Tính an toàn, đáp ứng miễn dịch của vắc xin ho gà vô bào ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng của kháng thể từ mẹ truyền sang con
Tính an toàn, đáp ứng miễn dịch của vắc xin ho gà vô bào ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng của kháng thể từ mẹ truyền sang con.Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp gây ra bởi Bordetellapertussis, là một trong năm bệnh gây tử vong cao nhất ở trẻ em [123]. Bệnh được truyền từ người sang người. Mặc dù đã thực hiện nhiều chiến lược tiêm chủng khác nhau nhưng số ca mắc ho gà vẫn tiếp tục tăng lên. Hàng năm ước tính trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu ca mắc ho gà và khoảng 300.000 ca tử vong [81]. Hầu hết các ca tử vong là trẻ em dưới một tuổi, đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ [47, 97].
Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ vị thành niên, người trưởng thành, nhân viên y tế và đặc biệt là phụ nữ mang thai đang tăng lên, với các triệu chứng không rõ rệt gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị và dễ trở thành vật chủ truyền bệnh trong cộng đồng. Ở một số nghiên cứu khác cho thấy có tới 50% số ca ho gà ở trẻ dưới một tuổi là do mẹ mắc ho gà rồi lây trực tiếp sang con [115]. Ho gà vẫn là một vấn đề lớn của y tế công cộng ngay cả ở những nước phát triển với tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 6 tháng tuổi là 0,2% [37].
Năm 2010 tại California (Mỹ) số ca mắc ho gà tăng cao nhất trong 60 năm với hơn 9000 ca mắc, 809 ca phải nhập viện và có 10 ca tử vong đều là trẻ dưới 3 tháng tuổi [134]. Tháng 4 năm 2012 bang Washington (Mỹ) công bố dịch ho gà, với 2520 ca mắc (37,5 ca trên 100000 dân) và tăng gấp 13 lần so với cùng kỳ
năm 2011 [21]. Năm 2012 tại Anh có 14 trẻ tử vong vì ho gà (cao nhất kể từ năm 1982) và tất cả đều là trẻ dưới 1 năm tuổi [16]. Hai mươi bảy nước ở châu Âu cung cấp số liệu có 17.596 trẻ mắc ho gà năm 2009 [37].
Ở Việt Nam, năm 1990 sau 5 năm tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng, chúng ta đã giảm số ca mắc ho gà từ 44.011 ca xuống 4.095 ca. Năm 20112cả nước có 105 ca và năm 2012 có 98 ca mắc ho gà [132]. Tuy nhiên các ca bệnh ghi nhận tại Việt Nam chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, rất ít ca được chẩn đoán huyết thanh do vậy số ca mắc thực tế có thể còn lớn hơn nhiều.
Nghiên cứu mới nhất của Munoz chỉ ra rằng tiêm phòng vắc xin ho gà vô bào cho phụ nữ mang thai sẽ làm tăng kháng thể mẹ truyền lúc sinh và có thể bảo vệ trẻ tốt hơn [94]. Năm 2011 Ủy ban cố vấn thực hành tiêm chủng Mỹ (ACIP) đưa ra đề xuất phụ nữ mang thai nên tiêm 1 liều Tdap [22, 95]. Khoảng thời gian bảo vệ tiên phát do kháng thể mẹ truyền sang con tồn tại khoảng 6-8 tuần [22, 124], đủ để bảo vệ trẻ từ những giờ đầu tiên sau sinh đến lúc được tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trong khi việc tiêm vắc xin ho gà cho trẻ đã được tiến hành rộng rãi thì việc tiêm vắc xin ho gà vô bào cho phụ nữ mang thai nhằm tăng hiệu quả bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại ho gà còn rất hạn chế và chưa được tiến hành tại Việt Nam, bên cạnh đó những vấn đề về tính an toàn, đáp ứng miễn dịch và sự truyền kháng thểtừ mẹ sang con, ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền tới đáp ứng miễn dịch của trẻ còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ, cần phải nghiên cứu thêm. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
”Tính an toàn, đáp ứng miễn dịch của vắc xin ho gà vô bào ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng của kháng thể từ mẹ truyền sang con”, với các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tính an toàn và đáp miễn dịch ở phụ nữ mang thai sau tiêm vắc xin có thành phần ho gà vô bào.
2. Đánh giá khả năng truyền kháng thể từ mẹ sang con và ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin có thành phần ho gà vô bào
MỤC LỤC Tính an toàn, đáp ứng miễn dịch của vắc xin ho gà vô bào ở phụ nữ mang thai và ảnh hưởng của kháng thể từ mẹ truyền sang con
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục bảng ix
Danh mục biểu đồ x
Danh mục hình, sơ đồ xii
ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………………………… 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN………………………………………………………………….. 3
1.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH HO GÀ………………………………………………. 3
1.1.1 Đặc điểm dịch tễ …………………………………………………………………… 3
1.1.2 Tình hình bệnh ho gà trước và sau khi vắc xin ho gà được sử dụng . 5
1.1.3 Chẩn đoán ca bệnh ho gà ……………………………………………………….. 9
1.2 ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG HO GÀ ………………………………………. 13
1.2.1 Đặc điểm chung ………………………………………………………………….. 13
1.2.2 Đáp ứng miễn dịch dịch thể ………………………………………………….. 19
1.2.3 Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào………………………………… 21
1.2.4 Miễn dịch sau mắc ho gà………………………………………………………. 24
1.2.5 Miễn dịch chủ động bằng tiêm vắc xin ho gà …………………………… 27
1.2.6 Miễn dịch thụ động và sự truyền kháng thể từ mẹ sang con ……….. 30
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………… 34iv
2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………………………………………………… 34
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………. 34
2.1.2 Cỡ mẫu …………………………………………………………………………….. 34
2.2 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU …………………………………… 36
2.3 VẮC XIN SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU………………………………… 36
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU …………………………………………………… 37
2.4.1 Thiết kế nghiên cứu …………………………………………………………….. 37
2.4.2 Các bước tiến hành ……………………………………………………………… 41
2.5 CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ …………………………………………………………….. 47
2.5.1 Các chỉ số đánh giá tính an toàn…………………………………………….. 47
2.5.2 Chỉ số đánh giá về tính sinh miễn dịch……………………………………. 48
2.5.3 Các chỉ số nhân trắc …………………………………………………………….. 49
2.6 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ……………………………………………….. 49
2.7 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU……………………………………………….. 50
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ…………………………………………………………………….. 51
3.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ………………….. 51
3.2 TÍNH AN TOÀN, ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG KHI TIÊM VẮC XIN HO GÀ CHO PHỤ NỮ MANG THAI ………. 52
3.3 KHẢ NĂNG TRUYỀN KHÁNG THỂ TỪ MẸ SANG CON VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH Ở TRẺ SAU KHI TIÊM VẮC XIN HO
GÀ….. ……………………………………………………………………………………………….. 70v
3.3.1 Đáp ứng miễn dịch ở trẻ sau tiêm vắc xin ho gà……………………….. 70
3.3.2 Khả năng truyền kháng thể kháng ho gà từ mẹ sang con……………. 82
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN …………………………………………………………………. 90
4.1 TÍNH AN TOÀN KHI TIÊM VẮC XIN HO GÀ VÔ BÀO CHO PHỤ NỮ
MANG THAI……………………………………………………………………………………… 90
4.2 ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA PHỤ NỮ MANG THAI SAU TIÊM VẮC
XIN HO GÀ VÔ BÀO …………………………………………………………………………. 94
4.3 SỰ TRUYỀN KHÁNG THỂ TỪ MẸ SANG CON……………………………. 98
4.4 TÍNH AN TOÀN VÀ ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA TRẺ SAU TIÊM
VẮC XIN HO GÀ……………………………………………………………………………… 105
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………… 116
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………………………….. 118
THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC NGHIÊN C
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Số ca ho gà hàng năm giai đoạn 1980 – 2012 (nguồn WHO) ……….5
Biểu đồ 1.2: Số ca mắc ho gà tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2011………….8
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa nồng độ antiFHA trước tiêm và lúc sinh, nhóm
tiêm ADACEL® ……………………………………………………………………………………57
Biểu đồ 3.2: Tương quan giữa nồng độ antiFHA sau tiêm một tháng và lúc sinh,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………58
Biểu đồ 3.3: Tương quan nồng độ antiFHA trước tiêm và lúc sinh, nhóm tiêm
vắc xin TCMR………………………………………………………………………………………59
Biểu đồ 3.4: Tương quan giữa nồng độ antiPRN lúc sinh – trước tiêm, nhóm tiêm
vắc xin TCMR………………………………………………………………………………………60
Biểu đồ 3.5: Tương quan giữa nồng độ antiPRN lúc sinh – sau tiêm 1tháng,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………61
Biểu đồ 3.6: Tương quan giữa nồng độ antiPT trước tiêm – lúc sinh, nhóm tiêm
ADACEL® …………………………………………………………………………………………..62
Biểu đồ 3.7: Tương quan giữa nồng độ antiPT lúc sinh – sau tiêm một tháng,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………63
Biểu đồ 3.8: Tương quan giữa nồng độ antiPT lúc sinh – trước tiêm, nhóm tiêm
vắc xin TCMR………………………………………………………………………………………64
Biểu đồ 3.9: Tương quan giữa nồng độ antiFHA lúc sinh – tuổi mẹ, nhóm tiêm
vắc xin TCMR………………………………………………………………………………………66x
Biểu đồ 3.10: Tương quan giữa nồng độ antiPT lúc sinh và tuổi mẹ, nhóm tiêm
vắc xin TCMR………………………………………………………………………………………67
Biểu đồ 3.11: Tương quan giữa nồng độ antiPRN máu cuống rốn – trước tiêm
Infanrix®, nhóm tiêm ADACEL® …………………………………………………………….72
Biểu đồ 3.12: Tương quan giữa nồng độ antiPT máu cuống rốn – trước tiêm
Infanrix, nhóm tiêm ADACEL® ………………………………………………………………73
Biểu đồ 3.13: Tương quan giữa nồng độ antiFHA máu cuống rốn – trước tiêm
Infanrix, nhóm tiêm vắc xin TCMR …………………………………………………………74
Biểu đồ 3.14: Tương quan giữa nồng độ antiPRN máu cuống rốn – trước tiêm
Infanrix, nhóm tiêm vắc xin TCMR …………………………………………………………75
Biểu đồ 3.15: Tương quan giữa nồng độ antiFHA máu cuống rốn – sau tiêm mũi
3 Infanrix® một tháng, nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………78
Biểu đồ 3.16: Tương quan giữa nồng độ antiPRN máu cuống rốn – sau tiêm mũi
3 Infanrix® một tháng, nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………79
Biểu đồ 3.17: Tương quan giữa nồng độ antiPRN máu cuống rốn – sau tiêm mũi
3 Infanrix® một tháng, nhóm tiêm vắc xin TCMR ………………………………………80
Biểu đồ 3.18: So sánh nồng độ kháng thể kháng ho gà của hai nhóm tại các thời
điểm lấy mẫu nghiên cứu ……………………………………………………………………….81
Biểu đồ 3.19: Tương quan nồng độ antiFHA máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………84
Biểu đồ 3.20: Tương quan nồng độ antiPRN máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………85xi
Biểu đồ 3.21: Tương quan nồng độ antiPT máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm ADACEL®……………………………………………………………………………86
Biểu đồ 3.22: Tương quan nồng độ antiFHA máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm vắc xin TCMR………………………………………………………………………87
Biểu đồ 3.23: Tương quan nồng độ antiPRN máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm vắc xin TCMR………………………………………………………………………88
Biểu đồ 3.24: Tương quan nồng độ antiPT máu mẹ khi sinh – máu cuống rốn,
nhóm tiêm vắc xin TCMR………………………………………………………………………8