Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương
Luận văn Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương.Nuôi con bằng sữa mẹ là niềm hạnh phúc lớn cho tất cả các bà mẹ. Tạo hóa đã ban tặng nguồn sữa mẹ là thức ăn tuyệt vời cho trẻ không gì so sánh được. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và trong nước đã chứng minh nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho con, cho mẹ mà còn mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng trong việc giảm gánh nặng kinh tế và bệnh tật cho xã hội.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo và thích hợp nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi mà không loại thức ăn nào có thể thay thế được. Trẻ được bú sữa mẹ giảm nguy cơ tử vong trong 6 tháng đầu thấp hơn 14 lần so với trẻ không được bú sữa mẹ, thêm vào đó bú sữa mẹ còn làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong do nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và tiêu chảy [1].
Tại Việt Nam, nuôi con bằng sữa mẹ là một tập quán tốt đẹp có từ lâu đời cần được củng cố và duy trì. Tuy nhiên, hiện nay tập quán này lại gặp rất nhiều thách thức bởi nhiều yếu tố kinh tế – xã hội như sự xuất hiện tràn lan và quảng cáo quá mức các sản phẩm thay thế sữa mẹ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thêm vào đó sự thiếu hiểu biết và những quan niệm sai lầm của bà mẹ và những thành viên khác trong gia đình về NCBSM, áp lực quay trở lại làm việc sớm của các bà mẹ khiến tỷ lệ NCBSMHT trong vòng 6 tháng đầu ở mức thấp.
Tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ có xu hướng tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (2009) chỉ có 34,8% trẻ em trên toàn cầu được BSMHT trong 6 tháng đầu [2]. Tại Việt Nam, vấn đề NCBSM cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Tác giả Phạm Thị Thanh Thủy năm 2014 nghiên cứu trên 210 bà mẹ có con dưới 2 tuổi vào nhập viện tại khoa Nhi Bệnh viện Saint Paul cho thấy tỷ lệ trẻ được bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 39%, tỷ lệ trẻ BSMHT đến 6 tháng chung là 25,2%, dưới 6 tháng là 34,4%. Nghiên cứu cũng chỉ ra kiến thức và thực hành về NCBSM của các bà mẹ không tương xứng với nhau, kiến thức của các bà mẹ cao nhưng thực hành còn thấp [3].
Như vậy, vẫn còn tồn tại một khoảng cách lớn giữa kiến thức và thực hành của các bà mẹ về vấn đề NCHTBSM và chính điều này làm tăng nguy cơ SDD ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Theo thống kê của Viện dinh dưỡng, tình hình SDD ở trẻ em nước ta có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao (2014). Tỷ lệ trẻ bị SDD thể thấp còi là 24,9%, SDD thể nhẹ cân là 14,5% [4].
Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những phòng khám chuyên khoa đầu ngành, chuyên khám và tư vấn các vấn đề về dinh dưỡng. Số lượng trẻ < 6 tháng tuổi đến khám và tư vấn khá đông chủ yếu với các lý do như: biếng ăn, chậm tăng cân, SDD mà nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu hụt về kiến thức và hiểu biết không đầy đủ khi thực hành nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Xuất phát từ thực trạng trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương” với 2 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tìm hiểu kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại Phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương
1. Robert E Black, MD, Lindsay H Allen, et al. (2008). Maternal and child undernutrition: Global and regional exposures and health consequences. The Lancet. 371(9608), 243-60.
2. WHO (2009), Global data bank on infant and young child feeding.
3. Phạm Thị Thanh Thủy (2014), Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ ở các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Saint Paul, Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Viện dinh dưỡng (2015), Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm 1999-2014.
5. Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ quan tiêu hóa ở trẻ em, Bài giảng Nhi khoa tập 1 , Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Các thời kỳ của trẻ em- Đặc điểm sinh học và bệnh lý từng thời kỳ, Bài giảng Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
7. Alive & Thrive và Viện dinh dưỡng (2011), Tài liệu học viên tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại cơ sở y tế.
8. Bộ Y tế và Viện dinh dưỡng (2006), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học.
9. Bộ Y tế (2010), Dinh dưỡng hợp lý cho các lứa tuổi, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
10. WHO/CDD (1991), Indicators for assessing Breastfeeding practices.
11. WHO (2012), Combined course on growth assessment and IYCF counselling, Trainer’s guide.
12. WHO (2002), Essential newborn care and breastfeeding, Training module.
13. Thulier D, Mercer J. (2009). Variables associated with breastfeeding duration. J Obstet Gynecol Neonatal Nurs. 38(3), 259-68.
14. Tan KL. (2011). Factors associated with exclusive breastfeeding among infants under six months of age in peninsular malaysia. Int Breastfeed J. 6(1), 2.
15. Ong G, Yap M, Li FL, et al. (2005). Impact of working status on breastfeeding in Singapore: evidence from the National breastfeeding survey 2001. Eur JPublic Health. 5(4), 424-30.
16. Donath SM, Amir LH. (2000). Rates of breastfeeding in Australia by state and socioeconomic status: evidence from the 1995 National health survey. Breastfeed Rev. 8(3), 23-7.
17. Nguyễn Thu Nhạn, Y.Hoffvander, Đào Ngọc Diễn và cộng sự. (1987). Tìm hiểu tập quán nuôi con bằng sữa mẹ ở miền Bắc Việt Nam. Tạp chíy học Việt Nam. 5-6, 7-10.
18. Nguyễn Thị Yến và Mai Thị Tâm. (2010). Thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi. Tạp chí Nhi khoa. 3-4, 241-46.
19. WHO và UNICEF (2006), Infant young child feeding counselling, an integrated course , Trainer’s guide.
20. Popkin BM, Adair L, Akin JS, et al. (1990). Breastfeeding and diarrhoea morbidity. Pediatrics. 86(6), 874-82.
21. Howie PW, Forsyth JS, Ogston SA. (1990). Protective effect of breastfeeding against infection. Br Med J. 300, 11-15.
22. Alive & Thrive (2012), Báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh, báo cáo điều tra ban đầu về thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
23. Bộ môn Nhi-Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Nuôi con bằng sữa mẹ, Bài giảng Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
24. Bartick M. (2011). Breastfeeding and the U.S. economy. Breastfeed Med. 6, 313-318.
25. Smith và Ingham Pepsi Co. (2005). Tổng quan về chính sách y tế công cộng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở Việt Nam. Feminist Economist.
26. UNICEF (2014), Global databases based on MICS, DHS and other nationally representative surveys.
27. WHO (2013), Global nutrition policy review.
28. WHO (2010), Indicators for assessing infant and young child feeding practices, Part 3: Country profile.
29. Guo S, Fu X, Scherpbier RW, et al. (2013). Breastfeeding rates in central and western China in 2010: implications for child and population health. Bull World Health Organ. 91(5), 322-31.
30. Aikawa T, Pavadhgul P, Chongsuwat R, et al. (2015). Maternal return to paid work and breastfeeding practices in Bangkok, Thailand. Asia Pac JPublic Health. 27(2), 1253-62.
31. McAndrew F, Thompson J, Fellows Let, et al. (2012). Infant feeding survey 2010. Leeds: health and social care information centre 2012.
32. Amir LH, Donath SM. (2008). Socioeconomic status and rates of breastfeeding in Australia: Evidence from three recent national health surveys. Med J Aust. 189(5), 254-6.
33. Cao Thu Hương, Phạm Thúy Hòa, Trần Thúy Nga và cộng sự. (2003). Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ở một số xã thuộc các vùng sinh thái khác nhau. Tạp chí Yhọc thực hành. 10, 13-15.
34. Tổng cục thống kê và UNICEF (2011), Điều tra và đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2011, Hà Nội, Việt Nam.
35. Viện dinh dưỡng và UNICEF (2012), Báo cáo tóm tắt tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010.
36. WHO (2010), Indicators for assessing infant and young child feeding practices, Part 1: Definitions.
37. Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ và các yếu tố liên quan của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
38. Hoàng Thị Hằng (2012), Tập tính nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 24 tháng tuổi tại một xã ven biển huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định năm 2011, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
39. Bộ Y Tế (2015), Tài liệu nuôi dưỡng trẻ nhỏ dùng cho cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các tuyến.
40. WHO/UNICEF (2003), Khóa học tham vấn nuôi con bằng sữa mẹ, 5-25.
41. Kramer M, Kakuma R. (2012). Optimal duration of exclusive breastfeeding. Cochrane Database Syst Rev.
42. WHO (2004), Complementary feeding counselling a training course, Participant ’s manual.
43. Nguyễn Thị Huế (2013), Khảo sát kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ của các sản phụ tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương 3 tháng đầu năm 2013, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội.
44. Nguyễn Đình Quang (1996), Thực hành nuôi con của bà mẹ ở nội và ngoại thành Hà Nội giai đoạn hiện tại, Luận án Thạc sỹ Dinh dưỡng cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội.
45. Lê Thị Kim Chung (2000), Nghiên cứu tập tính nuôi con dưới 24 tháng tuổi cuả các bà mẹ phường Láng Hạ, quận Đống Đa Hà Nội năm 2000, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
46. Lê Thị Hương (2008). Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm. 4(2).
47. Tôn Thị Anh Tú và Nguyễn Thu Tịnh (2011). Kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi con bằng sưã mẹ của các bà mẹ có con dưới 6 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng I từ 1/12/2009 đến 30/4/2010. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 15(1), 186-91.
48. Lê Thị Kim Trang (2005), Nghiên cứu kiến thức, thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội năm 2005, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
49. Bùi Thu Hương (2010), Kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ tại phường Quỳnh Mai và Bạch Đằng Hà Nội năm 2009, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
50. Trương Thị Hoàng Lan (2004), Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại xã Thi Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam, Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm sinh học của trẻ em dưới 6 tháng tuổi 3
1.2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ < 6 tháng tuổi 4
1.3. Một số khái niệm về nuôi con bằng sữa mẹ 6
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ 7
1.5. Tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ 8
1.6. Tình hình nuôi con bằng sữa mẹ trên thế giới và ở Việt Nam 14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.2. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Đối tượng nghiên cứu 18
2.4. Phương pháp nghiên cứu 18
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu 25
3.2. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 26
3.3. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ 33
Chương 4: BÀN LUẬN 37
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 37
4.2. Kiến thức của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 37
4.3. Thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ 43
4.4. Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành của bà mẹ về nuôi con bằng
sữa mẹ và ăn bổ sung 51
KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
: Ăn bổ sung : Bú sữa mẹ hoàn toàn : Nuôi con bằng sữa mẹ : Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn : Kế hoạch hóa gia đình : Trung học phổ thông : Tổ chức Y tế thế giới : Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc : Viện Dinh dưỡng : Vitamin
: Tổ chức Y tế thế giới
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng của trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi 4
Bảng 1.2. Nhu cầu Protid của trẻ dưới 6 tháng 5
Bảng 1.3. Sự khác biệt giữa sữa mẹ với các loại sữa khác 10
Bảng 3.1. Thông tin chung về các bà mẹ tham gia nghiên cứu 25
Bảng 3.2. Phân bố trẻ theo nhóm tuổi và giới 26
Bảng 3.3. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ 26
Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về các tác dụng của sữa non 28
Bảng 3.5. Kiến thức của bà mẹ về thời gian bú mẹ sau sinh và BSMHT 29
Bảng 3.6. Kiến thức của bà mẹ về tư thế và cách ngậm bắt vú đúng 29
Bảng 3.7. Thực hành cho trẻ ăn, uống trước lần bú đầu tiên 31
Bảng 3.8. Thực hành của bà mẹ về cách cho trẻ bú 32
Biểu đồ 3.1. Kiến thức về khái niệm bú mẹ hoàn toàn 27
Biểu đồ 3.2. Kiến thức của bà mẹ về sữa non 28
Biểu đồ 3.3. Thực hành của các bà mẹ về bú sữa non và thời gian bú mẹ … 30
Biểu đồ 3.4. Thực hành cho trẻ bú hết sữa cuối 32
Biểu đồ 3.5. Kiến thức và thực hành về thời điểm cho bú sau sinh 33
Biểu đồ 3.6. Kiến thức và thực hành về thời gian bú mẹ hoàn toàn 34
Biểu đồ 3.7. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về việc cho trẻ bú hết sữa cuối … 35 Biểu đồ 3.8. Kiến thức và thực hành của bà mẹ về thời điểm ăn bổ sung …. 36
Hình 1.1. Sự khác nhau về lượng protein trong sữa mẹ và sữa bò 9
Hình 1.2. Phản xạ Oxytocin 12
Hình 1.3. Phản xạ Prolactin 13
Hình 2.1. Tư thế bú đúng 23
Hình 2.2. Dấu hiệu ngậm bắt vú đúng 23