Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn được điều trị bằng sóng có tần số radio tại Viện Tim mạch Việt Nam
Luận văn Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn được điều trị bằng sóng có tần số radio tại Viện Tim mạch Việt Nam.Suy TM mạn tính (STMMT) là tình trạng suy giảm chức năng hệ tĩnh mạch chi dưới do suy các van TM thuộc hệ TM nông và/hoặc hệ TM sâu, có thể kèm theo thuyên tắc TM hoặc không.
Theo Beebe – Dimmer, tỷ lệ STMMT thay đổi rất lớn giữa các vùng địa lý với tỷ lệ hiện mắc cao nhất ở các nước phương Tây. Tỷ lệ STMMT ở nữ từ 1% – 40% và ở nam từ 1% – 17% [1]. Tỷ lệ mắc mới hàng năm theo nghiên cứu Framingham là 2,6% ở nữ và 1,9% ở nam [2]. Theo nghiên cứu Vein Consult Program (2012) tiến hành trên 20 quốc gia, 83,6% BN tại phòng khám có biểu hiện suy tĩnh mạch, tỷ lệ này tại Việt Nam là 62% [3]. Đặc điểm lâm sàng của STMMT rất đa dạng, từ không có triệu chứng gì, đến các triệu chứng cơ năng/thực thể gây khó chịu cho người bệnh như tê, nặng chân, phù chân, giãn tĩnh mạch nông ngoằn nghoèo … hoặc các biểu hiện nặng như chàm TM, loét da, đòi hỏi chi phí điều trị cao và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Điều trị STMMT cần phối hợp nhiều biện pháp: từ thay đổi lối sống, băng chun, các thuốc hướng TM đến các biện pháp can thiệp, phẫu thuật loại bỏ TM suy (stripping, Mueller, tiêm xơ nội TM, điều trị nhiệt nội TM). Trong rất nhiều năm, phẫu thuật tuốt bỏ TM hiển (stripping) và các nhánh TM nông được coi là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị triệt để suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, phẫu thuật có khá nhiều tác dụng ngoại ý (tụ máu, để lại sẹo, tổn thương thần kinh …), tỷ lệ tái phát cao từ 23 – 52% [4]. Thời gian gần đây, các biện pháp can thiệp ít xâm lấn, đặc biệt là can thiệp nhiệt nội TM ra đời với hiệu quả ít nhất cũng tương đương như phẫu thuật, nhưng tỷ lệ biến chứng thấp hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Chỉ định điều trị STMMT đã có nhiều thay đổi đáng kể với xu hướng chuyển từ phẫu thuật truyền thống sang can thiệp nhiệt nội TM [5], [6].
Điều trị nhiệt nội TM bằng sóng có tần số radio được giới thiệu lần đầu ở Châu Âu năm 1998 và ở Mỹ năm 1999. Chỉ trong hơn 10 năm phương pháp này này đã nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới [7]. Tại Việt Nam, từ cuối năm 2012, Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm đầu tiên tại Miền Bắc được chuyển giao kỹ thuật can thiệp nhiệt nội TM bằng RF để điều trị cho BN STMMT chi dưới. Nhằm góp phần tìm hiểu kết quả điều trị ban đầu của phương pháp này, chúng tôi tiến hành đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân suy tĩnh mạch hiển lớn được điều trị bằng sóng có tần số radio tại Viện Tim mạch Việt Nam” với hai mục tiêu cụ thể:
1. Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler mạch máu của BN suy TM hiển lớn được điều trị RF.
2. Đánh giá sự thay đổi đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler sau điều trị suy TMhiển lớn bằng RF1 tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beebe-Dimmer J.L, Pfeifer J, Engle J.S và các cộng sự. (2005), The epidemiology of chronic venous insufficiency and varicose veins, Annals of Epidemiology, 15, 175-184.
2. Brand F.N, Dannenberg A.L, Abbott R.D và các cộng sự. (1988), The epidemiology of varicose veins: the Framingham Study, Am J Prev Med, 4, 96-101.
3. Rabe E, Guex J.J, Puskas A và các cộng sự. (2012), Epidemiology of chronic venous disorders in geographically diverse populations: results from the Vein Consult Program, IntAngiol, 31, 105-115.
4. Van Rij A.M, Jiang P, Solomon C và các cộng sự. (2003), Recurrence after varicose vein surgery: a prospective long-term clinical study with duplex ultrasound scanning and air plethysmography, Journal of Vascular Surgery, 38, 935-943.
5. Winterborn R.J và Corbett C.R. (2008), Treatment of varicose veins: the present and the future-a questionnaire survey, Ann R Coll Surg Engl 90, 561-564.
6. Garcia-Madrid C, Pastor Manrique J.O, Gomez-Blasco F và các cộng sự. (2012), Update on endovenous radio-frequency closure ablation of varicose veins, Ann Vasc Surg, 26, 281-291.
7. Lohr J và Kulwicki A. (2010), Radiofrequency ablation: evolution of a treatment, Semin Vasc Surg, 23, 90-100.
8. Nguyễn Quang Quyền (1996), Giải phẫu hệ tĩnh mạch chi dưới, Bài giảng giải phẫu học, Vol. 1, Nhà xuất bản Y học, 88-165.
9. Trịnh Văn Minh (2004), Tĩnh mạch chi dưới, Giải phẫu người, Vol. 1, Nhà xuất bản Y học, 318-321.
10. Gloviczki P và Mózes G (2009), Development and anatomy of venous system, Handbook of Venous Disorders 3ed, American Venous Forum, 14-24.
11. Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý hệ tuần hoàn, Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, 152-199.
12. Đinh Thị Thu Hương (2007), Suy tĩnh mạch, Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng Tim mạch, Viện Tim mạch – Phòng chỉ đạo tuyến, 652¬666.
13. Nguyễn Lân Việt (2007), Suy tĩnh mạch mạn tính, Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, 634-643.
14. Eklof B, Rutherford R.B, Bergan J.J và các cộng sự. (2004), Revision of the CEAP classification for chronic venous disorders: consensus statement, J Vasc Surg, 40, 1248-1252.
15. Vasquez M.A, Rabe E, McLafferty R.B và các cộng sự. (2010), Revision of the venous clinical severity score: venous outcomes consensus statement: special communication of the American Venous Forum Ad Hoc Outcomes Working Group, J Vasc Surg, 52, 1387-1396.
16. Philip D và Smith C (2009), Drug treatment of varicose veins, venous edema and ulcers, Handbook of venous disorder 3ed, American Venous Forum, 359-365.
17. Gregory L.M và Hugo P (2009), Compression therapy for venous ulceration, Handbook of venous disorder 3ed, American Venous Forum, 348-358.
18. Howard A, Dominic P.J.H và Alun H.D (2009), Surgical treatment of the incompetent saphenous vein, Handbook of venous disorder 3ed, 400-407.
19. Joshua I. Greenberg, Niren Angle và John J. Bergan (2009), Foam sclerotherapy, Hand book of Venous Disorders 3ed, American Venous Forum, 380 – 388.
20. Elizabeth A và Alan M.D (2011), Endovenous radiofrequency ablation of the saphenous vein, Chronic venous insufficiency, Mark G.D và Alan B.L, Vol. 1, Cardiotext Publishing, 47-61.
21. Robert F.M và Robert L.K, Radiofrequency treatment of the incompetent saphenous vein, Hanbook of venous disorder 3ed, American Venous Forum, 409-417.
22. Rautio T, Ohinmaa A, Perãlã J và các cộng sự. (2002), Endovenous obliteration versus conventional stripping operation in the treatment of primary varicose veins: A randomized controlled trial with comparison of the costs, Journal of Vascular Surgery, 35, 958-965.
23. Perãlã J, Rautio T, Biancari F và các cộng sự. (2005), Radiofrequency endovenous obliteration versus stripping of the long saphenous vein in the management of primary varicose veins: 3-year outcome of a randomized study, Ann Vasc Surg, 19, 669 – 672.
24. Lurie F, Creton D, Eklof B và các cộng sự. (2005), Prospective randomised study of endovenous radiofrequency obliteration (closure) versus ligation and vein stripping (EVOLVeS): two-year follow-up, Eur J Vasc Endovasc Surg, 29.
25. Merchant R.F và Pichot O (2005), Long-term outcomes of endovenous radiofrequency obliteration of saphenous reflux as a treatment for superficial venous insufficiency, J Vasc Surg, 42, 502-509; discussion 509.
26. Proebstle T.M, Vago B, Alm J và các cộng sự. (2008), Treatment of the incompetent great saphenous vein by endovenous radiofrequency powered segmental thermal ablation: first clinical experience, J Vasc Surg, 47, 151-156.
27. Evans C.J, Fowkes F.G.R, Ruckley C.V và các cộng sự. (1999), Prevalence of varicose veins and chronic venous insufficiency in men and women in the general population: Edinburg Vein Study, J Epidemiol Community Health, 53, 149 – 153.
28. Cao Việt Cường, Đinh Thị Thu Hương. (2012), Nghiên cứu ứng dụng phương pháp gây xơ tĩnh mạch bằng chất tạo bọt dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, Đại học Y Hà Nội.
29. Vasquez M.A, Wang J, Mahathanaruk M và các cộng sự. (2007), The utility of the Venous Clinical Severity Score in 682 limbs treated by radiofrequency saphenous vein ablation, J Vasc Surg, 45, 1008-1014.
30. Cornu-Thenard A, Boivin P và Baud J.M (1994), Importance of the familial factor in varicose disease: Clinical study of 134 families, J Dermatol Surg Oncol, 20, 318-326.
31. Tuchsen F, Krause N, Hannerz H và các cộng sự. (2000), Standing at work and varicose veins, Scand J Work Environ Health, 26, 414-420.
32. Musil D và Herman J (2004), Chronic venous insufficiency – outpatient study of risk factors, Vnitr Lek, 50, 14-20.
33. Đặng Thị Minh Thu và Nguyễn Anh Vũ (2014), Đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 66, 175-188.
34. Passman M.A, McLafferty R.B, Lentz M.F và các cộng sự. (2011), Validation of Venous Clinical Severity Score (VCSS) with other venous severity assessment tools from the American Venous Forum, National Venous Screening Program, J Vasc Surg, 54, 2S-9S.
35. Almeida J.I, Kaufman J, Gockeritz O và các cộng sự. (2009), Radiofrequency endovenous ClosureFAST versus laser ablation for the treatment of great saphenous reflux: a multicenter, single-blinde, randomized study (RECOVERY study), J Vasc Interv Radiol, 20, 752-759.
36. Proebstle T.M, Alm J, Gockeritz O và các cộng sự. (2011), Three-year European follow-up of endovenous radiofrequency-powered segmental thermal ablation of the great saphenous vein with or without treatment of calf varicosities, J Vasc Surg, 54, 146-52.
37. Kakkos S.K, Rivera M.A, Matsagas M.I và các cộng sự. (2003), Validation of the new venous severity scoring system in varicose vein surgery, Journal of Vascular Surgery, 38, 224-228.
38. Lê Thị Thu Trang, Phạm Thắng. (2012), Nghiên cứu áp dụng phương pháp gây xơ bọt trong điều trị các bệnh nhân suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý hệ TM 3
1.1.1. Giải phẫu hệ TM chi dưới 3
1.1.2. Sinh lý tuần hoàn TM 4
1.2. Sinh lý bệnh suy TM chi dưới 5
1.3. Các yếu tố nguy cơ 6
1.4. Chẩn đoán suy TM chi dưới 6
1.4.1. Triệu chứng cơ năng 6
1.4.2. Triệu chứng thực thể 7
1.4.3. Một số nghiệm pháp huyết động 7
1.4.4. Hệ thống phân loại CEAP 7
1.4.5. Thang diểm mức độ nặng của bệnh lý TM trên lâm sàng 8
1.4.6. Một số phương pháp cận lâm sàng chẩn đoán suy TM 10
1.5. Các phương pháp điều trị 11
1.5.1. Các phương pháp điều chỉnh lối sống 11
1.5.2. Điều trị bằng thuốc hướng TM 11
1.5.3. Phương pháp sử dụng tất áp lực, băng cuốn áp lực 11
1.5.4. Điều trị ngoại khoa 12
1.5.5. Phương pháp tiêm xơ bọt dưới hướng dẫn của siêu âm 12
1.5.6. Can thiệp nhiệt nội TM bằng sóng có tần số radio 13
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.2. Địa điểm nghiên cứu 18
2.3. Thời gian nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 19
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 19
2.4.2. Cỡ mẫu 19
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.4.4. Quy trình nghiên cứu, các chỉ số và biến số nghiên cứu 21
2.4.5. Xử lý số liệu 23
2.4.6. Khía cạnh đạo đức của đề tài 23
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24
3.1.1. Đặc điểm về tuổi 24
3.1.2. Đặc điểm về giới 24
3.2. Một số yếu tố nguy cơ của các BN nghiên cứu 25
3.2.1. Đặc điểm về tiền sử gia đình 25
3.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 25
3.2.3. Đặc điểm về số lần sinh con của nhóm BN nữ 26
3.2.4. Đặc điểm về thể trạng của BN 26
3.3. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler của nhóm BN nghiên cứu …. 27
3.3.1. Đặc điểm về vị trí chân được làm can thiệp 27
3.3.2. Triệu chứng cơ năng của nhóm BN nghiên cứu 27
3.3.3. Phân loại lâm sàng theo CEAP 28
3.3.4. Độ nặng lâm sàng theo VCSS trước can thiệp 28
3.3.5. Đặc điểm siêu âm Doppler mạch 29
3.4. Sự thay đổi các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler sau can thiệp RF
1 tháng 30
3.4.1. Sự thay đổi của các triệu chứng cơ năng sau điều trị 30
3.4.2. Sự thay đổi phân độ lâm sàng CEAP sau điều trị 1 tháng 31
3.4.3. Sự thay đổi thang điểm VCSS sau can thiệp RF 1 tháng 32
3.4.4. Sự thay đổi các thông số trên siêu âm Doppler mạch sau 1 tháng 32
3.5. Các tác dụng phụ, biến chứng gặp phải trong và sau thời gian điều trị RF 34
3.5.1. Biến cố trong quá trình thực hiện thủ thuật 34
3.5.2. Biến chứng sau thời gian can thiệp 34
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 36
4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 36
4.1.1. Đặc điểm về tuổi 36
4.1.2. Đặc điểm về giới 36
4.2. Đặc điểm về các yếu tố nguy cơ khác 37
4.2.1. Đặc điểm về tiền sử gia đình 37
4.2.2. Đặc điểm về nghề nghiệp 37
4.2.3. Đặc điểm số lần sinh con của nhóm BN nữ 38
4.2.4. Đặc điểm thể trạng BN 38
4.3. Đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler của các BN nghiên cứu 39
4.3.1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của nhóm BN nghiên cứu 39
4.3.2. Phân loại lâm sàng theo CEAP 39
4.3.3. Độ nặng trên lâm sàng theo VCSS 40
4.3.4. Đặc điểm siêu âm Doppler mạch ở nhóm nghiên cứu 41
4.4. Sự thay đổi các đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler sau can thiệp
nhiệt nội TM bằng RF 1 tháng 41
4.4.1. Sự thay đổi các triệu chứng cơ năng sau can thiệp 42
4.4.2. Sự thay đổi phân độ CEAP sau điều trị RF 1 tháng 43
4.4.3. Sự thay đổi thang điểm VCSS sau can thiệp RF 1 tháng 43
4.4.4. Sự thay đổi về các thông số siêu âm Doppler sau điều trị RF 1
tháng 44
4.4.5. Tỷ lệ biến chứng, và các tác dụng phụ ở BN sau can thiệp 46
KẾT LUẬN 48
KIẾN NGHỊ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC