tháng 8 năm 1996 đến tháng 6 năm 2011. 2 nhóm bệnh được điều trị theo 2 PP phẫu thuật ở 2 thời kỳ khác nhau: Nhóm 1 mổ với thế nằm nghiêng, lỗ vào trên đường nách giữa, cả đoạn TKGC 2-3- 4 phải cắt bỏ. Nhóm 2, nằm sấp hay nằm ngửa, lỗ vào trên đường nách sau hay nách giũa, chỉ cắt đứt ngang TKGC trên các sườn 2 và 3 hay chỉ trên sườn 2. Tỉ lệ nam/nữ 3/2, tuổi trung bình 25, hơn ½ đến từ các tỉnh. Hầu hết là học sinh, sinh viên và công nhân. Cả 2 nhóm không có sự khác biệt về tuổi tác, nam nữ, nghề nghiệp và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

Kết quả: Nhóm 1 có 102 và nhóm 2 có 3765. Trừ 1 BN không thể thực hiện phẫu thuật vì không đặt được ống nội khí quản để gây mê và 14 BN chỉ cắt được TKGC 1 bên vì bên kia phổi dính nhiều vào lá thành, kết quả phẫu thuật đạt được như sau: Tỉ lệ khô bàn tay sau mổ ở nhóm 1 là 97,3%, nhóm 2 là 96,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ đổ MHBT ở các nơi khác trên cơ thể ở nhóm 1: 41%, ở nhóm 2: 24%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ đổ mồ hôi bù trừ nhiều gây nhiều phiền phức ở nhóm 1 là 4%, ở nhóm 2 là 0%. Thời gian mổ và số lỗ trocar vào ngực giảm ở nhóm 2, từ 2 đến còn 1 lỗ so với nhóm 1, 3 lỗ. Ở nhóm 1 có 1 BN, ở nhóm 2 có 5 BN phải dẫn lưu màng phổi trong 24 giờ. Tất cả đều không dùng kháng sinh và chỉ có 1 BN bị nhiễm trùng vết mổ ở nhóm 2. Tất cả đều được chụp phổi kiểm tra ngay sau mổ, được xuất viện ngày hôm sau. Không có biến chứng cần can thiệp phẫu thuật lại trong và sau mổ. Trong theo dõi từ 3 tháng đến 15 năm, trung bình là 60 tháng trên 80% BN, chỉ có 9 BN ở nhóm 2 và 1 BN ở nhóm 1 tái phát một hoặc cả 2 bên và 7 BN đã mổ lại (NS) với kết quả rất tốt.

Kết luận: Qua NSLN, bệnh nhân nằm ngửa, với một lỗ vào 7mm trên đường nách giữa, phẫu thuật cắt đứt ngang TKGC ngực trên các sườn 2 và 3 có thể thực hiện được gần 100%; hiệu quả khô bàn tay đạt được gần 100%, ít gây BC, không đổ MHB nặng, tái phát trong dài hạn rất thấp.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment