Tìm hiểu mô hình nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ỏ’ trẻ SO’ sinh và bước đầu đánh giá kết quả của thở máy tần số cao trên những bệnh nhân suy hô hấp nặng tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch mai
Suy hô hấp là một hội chứng hay gặp trong thời kỳ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ đẻ non. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới trong các nguyên nhân tử vong ở trẻ < 5 tuổi tại Việt nam đẻ non chiếm 27%, ngạt lúc sinh chiếm 10% [68]. Theo nghiên cứu của Tăng Chí Thượng trong 6 tháng cuối năm 2007 có 91,2% trẻ sơ sinh bị suy hô hấp vào khoa sơ sinh, trong đó 1/3 trường họp là trẻ sơ sinh đẻ non [16]. Tại Trung quốc năm 2000-2003 tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non chiếm 28% tổng số trẻ sơ sinh tử vong, trong đó suy hô hấp chiếm 70% [59]. Báo cáo của Fidanovski D và cộng sự năm 2005 thì tỷ lệ trẻ sơ sinh < ] 000g suy hô hấp phải thở máy sống chiếm 25% và tăng lên đến 53% ở trẻ > 2500g [24]. Cũng theo chương trình hồi sức sơ sinh của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ năm 2005, 10% trẻ sinh ra cần hỗ trợ về hô hấp và trong đó 1% cần hồi sức hô hấp tích cực để duy trì sự sống [6]
Suy hô hấp do nhiều nguyên nhân gây nên như bệnh màng trong: trẻ tuổi thai 24 tuần tỷ lệ bệnh màng trong là 80% và giảm dần theo tuổi thai đến 36 tuần chỉ là 5% [61] ; hội chứng hít phân xu: khoảng 13% có phân xu trong nước ổi lức sinh nhưng chỉ 4%-5% bị hội chứng hít phân xu [69], viêm phổi: khoảng 800.000 trẻ mới sinh tử vong trên toàn thế giới do nhiễm trùng phổi[19], xuất huyết phổi.Ể.
Hiện nay có nhiều nghiên cứu về vai trò của CPAP trong điều trị giai đoạn sớm của suy hô hấp ở trẻ đẻ non. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ái Xuân và cộng sự cho thấy hiệu quả tốt của sử dụng sớm CPAP cho trẻ đẻ non tuy nhiên cũng không có sự khác biệt giữa tỷ lệ trẻ cần thở máy và thời gian thở máy giữa hai nhóm [12]. Tác giả Jagdish Koti và cộng sự cũng đã đề cập đến việc sử dụng CPAP an toàn cho trẻ đẻ non [44]. Nghiên cứu của Colin J. Morle và cộng sự cũng cho thấy vai trò của thở CPAP ở trẻ đẻ non tuy nhiên trong nhóm thở CPAP cũng có tới 46% phải thở máy trong vòng 5 ngày đầu sau đẻ [22].
Thở máy là một trong những biện pháp tích cực dùng trong điều trị suy hô hấp nặng ở trẻ sơ sinh mà không cải thiện với các biện pháp điều trị khác như CPAP, điều trị bằng surfactant… Tuy nhiên thở máy có nhiều bất lợi trong quá trình điều trị như nhiễm trùng, tổn thương phổi, loạn sản phế quản phổi … [35, 49]. Do vậy sẽ kéo dài thời gian thở máy hoặc thất bại điều trị. Làm thế nào để có thể hạn chế thở máy hoặc nếu phải thở máy thì có thể rút ngắn ngày, hạn chế các tai biến trong quá trình điều trị hoặc chiến lược thở máy họp lý nhất được nhiều nhà sơ sinh quan tâm đến [18].
Có nhiều nghiên cứu về thở máy ở trẻ đẻ non suy hô hấp và đã được ứng dụng nhiều trong lâm sàng. Cũng có nhiều nghiên cứu ứng dụng thở máy chế độ HFO và các chế độ khác để đánh giá tác dụng của từng chế độ thở cho trẻ đẻ non nhằm tìm ra phương thức thở thích hợp nhất cho trẻ đẻ non với mục đích rút ngắn ngày điều trị đặc biệt là hạn chế những biến chứng của thở máy gây ra ở trẻ đẻ non [18, 20]. Theo tổng kết được đăng tải trên tờ Perinatology 2008 thì từ 1989 – 2003 có 17 nghiên cứu về thở HFO ở trẻ đẻ non có sử dụng Surfactant trước hoặc sau thở máy HFO hoặc đã sử dụng Surfactant và thở SIMV trước đó thì thấy có 6 nghiên cứu chỉ ra giảm tỷ lệ loạn sản phổi và 1 nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ sống sót [57]. Tại Việt nam cũng có nghiên cứu của Võ Đức Trí cho thấy hiệu quả của thở HFO ở trẻ sơ sinh thất bại với thở máy thông thường với các biến chứng cũng giảm hơn [17].
Những yếu tố nguy cơ của suy hô hấp sơ sinh cũng được đề cập đến từ thai nhi của sản phụ có những yếu tố nguy cơ như: tiền sử có thai lần trước cũng suy hô hấp sơ sinh, bà mẹ đái tháo đường thai nghén, đa thai, mổ đẻ … Sơ sinh sau đẻ của những sản phụ này có nguy cơ suy hô hấp rất cao và nhiều khi là suy hô hấp nặng nếu không được quản lý, phát hiện và điều trị kịp thời [4, 29]. Tuy nhiên, những yếu tố này nếu chúng ta phát hiện sớm sẽ có những biện pháp theo dõi và xử trí kịp thời, như vậy sẽ giảm được tỷ lệ tử vong và biến chứng của suy hô hấp sơ sinh [2, 9, 43, 67].
Với sự phát triển của y học kết hợp với việc hình thành mối liên hệ mật thiết giữa sản khoa và nhi khoa đặc biệt là sơ sinh, đặc biệt việc phối hợp hồi sức sơ sinh ngay tại phòng mổ/phòng đẻ cũng đề cao vai trò của bác sĩ chuyên khoa Nhi trong việc phối hợp hồi sức trẻ ngay từ giây phút ban đầu [6, 43]. Ngày nay, cùng với xu hướng phát triển của thế giới, việc hình thành các trung tâm Sản-Nhi đang được chú trọng rất nhiều nhằm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ khoẻ mạnh.
Chính vì những lý do trên chúng tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu nhằm phát triển tốt hơn mối quan hệ Sản – Nhi trong theo dõi, quản lý và điều trị ngay từ bà mẹ thai nghén nguy cơ cao đồng thời đánh giá quá trình điều trị tích cực thở máy tại Khoa Nhi-Bệnh viện Bạch Mai với mục đích theo dõi các yếu tố tác động trong quá trình điều trị thở máy ở trẻ đẻ non. Nghiên cứu này sẽ đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của những bệnh viện Sản – Nhi tại các Tỉnh cũng như các bệnh viện đa khoa Tỉnh – nơi vừa có Khoa Nhi và Khoa Sản. Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu mô hình nguyên nhân gây suy hô hấp cấp ỏ’ trẻ SO’ sinh và bước đầu đánh giá kết quả của thở máy tần số cao trên những bệnh nhân suy hô hấp nặng tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch mai Với mục tiêu :
1. Tìm hiểu mô hình nguyên nhăn gây suy hô hấp cấp và một số yếu tố Hên quan ở trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch mai năm 201 ỉ-2013
2. Bước đầu đảnh giá kết quả của thở máy tần sổ cao và một số yếu tổ ảnh hưởng ở trẻ sơ sinh suy hô hấp nặng trên.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích