Tìm hiểu đặc điểm tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim được thăm dò điện sinh lý tim

Tìm hiểu đặc điểm tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim được thăm dò điện sinh lý tim

Luận văn Tìm hiểu đặc điểm tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị RF tại Viện tim mạch Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014.Tìm hiểu đặc điểm tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị RF tại Viện tim mạch Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014.Rối loạn nhịp tim (RLNT) là một bệnh lý thường gặp, phức tạp trong thực hành lâm sàng tim mạch.

Triệt đốt bằng năng lượng có tần số radio (đốt điện) đã trở thành phương pháp điều trị được ưu tiên chỉ định cho nhiều loại rối loạn nhịp nhanh trên thất và thất. Phương pháp này có ưu điểm là điều trị mang tính triệt để, với tỉ lệ thành công cao và ít biến chứng liên quan đến thủ thuật [1].
Mỗi loại RLNT có cơ chế bệnh sinh khác nhau. Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất (TNVLNNT) do vòng vào lại tại vùng nút nhĩ thất (AV node), bao gồm đường dẫn truyền nhanh, đường dẫn truyền chậm và mô nhĩ lân cận. Tim nhanh vào lại nhĩ thất (TNVLNT) do vòng vào lại sử dụng đường dẫn truyền phụ nhĩ thất. Nhịp nhanh thất vô căn thường gây ra bởi các ổ phát nhịp ngoại vị trong tâm thất, đặc biệt ở vùng đường ra tâm thất… [2], [3], [4].
Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy có sự khác nhau về tuổi và giới ở các bệnh nhân mắc các rối loạn nhịp chuyên biệt liên quan đến cơ chế bệnh sinh đặc thù của từng loại. Theo tác giả Luz-Maria Rodriguez TNVLNNT gặp ở nữ cao gấp 2 lần ở nam, TNVLNT ở nam cao hơn ở nữ [5]. Theo Yasuaki Tanaka ngoại tâm thu thất/tim nhanh thất khởi phát đường ra thất phải (NTTT/TNT TP) gặp ở nữ gấp 1,5 lần ở nam, ngoại tâm thu thất/tim nhanh thất khởi phát đường ra thất trái (NTTT/TNT TT) lại gặp ở nam nhiều hơn [6]. Một nghiên cứu khác của Goyal cho biết tuổi trung bình ở TNVLNNT là 47±17 tuổi còn ở TNVLNT là 37±15 tuổi [7].
Trong nước cũng đã có một số báo cáo về đặc điểm tuổi, giới ở những bệnh nhân mắc các RLNT khác nhau. Theo Trần Văn Đồng trong nghiên cứu các bệnh nhân mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White, độ tuổi trung bình là 41 ±15 tuổi và không có sự khác biệt về giới giữa nam và nữ [8]. Nghiên cứu của Phan Đình Phong cho biết tuổi trung bình của các bệnh nhân bị TNVLNNT là 44,2±12,1 tuổi, nhóm TNVLNT có tuổi trung bình 36,8±16,1 tuổi và tỉ lệ nam trong nhóm TNVLNNT thấp hơn trong nhóm TNVLNT [9]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu tổng hợp về đặc điểm tuổi, giới ở những bệnh nhân mắc các rối loạn nhịp chuyên biệt được điều trị bằng đốt điện.
Viện tim mạch Việt Nam là trung tâm tim mạch đứng đầu cả nước về điều trị các bệnh tim mạch nói chung và can thiệp RLNT qua đường ống thông bằng năng lượng sóng có tần số radio nói riêng với số lượng hàng ngàn ca mỗi năm.
Việc nghiên cứu đặc trưng tuổi, giới ở những rối loạn nhịp chuyên biệt sẽ định hướng cho các nhà lâm sàng chẩn đoán loại RLNT đặc biệt trong những hoàn cảnh lâm sàng khi các rối loạn nhịp chưa ghi lại được bằng điện tâm đồ bề mặt.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tìm hiểu đặc điểm tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị RF tại Viện tim mạch Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014” với mục tiêu sau:
Tìm hiểu đặc điểm và sự khác biệt về tuổi, giới ở các bệnh nhân mắc một số rối loạn nhịp tim thường gặp được thăm dò điện sinh lý tim và điều trị RF tại Viện tim mạch Việt Nam. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2002), Chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp riêng biệt – Bệnh học tim mạch tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2.    Andrea Natale (2007), Handbook of cardiac electrophysiology, Oussama
Wazni, Ohio.
3.    Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2002), Cơ chế điện sinh lý học của loạn nhịp tim – Bệnh học tim mạch tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
4.    Francis Morris (2003), ABC of clinical electrocardiography, BMJ Books,
London.
5.    Rodriguez LM, de Chillou C, Schlapfer J, et al. (1992). Age at onset and
gender of patients with different types of supraventricular tachycardias. Am J Cardiol, 70, 1213-1215.
6.    Yasuaki Tanaka, Hiroshi Tada, Sachiko Ito, et al. (2011). Gender and age
differences in candidates for radiofrequency catheter ablation of idiopathic ventricular arrhythmias. Circ J, 75, 1585-1591.
7.    Goyal R, Zivin A, Souza J, et al. (1996). Comparison of the ages of tachycardia onset in patients with atrioventricular nodal reentrant tachycardia and accessory pathway-mediated tachycardia. Am Heart J. 132, 765-767.
8.    Trần Văn Đồng, Phạm Quốc Khánh, Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2004).Nghiên cứu điện sinh lý và điều trị hội chứng WPW bằng năng lượng sóng có tần số radio qua catheter. Tạp chí Tim mạch học. 38, 20-26.
9.    Phan Đình Phong (2005), Nghiên cứu điện tâm đồ bề mặt và trong buồngtim của cơn tim nhanh vào lại nút nhĩ thất hoặc vào lại nhĩ thất, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
10.    Bộ môn giải phẫu trường đại học Y Hà Nội (2005), Giải phẫu học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11.    Phạm Thị Minh Đức (2007), Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12.    Huỳnh Văn Minh (2009), “Điện tâm đồ từ điện sinh lý đến chẩn đoán lâm sàng”, NXB Đại Học Huế, Thừa Thiên Huế.
13.    Trần Đỗ Trinh, Trần Văn Đồng (2007), Hướng dẫn đọc điện tim, NXB Y học, Hà Nội.
14.    Phạm Quốc Khánh (2001), Điện sinh lý học tim – Tập bài giảng lớp chuyên khoa định hướng tim mạch, Viện tim mạch Việt Nam, Hà Nội.
15.    Joseph Loscalzo (2010), Harrison’s Cardiovascular Medicine, McGraw¬Hill, New York.
16.    Douglas L. Mann, Douglas P. Zipes, Peter Libby, et al (2015), Braunwald’s heart disease: a textbook of cardiovascular medicine, Saunders – Elsevier, Philadelphia.
17.    Phan Đình Phong (2014), Bài giảng tim mạch đại cương – Rối loạn nhịp tim, Viện tim mạch Việt Nam, Hà Nội.
18.    Nguyễn Lân Việt (2003), Điều trị một số rối loạn nhịp thường gặp – Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
19.    ACC/AHA (1995). Guidelines for clinical intracardiac electrophysiological and catheter ablation proceduces. JACC. 26 (2), 555-573.
20.    Phạm Quốc Khánh (2002), Nghiên cứu điện sinh lý học tim qua đường mạch máu trong chẩn đoán và điều trị một số rối loạn nhịp tim, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y.
21.    ACC/AHA/ESC (2003). Guidelines for the management of patients with supraventricular arrhythmias. Circ J. 108, 1871-1909.
22.    Chun-Wei Lu et al (2014). Epidemiological profile of Wolff-Parkinson- White syndrome in a general population younger than 50 years of age in an era of radiofrequency catheter ablation. IJCA. 174 (3), 530-534.
23.    Michael J. Porter et al (2004). Influence of age and gender on the mechanism of supraventricular tachycardia. Heart Rhymth J. 1 (4), 393-396.
24.    Trần Song Giang (2013), Nghiên cứu đặc điểm điện sinh lý và điều trị nhịp nhanh do vòng vào lại nút nhĩ thất bằng năng lượng sóng có tần số radio, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội
25.    Nguyễn Lân Việt và cộng sự (2010). Nghiên cứu mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Tim mạch Việt Nam từ 2003-2007. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 50, 11-18.
26.    Phạm Như Hùng, Trần Văn Đồng, Trần Song Giang và cộng sự (2008). Điều trị rối loạn nhịp bằng sóng có tần số radio. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 50, 60-73.
27.    Rosano G, Leonardo, F Sarrel PM, et al (1996). Cyclical variation in paroxysmal supraventricular tachycardia in women. Lancet. 347, 786-788.
28.    Caroline Medi, Jonathan M Kalman, Saul B Freedman (2009). Superventricular tachycardia. MJA. 190, 255-260.
29.    Chen S. A, Chiang C. E, Tai C. T, et al (1996). Longitudinal clinical and electrophysiological assessment of patients with symptomatic Wolff- Parkinson-White syndrome and atrioventricular node reentrant tachycardia. Circulation 1996. 93, 2023-2032.
30.    Tai CT, Chen SA, Chiang CE, et al (1995). Accessory atrioventricular pathways and atrioventricular nodal reentrant tachycardia in teenagers: electrophysiologic characteristics and radiofrequency catheter ablation. Japan Heart J. 36, 305-317.
31.    Nguyễn Hồng Hạnh và cộng sự (2008). Nghiên cứu hiệu quả điều trị một số rối loạn nhịp thất bằng năng lượng sóng có tần số radio. Tạp chí tim
mạch học Việt Nam. 49, 14-19.
32.    Nitish Badhwar, et al (2007). Idiopathic ventricular tachycardia: diagnosis and management. Curr Probl Cardiol, 32, 7-43.
 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN    14
1.1.    Cấu tạo cơ tim và hệ thống dẫn truyền của tim    14
1.1.1.    Cấu tạo cơ tim    14
1.1.2.    Hệ thống dẫn truyền của tim    14
1.1.3.    Đặc tính sinh lí của cơ tim    16
1.1.4.    Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của tế bào cơ tim     17
1.2.     Cơ chế điện sinh lý của rối loạn nhịp nhanh    19
1.2.1.    Cơ chế điện sinh lý    19
1.2.2.    Rối loạn hình thành xung động    19
1.2.3.    Rối loạn dẫn truyền xung động    21
1.2.4.    Phân loại rối loạn nhịp nhanh    21
1.3.    Các phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp    22
1.3.1.    Thăm khám lâm sàng    22
1.3.2.    Điện tâm đồ    22
1.4.    Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim    24
1.4.1.    Điều trị bằng thuốc    24
1.4.2    Điều trị bằng máy tạo nhịp    25
1.4.3    Điều trị bằng sóng năng lượng có tần số radio qua đường ống thông ..25
1.4.4.    Điều trị ngoại khoa    27
1.5.    Tình hình nghiên cứu đặc điểm tuổi giới của một số rối loạn nhịp
thường gặp      27
1.5.1.    Trên thế giới    27
1.6.2.    Tại Việt Nam    28 
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    29
2.1.    Đối tượng nghiên cứu    29
2.1.1.    Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân    29
2.2.     Phương pháp nghiên cứu    29
2.2.1.    Phương pháp    29
2.2.2.    Chọn mẫu    29
2.2.3.    Thu thập số liệu    29
2.2.4.    Xử lý số liệu    30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    31
3.1.    Đặc điểm chung của các bệnh nhân nghiên cứu    31
3.1.1.    Giới    31
3.1.2.    Tuổi    31
3.1.3.    Các loại rối loạn nhịp tim    33
3.2.    Đặc điểm rối loạn nhịp nhanh trên thất    34
3.2.1.    Tỉ lệ các loại rối loạn nhịp    34
3.2.2.    Giới    34
3.2.3.    Tuổi    36
3.2.4.    Mối tương quan giữa tuổi và giới    38
3.3.    Ngoại tâm thu thất/tim nhanh thất    40
3.3.1.    Tỉ lệ các loại rối loạn nhịp    40
3.3.2.    Giới    41
3.3.3.    Tuổi    43
3.3.4.    Mối tương quan giữ tuổi và giới    44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    46
4.1.    Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu    46
4.1.1.    Giới    46
4.1.2.    Tuổi    47
4.1.3.     Các loại rối loạn nhịp chuyên biệt    48
4.2.    Nhịp nhanh kịch phát trên thất    49
4.2.1.    Đặc điểm chung    49
4.2.2.     Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất    50
4.2.3.    Tim nhanh vào lại nhĩ thất    51
4.3.    Ngoại tâm thu thất/tim nhanh thất    52
4.3.1.    Đặc điểm chung    52
4.3.2.    Giới    52
4.3.3.    Tuổi    53
KẾT LUẬN    54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bảng 3.1: Bảng phân bố giới tính    31
Bảng 3.2: Đặc điểm chung tuổi theo giới    31
Bảng 3.3: Đặc điểm giới ở các rối loạn nhịp nhanh trên thất    34
Bảng 3.4: Đặc điểm tuổi ở rối loạn nhịp nhanh trên thất    36
Bảng 3.5: Đặc điểm tuổi theo giới ở các rối loạn nhịp nhanh trên thất    38
Bảng 3.6: Đặc điểm giới ở các rối loạn nhịp NTTT/TNT    41
Bảng 3.7: Đặc điểm tuổi trong rối loạn nhịp NTTT/TNT    43
Bảng 3.8: Mối tương quan tuổi, giới ở các bệnh nhân NTTT/TNT    44
Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi    32
Biểu đồ 3.2: Phân bố theo nhóm rối loạn nhịp tim    33
Biểu đồ 3.3: Phân bố rối loạn nhịp tim nhanh trên thất    34
Biểu đồ 3.4: Phân bố các rối loạn nhịp nhanh trên thất theo    giới    35
Biểu đồ 3.5: Phân bố các rối loạn nhịp nhanh trên thất theo    tuổi    36
Biểu đồ 3.6: Phân bố tỉ lệ các rối loạn nhịp nhanh trên thất    theo tuổi    37
Biểu đồ 3.7: Phân bố giới theo tuổi ở bệnh nhân rối loạn nhịp nhanh trên thất …. 39
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ các rối loạn nhịp thất    40
Biểu đồ 3.9: Phân bố giới theo rối loạn nhịp thất    41
Biểu đồ 3.10: Phân bố loại rối loạn nhịp theo tuổi    43
Biểu đồ 3.11: Phân bố giới theo nhóm tuổi    45
Hình 1.1 Hệ dẫn truyền cơ tim (nguồn: vnha.org.vn)    16
Hình 2.2. Hoạt động điện thế của tế bào cơ và tế bào biệt hóa (nguồn:
sinhlyhocykhoa.com)    19
Hình 1.3. Lược đồ mô tả đường kính và độ sâu tổn thương mô tim gây ra do năng lượng tần số radio (Nguồn: vnha.org.vn)    26

Leave a Comment