Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất trong nước trên người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1-45 tuổi

Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất trong nước trên người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1-45 tuổi

Luận án tiến sĩ y học Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất trong nước trên người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1-45 tuổi.Sởi và rubella là các bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi và rubella gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp và dễ gây dịch. Biểu hiện của bệnh sởi bao gồm: sốt, phát ban, viêm long đường hô hấp và xuất hiện nốt Koplik ở niêm mạc miệng. Bệnh sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng. Triệu chứng của bệnh rubella gồm sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết sau tai, cổ, chẩm, đau khớp… Bệnh rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Các biến chứng nặng thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ có thai. Nếu người mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh (Congenital Rubella Syndrome) và nhiễm rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh [1], [2], [3]. 

Trên thế giới, tình hình dịch tễ của bệnh sởi, rubella và hội chứng rubella bẩm sinh đã thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ qua sau khi triển khai vắc xin phòng chống. Tỉ lệ mắc, tử vong do bệnh sởi toàn cầu đã giảm 87% và 84% trong những năm gần đây, từ 145 ca/1 triệu dân và 550.100 người chết trong năm 2000 xuống còn 19 ca/1 triệu dân và 89.780 người trong năm 2016. Số mắc rubella giảm 97% từ 670.894 ca năm 2000 xuống 22.361 ca năm 2016. Năm 2012, Hội đồng Y tế Thế giới (World Health Assembly) đã thông qua Kế hoạch hành động vắc xin toàn cầu với mục tiêu loại trừ bệnh sởi ở năm khu vực và loại trừ bệnh rubella, hội chứng rubella bẩm sinh ở ít nhất năm khu vực (phân chia theo WHO) vào năm 2020. Tuy nhiên, tính đến nay, sởi và rubella vẫn lưu hành ở nhiều quốc gia với tỉ lệ mắc cao, mới chỉ có khu vực Châu Mỹ tuyên bố loại trừ sởi vào năm 2016, trong khi đó nhiều quốc gia chưa triển khai vắc xin chứa rubella (Rubella Containing Vaccine) vào Chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là khu vực Châu Phi [4], [5], [6].
Tại Việt Nam, nhờ áp dụng Chương trình tiêm chủng mở rộng kết hợp với các Chương trình tiêm chủng chiến dịch hiệu quả đã góp phần giảm tỉ lệ mắc, tử vong nhưng bệnh sởi vẫn đang lưu hành ở nước ta với chu kì dịch từ 3-5 năm, mục tiêu loại trừ bệnh sởi năm 2017 được Chương trình tiêm chủng mở rộng và Bộ Y tế đặt ra đến nay vẫn chưa thực hiện được. Đối với rubella, bệnh cũng đang lưu hành và có thời điểm bùng phát dịch, đặc biệt bệnh gây nên hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ em hàng năm làm tăng gánh nặng về y tế, kinh tế và xã hội [7], [8], [9].
Lịch sử đã chứng minh vai trò của vắc xin trong công tác phòng chống sởi và rubella. Ở nước ta, vắc xin phối hợp sởi-rubella đã được Bộ Y tế đưa vào sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia từ tháng 5/2015. Tuy nhiên, việc nguồn vắc xin này vẫn phải nhập ngoại cũng góp phần làm chậm tiến trình đạt được mục tiêu loại trừ sởi và rubella. Để chủ động nguồn vắc xin nhằm đẩy mạnh nỗ lực trong công tác phòng chống dịch một cách tích cực hơn thì việc sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella trong nước là yêu cầu cấp thiết. 
Được sự hỗ trợ từ chính phủ Nhật Bản, Trung tâm nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế – Bộ y tế (POLYVAC) đã được tiếp nhận công nghệ sản xuất vắc xin phối hợp sởi-rubella từ công ty KDSV (Kitasato Daiichi Sankyo Vaccines)-Nhật Bản. Vắc xin phối hợp sởi và rubella MRVAC do Trung tâm POLYVAC sản xuất có thành phần và hàm lượng chủng vi rút sởi AIK-C tương tự vắc xin sởi đơn MVVAC. Vắc xin này cũng do Trung tâm POLYVAC sản xuất và đang được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia của nước ta. Vắc xin MRVAC được sản xuất từ vắc xin bán thành phẩm sởi chủng AIK-C và vắc xin bán thành phẩm rubella chủng Takahashi tương tự như công thức vắc xin phối hợp của Viện Kitasato, Nhật Bản. Tuy nhiên vắc xin MRVAC có một số yếu tố cải tiến trong quy trình sản xuất, chất ổn định để phù hợp với điều kiện tại Việt Nam [10].
Trước khi vắc xin MRVAC được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng quốc gia, cần đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi: MRVAC có đạt được yêu cầu về tính an toàn và tính sinh miễn dịch? Có phù hợp đặc điểm dịch tễ, giai đoạn phòng chống sởi và rubella hiện nay ở nước ta? Có những khuyến cáo gì khi sử dụng MRVAC rộng rãi trong Chương trình tiêm chủng định kì và chiến dịch ở nước ta?
Nhằm góp phần giải đáp những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tính an toàn và sinh miễn dịch của vắc xin phối hợp sởi-rubella sản xuất trong nước trên người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1-45 tuổi” để đánh giá các đặc điểm của MRVAC qua thử nghiệm lâm sàng với các mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá tính an toàn của vắc xin phối hợp Sởi – Rubella (MRVAC) do POLYVAC sản xuất ở người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1 – 45 tuổi tại hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, năm 2016.
2. Đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin MRVAC do POLYVAC sản xuất ở người Việt Nam tình nguyện khỏe mạnh từ 1 – 45 tuổi tại hai tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, năm 2016.

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục hình
ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    4
1.1. Dịch tễ học bệnh sởi    4
1.1.1. Mầm bệnh    4
1.1.2. Nguồn truyền nhiễm    5
1.1.3. Phương thức lây truyền    5
1.1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch    5
1.1.5. Tình hình bệnh Sởi    7
1.2. Dịch tễ học bệnh rubella    11
1.2.1. Mầm bệnh    11
1.2.2. Hội chứng rubella bẩm sinh    13
1.2.3. Nguồn truyền nhiễm    13
1.2.4. Phương thức lây truyền    14
1.2.5. Tính cảm nhiễm và miễn dịch    14
1.2.6. Tình hình bệnh rubella và hội chứng rubella bẩm sinh    15
1.3. Các biện pháp phòng chống dịch bệnh sởi và rubella    18
1.3.1. Biện pháp dự phòng sởi và rubella    18
1.3.2. Biện pháp chống dịch    18
1.4. Quá trình phát triển vắc xin phối hợp sởi-rubella    19
1.4.1. Vắc xin sởi    19
1.4.2. Vắc xin rubella    21
1.4.3. Vắc xin phối hợp sởi-rubella    22
1.5. Quá trình sản xuất MRVAC của trung tâm POLYVAC    23
1.5.1. Đặc điểm chủng sởi AIK-C    23
1.5.2. Đặc điểm chủng rubella Takahashi    23
1.5.3. Quá trình sản xuất vắc xin MRVAC    23
1.6. Tình hình thử nghiệm vắc xin phối hợp sởi và rubella    24
1.6.1. Vắc xin sởi đơn chủng AIK-C    24
1.6.2. Vắc xin rubella đơn chủng Takahashi    25
1.6.3. Vắc xin phối hợp sởi-rubella    25
1.6.4. Vắc xin phối hợp sởi-quai bị-rubella    28
1.6.5. Vắc xin phối hợp sởi-quai bị-rubella-thủy đậu    35
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    39
2.1. Đối tượng nghiên cứu    39
2.1.1. Người tình nguyện    39
2.1.2. Vắc xin nghiên cứu    41
2.2. Địa điểm nghiên cứu    43
2.3. Thời gian nghiên cứu    43
2.4. Thiết kế nghiên cứu    44
2.5. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu    44
2.5.1. Cỡ mẫu    44
2.5.2. Phương pháp chọn mẫu và tiến hành nghiên cứu    45
2.6. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu    48
2.6.1. Thông tin đối tượng nghiên cứu và đánh giá tính an toàn    48
2.6.2. Xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch    49
2.7. Các chỉ số nghiên cứu    51
2.7.1. Chỉ số nhân chủng học    51
2.7.2. Đánh giá tính an toàn    51
2.7.3. Đánh giá tính sinh miễn dịch    56
2.8. Phương pháp phân tích số liệu    57
2.8.1. Phương pháp thống kê    57
2.8.2. Thuật toán thống kê sử dụng trong nghiên cứu    58
2.9. Các biện pháp khắc phục sai số    60
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu    60
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    61
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    61
3.1.1. Phân bố theo tuổi    61
3.1.2. Phân bố theo giới    62
3.2. Tính an toàn của vắc xin MRVAC    63
3.2.1. Biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm    63
3.2.2. Biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm    67
3.2.3. Biến cố bất lợi nghiêm trọng    73
3.3. Tính sinh miễn dịch của vắc xin MRVAC    74
3.3.1. Tình trạng miễn dịch của đối tượng nghiên cứu trước tiêm    74
3.3.2. Tính sinh miễn dịch của vắc xin sởi    76
3.3.3. Tính sinh miễn dịch của vắc xin rubella    82
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN    91
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu    91
4.2. Tính an toàn của vắc xin MRVAC    91
4.2.1. Biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 30 phút sau tiêm    91
4.2.2. Biến cố bất lợi xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm    92
4.2.3. Biến cố bất lợi nghiêm trọng    98
4.3. Tính sinh miễn dịch của vắc xin MRVAC    99
4.3.1. Tình trạng miễn dịch của đối tượng nghiên cứu trước tiêm    99
4.3.2. Tính sinh miễn dịch của vắc xin sởi    104
4.3.3. Tính sinh miễn dịch của vắc xin rubella    108
KẾT LUẬN    116
KHUYẾN NGHỊ    118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN    119
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng    Tên bảng    Trang

2.1.     Đánh giá mức độ các biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm    51
2.2.     Đánh giá mức độ các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm    53
3.1.     Phân bố đối tượng trong nhóm từ 1 đến 2 tuổi theo nhóm nghiên cứu    61
3.2.     Phân bố đối tượng trong nhóm từ > 2 đến < 18 tuổi theo nhóm nghiên cứu    61
3.3.     Phân bố đối tượng trong nhóm từ 18 đến 45 tuổi theo nhóm nghiên cứu    62
3.4.     Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới và nhóm nghiên cứu    62
3.5.     Các biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm ở hai nhóm nghiên cứu    63
3.6.     Các biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm ở nhóm từ 1 đến 2 tuổi    64
3.7.     Các biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm ở nhóm trên 2 đến dưới 18 tuổi    64
3.8.     Các biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm ở nhóm từ 18 đến 45 tuổi    65
3.9.     Phân bố biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm MRVAC theo giới    65
3.10.     Phân bố biến cố bất lợi trong vòng 30 phút sau tiêm MRVAC theo tỉnh    66
3.11.     Các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm ở hai nhóm nghiên cứu    67
3.12.     Các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm ở nhóm từ 1 đến 2 tuổi    68
3.13.     Các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm ở nhóm trên 2 đến dưới 18 tuổi    69
3.14.     Các biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm ở nhóm từ 18 đến 45 tuổi    70
3.15.     Phân bố biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm MRVAC theo giới tính    71

Bảng    Tên bảng    Trang

3.16.     Phân bố biến cố bất lợi trong vòng 28 ngày sau tiêm MRVAC theo tỉnh    72
3.17.     Tỉ lệ có kháng thể kháng vi rút sởi trước tiêm theo nhóm tuổi    74
3.18.     Tỉ lệ có kháng thể kháng vi rút sởi trước tiêm theo giới tính    74
3.19.     Tỉ lệ có kháng thể kháng vi rút rubella trước tiêm theo nhóm tuổi    75
3.20.     Tỉ lệ có kháng thể kháng vi rút rubella trước tiêm theo giới tính    75
3.21.     Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh kháng thể kháng vi rút sởi    76
3.22.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút sởi sau tiêm ở hai nhóm nghiên cứu    76
3.23.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút sởi trước và sau tiêm ở hai nhóm nghiên cứu    77
3.24.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút sởi trước và sau tiêm theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu    78
3.25.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút sởi trước và sau tiêm theo giới và nhóm nghiên cứu    79
3.26.     Mức độ gia tăng hiệu giá kháng thể kháng vi rút sởi sau tiêm theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu    80
3.27.     Mức độ gia tăng hiệu giá kháng thể kháng vi rút sởi sau tiêm theo giới tính và nhóm nghiên cứu    81
3.28.     Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu    82
3.29.     Tỉ lệ chuyển đổi huyết thanh theo giới tính và nhóm nghiên cứu    82
3.30.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút rubella sau tiêm theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu    83
3.31.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút rubella sau tiêm theo giới tính và nhóm nghiên cứu    84
3.32.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút rubella trước và sau tiêm ở hai nhóm nghiên cứu    85
Bảng    Tên bảng    Trang

3.33.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút rubella trước và sau tiêm theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu     85
3.34.     Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể kháng vi rút rubella trước và sau tiêm theo giới tính và nhóm nghiên cứu    88
3.35.     Mức độ gia tăng hiệu giá kháng thể kháng vi rút rubella sau tiêm theo nhóm tuổi và nhóm nghiên cứu    89
3.36.     Mức độ gia tăng hiệu giá kháng thể sau tiêm theo giới và nhóm nghiên cứu    90

Leave a Comment