TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP TRUYỀN INSULIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP TRUYỀN INSULIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

TÍNH AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP TRUYỀN INSULIN ĐƯỜNG TĨNH MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN NẶNG TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC

Huỳnh Quang Đại*, Hoàng Thu Minh**
TÓM TẮT :
Đặt vấn đề: Sử dụng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch giúp kiểm soát đường huyết nhưng cũng làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở những bệnh nhân nặng điều trị tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC).

Mục tiêu: Khảo sát tần suất hạ đường huyết và tỉ lệ đạt đường huyết mục tiêu ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết bằng truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả, phân tích. Khảo sát những bệnh nhân có sử dụng insulin truyền tĩnh mạch tại khoa HSTC bệnh viện Chợ Rẫy.

Kết quả: Tổng cộng 416 bệnh nhân-ngày và 1735 lần kiểm tra đường huyết được khảo sát. Tỉ lệ đạt đường huyết trong khoảng mục tiêu là 36,4%. Tần suất hạ đường huyết là 14,5%; hạ đường huyết nặng là 7,8%. Trong suốt thời gian truyền insulin, tỉ lệ bệnh nhân có ít nhất một lần hạ đường huyết là 67,3%, hạ đường huyết nặng là 25,5%. Biến cố hạ đường huyết không làm tăng tỉ lệ tử vong có ý nghĩa (OR = 1,17; p = 0,783); tuy nhiên, biến cố hạ đường huyết nặng có liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện (OR = 6,3; p = 0,016). Các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết bao gồm bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh lý tim mạch nền, nhập khoa HSTC vì bệnh lý nội khoa và có điều trị thay thế thận hoặc thở máy.

Kết luận: Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết bằng liệu pháp truyền insulin tĩnh mạch tại khoa HSTC. Biến cố hạ đường huyết nặng liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong nằm viện.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment