Tinh Dầu Mộc Dược (Myrrh Essential Oil) – 10 Công dụng và lợi ích của tinh dầu Mộc Dược
Tinh dầu Mộc Dược hay còn được gọi là tinh dầu Một Dược, thường được biết đến với tên tiếng anh là Myrrh. Tinh dầu mộc dược được sử dụng phổ biến nhiều ở phương tây, và được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên và nhiều hơn thế.
Nhựa cây Commiphora Myrrha
Tinh dầu mộc dược đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, bởi khả năng hoạt động chống Oxy hóa mạnh mẽ, cũng như khả năng điều trị ung thư của nó. Tinh dầu Myrrh cũng được chứng minh ràng có hiệu quả trong việc chống lại một số loại nhiễm ký sinh trùng.
Tinh dầu mộc dược là gì?
Tinh dầu Mộc dược (Myrrh Essential Oil) là một loại nhựa, được lấy từ cây Commiphora Myrrha. Loại cây này rất phổ biến ở Châu Phi và Trung Đông, về mặc thực vậy cây Commiphora Myrrha có liên quan với Trầm hương, và loại tinh dầu Myrrh này cũng là một trong những loại tinh dầu được sủ dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới.
- Tinh dầu là gì?
- Tinh dầu tràm
Màu sắc của tinh dầu Mộc Dược nguyên chất
Cây Myrrh có hoa màu trắng và trên thân cây có nhiều mấu. Đôi khi, chúng có rất ít lá do điều kiện sa mạc kho cằn, nó đôi khi lại có hình dạng khác lạ, bởi chúng cần đáp ứng với thời tiết khắc nghiệt nơi nó sinh sống.
Để thu hoạch được mộc dược, thân cây cần phải được tạo ra nhiều vết thương, từ đó nhựa cây tiết ra để chữa lành và bảo vệ cơ thể, sau đó người dân tiến hành thu hoạch phần nhựa này, rồi tiến hành chưng cất cuốn hơi nước để chế biến tinh dầu mộc dược nguyên chất, tự nhiên.
- Công dụng của tinh dầu tràm
-
Công dụng của dầu quả Bơ
Dầu Myrrh có mùi khói, ngọt hoặc đôi khi là đắng, từ Myrrh xuất hiện trong tiến Ả Rập thì nó nghĩa là cay đắng. Tinh dầu Myrrh có màu vàng cam, thường được sử dụng làm mùi nền cho các loại nước hoa.
Trong tinh dầu Mộc Dược có hai hoạt chất chính được tìm thấy, đó chính là terpenoids và sesquiterpenes, cả hai hoạt chất này đều có tác dụng chông svieem và chống Oxy hóa (1). Riêng Sesquiterpenes lại ảnh hưởng đến trung tâm cảm xúc của con người ở vùng dưới đồi, giúp chúng ta có thể giữ được bình tĩnh và cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, hai hợp chất này cũng được các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên cứu về khả năng chống ung thư, kháng khuẩn và một số công dụng chữa bệnh có tiềm năng khác.
Lịch sử tinh dầu Mộc Dược
Tinh dầu Mộc Dược (Myrrh essential oil) là tinh dầu đã được sử dụng từ hàng nghìn năm trước trong việc chữa bệnh cũng như trong các nghi lễ tôn giáo. Công dụng của Mộc Dược thường được dùng phổ biến như:
- Tạo hương thơm
- Ướp xác
- Tạo hương vị cho thức ăn
- Điều trị sốt cỏ khô
- Khử trùng và điều trị vết thương
- Cầm máu
Tinh dầu Myrrh là một trong loại thuốc quen thuộc của y học cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa và đến tận ngày nay. Còn đối với người Ai Cập thì Mộc Dược được sử dụng để ướp xác, trong khi đó người Do Thái đã sử dụng Myrrh để làm dầu thánh trong các buổi thờ phụng, tạo ra sự tôn quý.
