Tìm hiểu mối liên quan giữa sự có mặt của gen core/precore với một số dấu ấn của hbv trong huyết thanh
Luận văn Tìm hiểu mối liên quan giữa sự có mặt của gen core/precore với một số dấu ấn của hbv trong huyết thanh.Viêm gan B là bệnh gan truyền nhiễm gây ra bởi vi rút viêm gan B (Hepatitis B Virus). Trong sáu loại vi rút gây viêm gan ( A, B, C, D, E, và G ), vi rút viêm gan B được đặc biệt quan tâm bởi tính chất lây truyền và mức độ nguy hiểm của nó. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization) đến cuối năm 2000, thế giới có hơn 2 tỷ người nhiễm HBV. Khoảng 400 triệu người mang HBV mạn tính. Hàng năm có hơn 500 000 người mang HBV mạn tính chết vì xơ gan và ung thư gan [44].
Người ta thấy rằng 90% những người mang HBV mạn tính ở các nước Đông Nam Á là bị lây nhiễm ở thời kỳ chu sinh, đặc biệt là trong cuộc đẻ [23]. Như vậy, nhiễm HBV ở thời kỳ sơ sinh là rất nguy hiểm, bởi đại đa số những trẻ này sẽ là người mang HBV mạn tính với nguy cơ tiến triển thành những bệnh gan mạn tính là rất lớn. Lây nhiễm cho trẻ nhỏ ở thời kỳ sơ sinh chủ yếu là từ những mẹ có mang HBV, đặc biệt là ở những mẹ mang HBV mạn tính.
Việt Nam là nước thuộc khu vực có tỷ lệ HBV lưu hành cao. Người mang HBsAg(+) trong cộng đồng ở Việt Nam chiếm tỷ lệ 11,1% đến 16,8% [1,4,5,12,15,16,18]. Tỷ lệ phụ nữ mang HBV mạn tính cao. Đặc biệt những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nếu mang cả hai kháng nguyên bề mặt HBsAg và HBeAg thì khả năng lây truyền HBV cho con của họ tăng lên rõ rệt.
Phát hiện HBV ở Việt Nam hiện nay phổ biến sử dụng kỹ thuật ELISA (Enzyme Linked Immunosorbernt Assay). Đây là kỹ thuật phát hiện kháng nguyên bề mặt (HBsAg) hay kháng nguyên hoà tan (HBeAg) của HBV và các kháng thể (Anti-HBs, Anti-HBc, Anti-HBe). Những kỹ thuật này chỉ cho phép phát hiện các dấu ấn hòa tan của HBV mà không trực tiếp phát hiện cấu trúc genom của HBV, kỹ thuật này không cho thấy khả năng đang nhân lên của HBV.
Kỹ thuật PCR phát hiện các cấu trúc genom của HBV. Gen Core/Precore chứa thông tin liên quan đến sự nhân lên của HBV. Vì vậy, việc phát hiện gen Core và gen PreCore trong huyết thanh bằng kỹ thuật
PCR cho phép xác định chính xác sự có mặt của HBV cũng như khả năng nhân lên HBV ngay ở giai đoạn sớm của nhiễm HBV. Đặc biệt việc phát hiện gen PreCore còn liên quan đến sự xuất hiện hay không của HBeAg, một kháng nguyên được cho là có vai trò quan trọng trong sự lây nhiễm HBV từ mẹ sang con.
Thế giới đã có nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhiều công trình đã tiến hành giải trình tự gen Core, gen PreCore và xác định được các vị trí hay xảy ra đột biến ở vùng gen Core và vùng gen PreCore. Tuy nhiên, chưa có công trình nào khảo sát về mối liên quan giữa sự có mặt của hai gen Core/PreCore với sự có mặt của các dấu ấn trong huyết thanh.
Ở Việt Nam nhiều công trình nghiên cứu về HBV đã được công bố. Các nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh lâm sang, sự hiện diện và sự thay đổi của dấu ấn trong huyết thanh ở các bệnh nhân viêm gan mạn, viêm gan cấp, bệnh nhân xơ gan, và ung thư gan… Về sinh học phân tử, cũng đã có một số công trình nghiên cứu kết hợp với nước ngoài để xác định các thể đột biến của HBV trên các bệnh nhân có bệnh gan mạn tính. Có công trình đã tiến hành xác định HBV-DNA trên những phụ nữ có thai có HBsAg(+) và một số trẻ nhỏ con của những sản phụ này. Nhưng cũng chưa thấy có công trình nào công bố về tỷ lệ phát hiện gen Core và gen PreCore cũng như mối liên quan của hai gen này với một số dấu ấn huyết thanh ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu này với hai mục tiêu :
1. Phát hiện gen Core / PreCore ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ mang HBsAg.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa sự có mặt của gen
Core/PreCore với một số dấu ấn của HBV trong huyết thanh.
MỤC LỤC
Mục lục Chữ viết tắt
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Đại cương về bệnh viêm gan B 3
1.1.1. Dịch tễ học bệnh viêm gan B 3
1.1.1.1 Dịch tễ học bệnh viêm gan B trên thế giới 3
1.1.1.2 Dịch tễ học bệnh viêm gan B tại Việt nam. 5
1.1.2. Lâm sàng và mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B 8
1.1.2.1 Viêm gan B cấp 8
1.1.2.2 Viêm gan B mạn 10
1.2. Đặc điểm sinh học của vi rút viêm gan B. 11
1.2.1 Cấu trúc của vi rút viêm gan B 11
1.2.2. Sự nhân lên của HBV 13
1.2.3. Các phương thức lây truyền của HBV 14
1.2.3.1. Lây truyền HBV từ mẹ sang con 15
1.2.3.2. Lây HBV qua đường tiêm truyền 15
1.2.3.3. Lây HBV qua đường tình dục 15
1.3. Vai trò của các đoạn gen trong bộ gen của HBV 16
1.4. Các dấu ấn huyết thanh của HBV 17
1.4.1 Kháng nguyên bề mặt của HBV (HBsAg) và anti-HBs 17
1.4.2 Kháng nguyên lõi của HBV (HBcAg) và anti-HBc 18
1.4.3 Kháng nguyên e của HBV (HBeAg) và anti-HBe 19
1.5 Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 20
1.5.1 Kỹ thuật PCR 20
1.5.2 Kỹ thuật ELISA 23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 24
2.4. Các kỹ thuật sẽ sử dụng trong nghiên cứu 25
2.4.1. ELISA xác định các dấu ấn HBsAg, anti-HBs, HBeAg, anti- 25
HBe, anti-HBc.
2.4.1.1 Kỹ thuật ELISA phát hiện HBsAg trong huyết thanh 25
2.4.1.2 Kỹ thuật ELISA phát hiện Anti-HBs trong huyết thanh 25
2.4.1.3 Kỹ thuật ELISA phát hiện HbeAg trong huyết thanh 26
2.4.1.4 Kỹ thuật ELISA phát hiện anti-HBe trong huyết thanh 27
2.4.1.5 Kỹ thuật ELISA phát hiện Anti-HBc trong huyết thanh 28
2.4.2 Kỹ thuật PCR xác định gen Core/Pre-Core 29
2.5. Thu thập và xử lý số liệu 31
2.6. Thời gian tiến hành nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 32
3.1. Tỷ lệ phát hiện gen core/precore 32
3.2. Đánh giá tỷ lệ phát hiện các dấu ấn HBeAg, anti-HBe, anti- 34
HBc, anti-HBs
3.3. Mối liên quan giữa gen Core/Pre-Core với bốn dấu ấn trong 35
huyết thanh
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 38
4.1. Tỷ lệ phát hiện gen Core và gen PreCore ở các phụ nữ trong độ 40
tuổi sinh đẻ có HBsAg(+)
4.2. Tỷ lệ phát hiện HBeAg, anti-HBe, anti-HBc, anti-HBs 42
4.3. Mối liên quan giữa sự hiện diện của gen Core, gen PreCore với 47 bốn dấu ấn trong huyết thanh
KẾT LUẬN 53
KIẾN NGHỊ 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO