Tìm hiểu một số đột biến gây B Thalasemi ở người Miền Bắc Việt Nam
b-Thalasemia là hôi chứng bệnh lý di truyền do bất thường tổng hợp chuỗi b-globin dẫn đến giảm tổng hợp huyết sắc tố. Tuy nhiên mức đô tổn thương chuỗi b sẽ dẫn đến những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trên thế giới, từ lâu các kỹ thuật sinh học phân tử đã được sử dụng để xác định các đôt biến trong gene b-globin để phục vụ điều trị cũng như chẩn đoán trước sinh. Tại Việt Nam, những nghiên cứu trên cũng đã được áp dụng và dần trở nên phổ biến. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đến những kiểu đôt biến gen hay gặp kết hợp với môt số xét nghiệm sàng lọc và triệu chứng lâm sàng để tìm hiểu mối liên quan giữa lâm sàng và tổn thương gen. Mục tiêu:
(1) Xác đinh các dạng đột biến b-thalasemia hay gặp ở miền Bắc Việt Nam;
(2) Xác đinh mối liên hệ giữa chỉ số sinh hóa, lâm sàng và các dạng đột biến
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
– Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu bao gổm 60 bệnh nhi, không có quan hệ huyết thống, đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương trong khoảng thời gian từ 2005-2007. Đô tuổi của bệnh nhi dao đông từ 0.5 – 17 tuổi.
Dân tộc: có 50 mẫu (83%) là dân tộc Kinh, 10 mẫu còn lại thuộc các dân tộc thiểu số cư trú tại các tỉnh phía Bắc: Tày, Nùng, Mường… (17%).
– Phương pháp nghiên cứu
+Tiến hành các xét nghiêm sàng lọc tại khoa Huyết học- Bênh viên Nhi trung ương để
phân loại thể bênh, bao gồm:
Hb: hàm lượng huyết sắc tố SLHC: số lượng hồng cầu HCT: hematocrit
MCV: thể tích trung bình hồng cầu MCHC: nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu RDW: độ tập trung hồng cầu Điên di huyết sắc tố
+ Những bênh nhân có kết quả chẩn đoán b-thalassemia sẽ được tiến hành thu thập mẫu vào tube lấy máu có chất chống đông EDTA và tiếp tục nghiên cứu phản ứng multiplex-PCR để xác định đột biến gen b-globin.
ADN bênh nhân được tách chiết theo phương pháp Perchlorat sodium (S.A. Miller, D.D. Dykes, H.F. Polesky – 1988) (1). Các mẫu ADN sau khi tách được tiến hành phản ứng multiplex PCR với các cặp mồi để phát hiên những đột biến hay gặp nhất ở khu vực Đông Nam á và Nam Trung Quốc: FS 41/42 (-TCTT), Cd 17 (A®T), fS 71/72 (+A), Cd 29 (A®G), Cd 28 (A®GX IVS II-654 (C®T) (4, 6). ở tất cả các bênh nhân, chúng tôi cũng sử dụng cặp mồi nội kiểm tra để khuếch đại đoạn gen đặc trưng cho ADN người.
Chu kỳ nhiêt và các điều kiên của phản ứng đã được mô tả trong những nghiên cứu trước (2).
Sản phẩm của phản ứng multiplex-PCR được điên di trên gel agarose 1,5% sau đó nhuộm ethidium bromide.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong số 60 mẫu bênh nhi được làm xét nghiêm, chúng tôi phát hiên thấy 30 mẫu có đột biến cd 17 (A®T) (50%), 6 mẫu có đột biến dịch khung FS41/42 (-CTTT) (10%), đặc biêt có 4 mẫu biểu hiên 2 đột biến cd17-FS4/142 (6%). Ngoài ra chúng tôi chưa phát hiên được thêm đột biến khác trong số 7 đột biến trên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác về tần suất các đột biến đặc trưng ở Viêt Nam, Nam Trung Quốc.
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích