Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ lệ có thai của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ lệ có thai của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Sinh sản để bảo tồn nòi giống là điều kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho muôn loài trên hành tinh. Con người cũng không nằm ngoài qui luật đó. Sinh con là một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sinh con dễ dàng. Vì vậy, vô sinh rất được quan tâm trong các chương trình sức khỏe sinh sản và điều trị cho các cặp vợ chồng vô sinh mang tính nhân đạo và khoa học sâu sắc.

Vô sinh là một cặp vợ chồng sau một năm chung sống không sử dụng

biện pháp tránh thai nào mà không có thai [2]. Tỷ lệ vô sinh khác nhau ở mỗi nước, từ 10-18%. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra dân số quốc gia năm 1982, vô sinh chiếm tỷ lệ 13% [13]. Về nguyên nhân vô sinh, theo WHO, (1985): 20% không rõ nguyên nhân, 40% do chồng, 40% do vợ [13]. Vì vậy, khám vô sinh phải được tiến hành ở cả nam và nữ. Khám và điều trị vô sinh là một nhu cầu cấp thiết ở các cặp vợ chồng vô sinh để đảm bảo hạnh phúc gia đình.

Hiện nay, có nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đang được áp dụng như bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine insemination – IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF), bơm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic sperm injection – ICSI) và sự lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào nguyên nhân vô sinh.

Trước đây, thụ tinh nhân tạo được thực hiện bằng cách bơm tinh dịch tươi vào buồng tử cung. Sự ra đời của kỹ thuật lọc rửa tinh trùng những năm 70-80 đã làm tăng hiệu quả của thụ tinh nhân tạo, đặc biệt là những ưu điểm về kỹ thuật và mức độ an toàn của nó so với bơm tinh dịch tươi.

Đã có các nghiên cứu trên thế giới về IUI. Theo Allen và cộng sự (1975), tỷ lệ có thai cộng dồn của IUI là 52-70% khi tinh dịch đồ bình thường và nguyên nhân vô sinh chỉ do chất nhầy cổ tử cung [30]. Một nghiên cứu khác của Swanson và cộng sự đã chỉ ra: thông số di động của tinh trùng trước và sau lọc rửa bằng phương pháp Percoll đã thay đổi có ý nghĩa thống kê và liên quan với tỷ lệ có thai trong IUI [57].

Với sự phát triển của khoa học, nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã ra đời nhưng sự lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào từng trường hợp. IUI là một kỹ thuật tương đối đơn giản và ít nguy hiểm , hiệu quả tương đối cao nếu thực hiện đúng chỉ định và đúng kỹ thuật. Trong kỹ thuật IUI thì lọc rửa tinh trùng để có mẫu tinh trùng tốt đóng vai trò quan trọng đối với tỷ lệ có thai và chất lượng tinh trùng sau lọc rửa giúp các bác sỹ tiên lượng được khả năng có thai.

Để góp phần ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân và điều trị vô sinh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ lệ có thai của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội”. Mục tiêu của


đề tài là:

1. Đánh giá chất lượng tinh trùng trước và sau lọc rửa.

2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng với tỷ lệ có thai trong kỹ thuật IUI.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 13

1.1. Tình hình vô sinh trên thế giới và Việt Nam 13

1.1.1. Định nghĩa vô sinh 13

1.1.2. Tình hình vô sinh 13

1.2. Sự thụ thai 14

1.2.1. Tinh trùng và tinh dịch 15

1.2.2. Noãn 21

1.2.3. Sự thụ tinh 22

1.2.4. Sự thụ tinh và làm tổ 23

1.2.5. Các điều kiện để thụ tinh có thể xảy ra và trứng sau thụ tinh có thể

làm tổ 24

1.3. Lọc rửa tinh trùng 24

1.3.1. Lợi ích của việc lọc rửa tinh trùng 24

1.3.2. Các phương pháp lọc rửa tinh trùng 25

1.4. Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung 30

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1. Đối tượng nghiên cứu 34

2.2. Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 34

2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 34

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 35

2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu 35

2.2.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 35

2.3. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu 35

2.3.1. Kỹ thuật nghiên cứu 35

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 40

2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 40

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 41

3.1.1. Tuổi của bệnh nhân 41

3.1.2. Nguồn tinh trùng 42

3.1.3. Thời gian vô sinh 42

3.1.4. Phân loại vô sinh 43

3.2. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch đồ 44

3.2.1. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch trước lọc rửa 44

3.2.2. Các chỉ số xét nghiệm tinh dịch sau lọc rửa 46

3.2.3. So sánh chất lượng tinh trùng trước và sau lọc rửa 47

3.3. Tỷ lệ có thai bằng phương pháp bơm tinh trùng đã lọc rửa vào

buồng tử cung 49

3.4. Mối liên quan giữa một số yếu tố và tỷ lệ có thai 49

3.4.1. Mối liên quan giữa tuổi của bệnh nhân và tỷ lệ có thai sau IUI…. 49

3.4.2. Mối liên quan giữa loại vô sinh và tỷ lệ có thai 50

3.4.3. Mối liên quan giữa số năm vô sinh và tỷ lệ có thai sau IUI 50

3.4.4. Liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng trước lọc rửa

với tỷ lệ có thai 51

3.4.5. Liên quan giữa mật độ và độ di động của tinh trùng sau lọc rửa với

tỷ lệ có thai 55

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1. Về một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 60

4.2. Về mật độ và độ di động của tinh trùng trước và sau lọc rửa 62

4.2.1. Tinh trùng trước lọc rửa 62

4.2.2. So sánh mật độ và tỷ lệ di động của tinh trùng trước và sau lọc rửa 63

4.3. Về tỷ lệ có thai của IUI 65

4.4. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai với một số yếu tố 67

4.4.1. Về mối liên quan giữa tuổi của người vợ và tỷ lệ có thai 67

4.4.2. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai và loại vô sinh 68

4.4.3. Về liên quan giữa tỷ lệ có thai và thời gian sinh 68

4.4.4. Về Liên quan giữa các chỉ số của tinh dịch trước lọc rửa và tỷ lệ có

thai 68

4.4.5. Liên quan giữa các chỉ số tinh trùng sau lọc rửa và tỷ lệ có thai. ..71

KÉT LUẬN 73

KIÉN NGHỊ 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 

 

Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích

Leave a Comment