Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản
Luận văn thạc sĩ y học Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Trong những năm gần đây, kinh tế, xã hội Việt Nam có những bước phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng có những đặc điểm riêng, nhiều loại bệnh tật của mô hình cũ như suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn vẫn tồn tại nhưng mô hình bệnh tật mới đã xuất hiện và gia tăng một số bệnh rất nguy hiểm lây qua con đường TD và HIV/AIDS. Với trào lưu du nhập lối sống phương Tây vào nước ta hiện nay, số VTN QHTD trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai, hiện tượng lạm dụng TD trẻ em có xu hướng tăng cao… Những vấn đề này đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ VTN. Để giúp các em HS có thể tiếp thu lối sống lành mạnh thì việc trang bị kiến thức về sức khoẻ giới tính, về việc tránh thai an toàn để bảo vệ mình là điều vô cùng cần thiết.
Ở nước ta, việc GDGT đã bước đầu được triển khai cho HS thông qua nhiều hình thức như tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, chính sách DS/KHHGĐ, giáo dục trong nhà trường… Tuy nhiên sự tiếp cận với kiến thức về SKSS lại có sự chênh lệch giữa những HS sống ở khu vực thành phố với nông thôn; giữa các vùng miền; giữa HS nam và HS nữ…
Điều tra và đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của HS về SKSS là việc làm cần thiết làm cơ sở cho công tác GDGT trẻ VTN ở mức độ gia đình, nhà trường, địa phương để có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nhận thức của HS về CSSKSS từ đó hình thành cho HS lối sống lành mạnh, tự chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ bản thân.
Việc điều tra, tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của HS trên địa bàn huyện Yên Khánh (Ninh Bình) đặc biệt là HS THPT chưa được tiến hành một cách có hệ thống và hiệu quả vì vậy mà hiểu biết của VTN về vấn đề SKSS chưa được nâng cao, các em còn hiểu biết mơ hồ và thiếu chính xác về các nội dung của SKSS từ đó mà có thái độ và hành vi không đúng với tác phong của người HS. Đây là vấn đề bức thiết cần được chú trọng mà trước hết là cần phải hiểu rõ thực trạng, thái độ hành vi của HS về vấn đềnày để có thể có những biện pháp tác động phù hợp.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản, trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
– Xuất phát từ các đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi vị thành niên.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
– Đánh giá được thực trạng nhận thức của HS về SKSS từ đó đưa ra được các biện pháp nâng cao nhận thức của HS về vấn đề này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
– Đánh giá được thực trạng kiến thức, thái độ, hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
– Mô tả được một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và hành vi của học sinh THPT về sức khoẻ sinh sản trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về sức khoẻ sinh sản.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
– Khảo sát tình hình nhận thức của HS THPT tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về SKSS.
– Khảo sát tình hình giáo GDGT cho HS ở các trường THPT tại huyện Yên Khánh.
– Mô tả một số yếu tố liên quan tới sức khoẻ và hành vi của HS THPT về SKSS trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu …………………………………………5
1.1.1. Tình hình ngiên cứu về SKSS VTN trên thế giới …………………5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam …………………………………9
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 13
1.2.1. Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT 13
1.2.2. Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản 16
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 20
1.2.1. Thực trạng công tác chăm sóc SKSS trên thế giới 20
1.2.2. Thực trạng CSSKSS ở Việt Nam 22
1.2.3. Thực trạng CSSKSS của tỉnh Ninh Bình 25
1.2.4. Thực trạng CSSKSS của huyện Yên Khánh 26
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 29
2.2. Kết quả nghiên cứu nhận thức của HS về SKSS 30
2.2.1. Tỉ lệ hiểu biết về các dấu hiệu dậy thì 30
2.2.2. Tỉ lệ hiểu biết về nguyên nhân có thai và thời điểm có thai 31
2.2.3. Tỉ lệ hiểu biết của HS về biện pháp tránh thai 33
2.2.4. Tỉ lệ hiểu biết của HS về tác hại của nạo phá thai 35
2.2.5. Tỉ lệ hiểu biết của HS về các bệnh LTQĐTD 36
2.3. Thái độ, hành vi của HS THPT huyện Yên Khánh về SKSS 38
2.3.1. Thái độ của HS về QHTD trước hôn nhân và có thai trước hôn nhân …38
2.3.2. Hành vi của HS về SKSS 40
2.4. Mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin SKSS với hiểu biết về SKSS 42
2.4.1. Liên quan giữa giới tính và mức độ hiểu biết về dấu hiệu dậy thì 42
2.4.2. Liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin về SKSS với sự hiểu biết về các BPTT 43
2.4.3. Liên quan giữa hiểu biết về thời điểm thụ thai với hành vi QHTD 44
2.5. Kết quả phỏng vấn thầy cô giáo và PHHS trên địa bàn huyện Yên Khánh …45
2.5.1. Kết quả phỏng vấn phụ huynh HS 45
2.5.2. Kết quả phỏng vấn GV THPT trên địa bàn huyện Yên Khánh 49
2.6. Thực trạng giáo dục về SKSS và TD cho HS THPT thuộc địa bàn huyện Yên Khánh 50
2.6.1. Nội dung đang được giảng dạy trong nhà trường 50
2.6.2. Sự tiếp thu của HS đối với các nội dung SKSS và TD được giảng dạy. 52
2.6.3. Các nguồn thông tin ngoài nhà trường 53
2.7. Biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKSS 54
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
1. Kết luận 57
2. Kiến nghị 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới tính 29
Bảng 2.2: Tỉ lệ HS hiểu biết về dấu hiệu dậy thì (n=653) 30
Bảng 2.3: Tỉ lệ HS hiểu biết về nguyên nhân có thai (n=653) 31
Bảng 2.4: Tỷ lệ HS hiểu biết về thời điểm có thai (n=653) 31
Bảng 2.5: Tỷ lệ hiểu biết các BPTT theo giới 33
Bảng 2.9: Tỷ lệ HS biết các con đường lây truyền HIV/AIDS (n=653) 37
Bảng 2.11: Tỷ lệ HS có bạn tình theo giới 40
Bảng 2.12: Hành vi QHTD của HS theo giới 40
Bảng 2.13: Tỷ lệ HS sử dụng BPTT khi QHTD ( n=653) 41
Bảng 2.14: Tỷ lệ HS được tiếp cận kiến thức SKSS qua các kênh thông tin 43
Bảng 2.15: So sánh kết quả khảo sát 104 PHHS nam và 129 PHHS nữ. 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ HS biết nơi cung cấp PTTT 34
Biểu đồ 2.2: Hiểu biết của HS về tác hại của nạo phá thai 35
Biểu đồ 2.3: Hiểu biết của HS về các bệnh LTQĐTD 36
Biểu đồ 2.4: Thái độ của HS về việc có bạn tình 38
Biểu đồ 2.5: Thái độ của HS về việc QHTD trước hôn nhân 38
Biểu đồ 2.6: Thái độ của HS về việc có thai trước hôn nhân 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Anh – Nguyễn Mỹ Hương, Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên, NXB Lao động xã hội, 2005.
2. Bộ Y tế (2005), “Điều tra Quốc gia về Vị thành niên”, Hà Nội, 45-52.
3. Chi cục Dân số – KHHGĐ tỉnh Ninh Bình (2012), “Báo cáo công tác Y tế năm 2012”.
4. Bùi Diệu (7/2012), “Công tác dân số và những thách thức đặt ra”, Báo điện tử Ninh Bình.
5. Liên minh Châu Âu/ Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (2005), “Báo cáo điều tra ban đầu chương trình RHIYA VN”, Hà Nội, 28-74.
6. Ths. Bùi Thi Thu Hà, Sức khoẻ sinh sản. NXB Giáo dục, 2008.
7. Vũ Hương (2012), “Tổng kết công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản năm 2011 và phương hướng nhiệm vụ năm 2012”, Báo điện tử Ninh Bình.
8. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007.
9. GS. TS Nguyễn Quang Mai, Sinh lý học động vật và người, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2004.
10. Nguyễn Hải Thượng (2012), Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khoẻ sinh sản và TD của HS khiếm thính Việt Nam và hiện trạng giáo dục, thực nghiệm tại trường THCS Xã Đàn, Hà Nội, luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học y tế công cộng, Hà Nội.
11. Phan Ngọc Trâm (2005), Nghiên cứu xây dựng nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu điều tra thống kê, , Viện Khoa học Thống kê, Tổng cục Thống kê.
12. Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số (2003), “Vị thành niên và thanh niên Việt Nam”, Hà Nội, 22-35.
13. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (2004), Dự báo một số chỉ tiêu về sức khoẻ sinh sản nữ thanh thiếu niên ở Việt Nam từ năm 1995 đến năm 2003, NXB thanh niên, 10-36-45-50.
14. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh Ninh Bình (2010), “Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011”.
15. Hồng Vân (4/2012), “Chiến dịch dân số của huyện Yên Khánh năm 2012”, Báo điện tử Ninh Bình.
16. Mushi DL, Mpembeni RM, Rahn A (2007), Knowledge about safe motherhoot and HIV/AIDS among school pupils in a rural area in Tanzania, BMC Pregnancy Childrirth.