Tìm hiểu một số biện pháp truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt tại Hà Nội
Tìm hiểu một số biện pháp truyền thông về sức khoẻ sinh sản cho trẻ vị thành niên có hoàn cảnh đặc biệt tại Hà Nội.Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo nhiều sự phát triển xã hội và cả những vấn đề mới nảy sinh của xã hội. Cùng với sự cải thiện của một phần dân cư, một bộ phận dân cư khác như trẻ em, phụ nữ, người dân tộc thiểu số không được hưởng lợi đầy đủ từ sự phát triển đó [9]. Trong số các đối tượng đó, trẻ em, đặc biệt là trẻ VTN – HCĐB đangchịu nhiều thiệt thòi nhất. Tại Hà Nội, trẻ có HCĐB đã có sự gia tăng từ 14744 trẻ năm 2004 lên 16470 năm 2005 [23, 24]. Trẻ có HCĐB đã đang và sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ hơn hẳn những trẻ bình thường như nạn mại dâm, ma tuý, bạo lực, sự sang chấn tâm lý.
Vấn đề sức khoẻ sinh sản đặc biệt là sức khoẻ sinh sản VTN tuy đã được quan tâm song vẫn còn rất nhiều khó khăn nhất là đối với trẻ VTN-HCĐB. Trẻ có nguy cơ sinh hoạt tình dục sớm, nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, chịu đựng sự lạm dụng tình dục cao hơn hẳn các nhóm khác. Nghiên cứu tại nhóm trẻ giáo dưỡng, 64% trẻ nữ trong trại đã từng làm nghề mại dâm, 47% trẻ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục [3]. Trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với học hành và sự hỗ trợ của cộng đồng và gia đình: 90% trẻ mới chỉ ở mức tiểu học, 3- 4 % các em mù chữ [3]. Sự tồn tại lớn trong CSSKSS cho VTN-HCĐB có nhiều nguyên nhân song công tác truyền thông là một trong các nguyên nhân quan trọng tác động tới chất lượng CKSKSS cho đối tượng trên.
Sự tiếp cận và truyền thông cho trẻ VTN cũng gặp nhiều khó khăn. Trẻ ít có cơ hội tiếp cận với các thông tin và dịch vụ CSSKSS trong khi các dịch vụ này chủ yếu hướng đến đối tượng người lớn đã lập gia đình [18]. Giáo dục SKSS cho trẻ VTN đang còn rất nhiều vấn đề tồn tại. Sách dành cho trẻ còn thiếu, nội dung chưa phong phú, thiếu hấp dẫn, chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của trẻ
MỤC LỤC ĐỀ MỤC
Nội dung
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
MỤC TIÊU
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. Các khái niệm
3
1.2. Nội dung về CSSKSS cho trẻ VTN-HCĐB
4
1.3. Các biện pháp truyền thông về CSSKSS cho trẻ VTN-HCĐB
5
1.3.1. Các biện pháp trực tiếp
5
1.3.2. Các biện pháp gián tiếp
6
1.3.3. Một số hình thức tổ chức CSSKSS
8
1.4. Tình hình truyền thông về CSSKSS
8
1.4.1. Trên thế giới
8
1.4.2. Tại Việt Nam
12
1.5. Vài nét về tình hình địa lý, kinh tế, xã hội TP Hà Nội
15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
16
2.1. Thiết kế nghiên cứu
16
2.2. Thời gian nghiên cứu
16
2.3. Địa điểm nghiên cứu
16
2.4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
16
2.5. Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu
18
2.5.1. Trẻ VTN-HCĐB
18
2.5.2. Các đối tượng khác
19
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
19
2.7. Phương pháp khống chế sai số
19
2.8. Đạo đức nghiên cứu
19
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
20
3.1. Các đặc điểm chung
20
3.2. Thực trạng công tác truyền thông CSSKSS cho VTN- HCĐB
21
3.3. Những thuận lợi, tồn tại và những khó khăn trong công tác
truyền thông GDSKSS
26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
29
4.1. Tình hình chung của trẻ VTN-HCĐB
29
4.2. Thực trạng các BPTT về CSSKSS cho VTN- HCĐB
29
4.3. Những thuận lợi, tồn tại và những khó khăn trong công tác
truyền thông GDSKSS
35
KẾT LUẬN
38
KIẾN NGHỊ
39
Lời cam đoan
DANH MỤC BẢNG
Nội dung
Trang
Bảng 2.1. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin và
nội dung nghiên cứu
16
Bảng 3.1. Phân loại VTN theo HCĐB
20
Bảng 3.2.Các nguồn thông tin trẻ VTN-HCĐB tiếp xúc
21
Bảng 3.3. Các hình thức TT về CSSKSS cho VTN tại địa phương
theo ý kiến của phụ huynh và người chăm sóc trẻ
22
Bảng 3.4. Một số nguồn cung cấp thông tin VTN ưa thích nhất
22
Bảng 3.5. Các BPTT SKSS cho VTN qua phỏng vấn định tính tại
các cơ sở truyền thông, phường xã và các trung tâm mái ấm
24
Bảng 3.6. Thống kê các BPTT về dân số-gia đình-trẻ em (trong đó
lồng CSSKSS cho trẻ VTN- HCĐB), năm 2005
25
Bảng 3.7. Những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại trong công
tác truyền thông CSSKSS
26
Bảng 3.8. Những tồn tại và cải tiến của các phương pháp GDSKSS
cho VTN-HCĐB
27
Bảng phụ lục 1.1. Phân loại VTN theo giới
47
Bảng phụ lục 1.2. Phân loại VTN có HCĐB
47
Bảng phụ lục 1.3. Nơi quản lý trẻ VTN-HCĐB
47
Bảng phụ lục 1.4. Tỷ lệ VTN và mức độ sử dụng một số biện pháp
và phương tiện truyền thông
48
Bảng phụ lục 1.5. Thực trạng các biện pháp truyền thông về
CSSKSS cho VTN tại Hà Nội qua phỏng vấn định tính
49
Phụ lục 2.1. Bộ câu hỏi Phỏng vấn VTN- HCĐB
59
Bộ câu hỏi 2.1. Phỏng vấn người thân trong gia đình hay người
nuôi dưỡng trẻ VTN-HCĐB
64
Phụ lục 2.3. Hướng dẫn phỏng vấn sâu (Thảo luận nhóm) cán bộ
quản lý các trung tâm bảo trợ xã hội, giáo dưỡng.
66
Nguồn: https://luanvanyhoc.com