-
10 Tác dụng của tinh dầu hoa Cúc La Mã
Tinh dầu Mộc Dược được sử dụng phổ biến nhất đó là chúng được đốt trên than nóng, trước các buổi thực hiện các nghi lễ tâm linh, đồng thời Myrrh cũng được áp dụng để tạo hương thơm giúp cho người thiền định hoặc cầu nguyện được tốt hơn (myrrh và tinh dầu trầm hương thường được dùng với nhau).
Công dụng và lợi ích của tinh dầu Mộc Dược (Myrrh Essential Oil)
Tinh dầu Mộc Dược có rất nhiều công dụng và lợi ích, mặc dù các nhà nghiên cứu đã và đang tiến hành thực hiện thêm nhiều công trình nghiên cứu để xác định rõ ràng về cơ chế chính xác, cũng như cách thức hoạt động và liều lượng cụ thể trong điều trị…Sau đây sẽ là một số công dụng mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe:
-
Cách làm nước rửa tay khô diệt khuẩn bằng tinh dầu nguyên chất
1. Chống Oxy hóa
Một nghiên cứu được thực hiện trên động vật năm 2010, được công bố trên tạo chí Journal of Food and Chemical Toxicology, đã cho thấy Myrrh có thể bảo vệ và chống lại tổn thương gan ở Thỏ, bởi khả năng chống Oxy hóa cao của nó.
2. Lợi ích chống ung thư
Một nghiên cứu dựa trên phòng thì nghiệm cho thấy rằng tinh dầu Myrrh cũng có lợi ích trong việc chống ung thư. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu Mộc Dược có thể làm giảm sự tăng sinh hoặc nhân lên của các tế bào ung thư, đồng thời ức chế sự tăng trưởng ở tám loại tế bào ung thư khác nhau, đặc biệt là ung thư phụ khoa.
-
Công dụng của dầu hạt tầm xuân
-
Tinh dầu Oregano nguyên chất
Mặc dù vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác cách xử dụng Myrrh để điều trị ung thư, bởi tinh dầu này rất được hứa hẹn và tiềm năng.
3. kháng khuẩn và kháng nấm
Trong lịch sử, tinh dầu Mộc Dược được sử dụng để điều trị vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngày nay, Myrrh vẫn được sử dụng để làm việc này, với việc điều trị kích ứng hôi miệng, giun đũa, mụn trứng cá hoặc nấm chân trên các vận động viên
-
Cách điều trị nấm móng chân tại nhà
-
12 Công dụng Tinh Dầu Cam Bergamot
Tinh dầu Mộc Dược còn có thể giúp chống lại một số loại vi khuẩn, ví dụ như trong phòng nghiên cứu các nhà khoa học đã phát hiện ra Myrrh có thể chống lại khả năng nhiễm trùng của S. Aureus (tụ cầu khuẩn). Các đặc tính kháng khuẩn của Myrrh dường như được khuếch đại khi nó được sửu dụng cùng với tinh dầu trầm hương.
4. Chống ký sinh trùng
Một loại thuốc được phát triển bằng cách sử dụng Myrrh như một phương pháp điều trị bệnh sán lá gan, nhiễm giun ký sinh đã lây nhiễm cho con người trên toàn thế giới.
- Top 5 tinh dầu tự nhiên có khả năng trị liệu toàn diện
-
Cách trị mụn cóc lâu năm đơn giản và dứt điểm bằng Tinh Dầu Tự Nhiên
Ký sinh trùng này thường được lây truyền qua việc ăn các sinh vật thủy sinh hoặc một số thực vật khác, với việc áp dụng Myrrh trong thành phần của thuốc, đã giúp làm giảm đi triệu chứng nhiễm trùng, cũng như giảm số lượng trứng của ký sinh trùng này trong phân.
5. Sức khỏe làn da
Tinh dầu Mộc Dược có thể giúp duy trì được làn da khỏe mạnh, bằng cách làm dịu các vết nứt vẻ, thô ráp…Myrrh thường được thêm vào các sản phẩm chăm sóc để giúp giữ ẩm, cũng như tạo ra hương thơm. Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nó để ngăn ngừa lão hóa, cũng như duy trì làn da khỏe mạnh.
-
Cách cân bằng độ ph cho tóc tại nhà
Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2010, nghiên cứu này đã phát hiện ra rằng việc bôi tinh dầu Myrrh tại chỗ giúp tăng cường tế bào bạch cầu xung quanh vết thương trên da, giúp cho việc chữa lành vết thương được nhanh hơn.
6. Thư giãn và cân bằng cảm xúc
Tinh dầu Myrrh thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để massage, và nó cũng có thể được sử dụng trong bồn tắm với nước ấm, hoặc massage trực tiếp lên da.
Cách sử dụng tinh dầu Mộc Dược
Việc sử dụng tinh dầu mang lại ích lợi cho sức khỏe đã được biết đến và áp dụng trong hàng nghìn năm trước, mỗi loại tinh dầu đều có lợi ích và công dụng riêng của nó, chính vì thế chúng ta có thể lựa chọn hoặc kết hợp chúng lại với nhau để điều trị và khắc phục nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe.
- Tinh dầu khử mùi
-
Ngủ ngon và sâu giấc hơn với 4 loại tinh dầu
Có nhiều cách sử dụng tinh dầu mộc dược hiệu quả
Thông thường, tinh dầu được sử dụng để hít trực tiếp hoặc khuếch tán trong không khí, massage lên da và đôi khi là uống. Hương thơm thường sẽ giúp kết nối mạnh mẽ với cảm xúc và ký ức của chúng ta, chúng kích thích lên trung tâm cảm xúc amygdala (hạch hạnh nhân, trung tâm cảm xúc…) và hippocampus (một phần não trước, liên quan đến ký ức…). Sau đây là một số cách sử dụng tinh dầu Mộc Dược:
1. Khuếch tán trong không gian hoặc hít trực tiếp
Các bạn có thể sử dụng máy khuếch tán tinh dầu để khuếch tán Mộc Dược ngập tràn trong không gian mà bạn đang sử dụng, hoặc cũng có thể hít trực tiếp hương thơm từ lọ đựng, điều này sẽ giúp cho bạn cân bằng được cảm xúc, đồng thời cải thiện được các vấn đề liên quan đến hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, hoặc ho.
-
Tự làm kem dưỡng ẩm cho da khô tại nhà
Chúng ta cũng có thể pha trộn Mộc Dược với các loại tinh dầu khác để tạo ra hương thơm mới, như việc kết hợp với tinh dầu Cam ngọt, Quýt, Tinh dầu Cam bergamot, tinh dầu bưởi, tinh dầu chanh…để giúp có một không gian tươi mới, mát mẻ và tinh thần sảng khoái.
2. Thoa trực tiếp lên da
Trước khi bôi lên da, chúng ta nên pha loãng tinh dầu Mộc Dược với một trong những loại dầu dẫn như Jojoba, hạnh nhân, dầu dừa…sau đó massage đều lên da, do đặc tính chống Oxy hóa của Myrrh sẽ giúp chống lão hóa, trẻ hóa da và điều trị vết thương.
-
Bí quyết tắm giải độc (detox) bằng nguyên liệu tinh dầu, dầu, muối tự nhiên
Bạn cũng có thể sử dụng Myrrh để tạo ra các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên, với các thành phần pha trộn khác nhau, giúp chăm sóc và bảo vệ da, điều trị các bệnh liên quan về da, đồng thời làm sáng da.
3. Điều trị giảm viêm, kháng khuẩn
Tinh dầu Mộc Dược có nhiều đặc tính trị liệu, do đó các bạn có thể thêm một vài giọt vào một miếng gạc lạnh và bôi trực tiếp để chống nhiễm trùng, hoặc giảm viêm, giảm đau. Bởi nó có tính kháng khuẩn, kháng nấm và giúp giảm sưng, giảm viêm rất hiệu quả.
4. Khắc phục các vấn đề hô hấp
Tinh dầu Myrrh rất tốt trong việc điều trị và phòng các vấn đề về ho và cảm lạnh, chúng giúp thông thoáng và giảm tắc nghẽn, đào thải đờm ra ngoài.
5. Hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa
Tinh dầu Mộc Dược còn được sử dụng rất phổ biến để hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy…khó tiêu.
6. Khắc phục và ngừa bệnh nướu, nhiễm trùng miệng
Do đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, tinh dầu Myrrh có thể giúp khắc phục viêm miệng và viêm nướu. Các bạn có thể thêm mộc dược vào nước súc miệng hoặc thêm vào kem đánh răng, giúp cho ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm cho khoang miệng.
7. Điều trị bệnh suy giáp
Myrrh thường được sử dụng trong phương thuốc dân gian của Trung Quốc và Ayurvedic để trị căn bệnh suy tuyến giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém. Mộc Dược sẽ giúp kích thích tuyến giáp hoạt động, chúng ta chỉ cần bôi 2 – 3 giọt hàng ngày vào khu vực tuyến giáp để khắc phục, đồng thời giảm đi triệu chứng.
8. Giúp điều trị ung thư da
Như đã được đề cập đến ở trên, myrrh được các nhà nghiên cứu về lợi ích trong việc chống ung thư. Mộc Dược cũng đã được chứng minh là có lợi ích chống lại các tế bào ung bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, mở ra nhiều cơ hội phát triển về loại thuốc hữu ích này.
9. Điều trị vết thương
Tinh dầu Myrrh có khả năng tăng chức năng của các tế bào Bạch Cầu, rất quan trọng để chữa lành vết thương. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Miễn Dịch Học các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tác dụng của Mộc Dược giúp giảm tỷ lệ loét, cũng như tăng khả năng chữa lành vết thương được nhanh hơn.
-
Tinh dầu trị SẸO, làm mờ vết thâm nám hiệu quả
Tinh dầu Mộc Dược với công dụng diệt khuẩn, sát trùng, diệt nấm…chính vì thế nó thường được áp dụng và điều trị nấm chân cho vận động viên. Đồng thời Mộc Dược cũng được sử dụng trên các vết thương vết xước để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Myrrh còn giúp tăng cường các tế bào, giúp da săn chắc, giúp da trở nên khỏe mạnh hơn. Trong y học cổ truyền thì Mộc Dược còn được dùng để cầm máu…ngăn ngừa rụng tóc.
Tác dụng phụ của tinh dầu Mộc Dược
Tinh dầu Myrrh có một số tác dụng phụ cần được quan tâm đến trước khi áp dụng nó để điều trị. Đầu tiên thì chúng ta luôn luôn cần phải nói chuyện với bác sỹ để nhận được lời khuyên hữu ích và đáng tin cậy trước khi áp dụng.
Cần tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng tinh dầu Mộc Dược
Tinh dầu Mộc Dược nói riêng hay tinh dầu nói chung đều là những hợp chất được chiết xuất trực tiếp từ nguyên liệu tự nhiên, với nồng độ đậm đặc cao, ngoài ra tùy theo cơ địa của từng người…do đó trước khi dùng Myrrh lên da cần phải được pha loãng với dầu dẫn, tiếp theo đó là nên thử nghiệm trên một chút lên da (diện tích nhỏ thôi) để biết được phản ứng thực tế, sau đó mới quyết định dùng diện rộng hơn.
- Nếu áp dụng Myrrh vào bên trong cơ thể, có thể nó sẽ gây ra sự khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy. Chính vì thế mà chúng ta cần lựa chọn cũng như cân nhắc trước khi hấp thụ, sao cho phù hợp với từng trường hợp.
- Phụ nữ mang thai nên tránh dùng tinh dầu Mộc Dược vì nó làm tăng cường co bóp tử cung.
- Myrrh có thể làm rối loạn nhịp tim hoặc giảm huyết áp, chính vì thế trước khi sử dụng cần nhờ bác sỹ tư vấn trước để nhận được sự hướng dẫn tốt nhất.
- Mộc Dược có thể làm giảm lượng đường trong máu do đó không nên dùng Myrrh cho những người bị bệnh tiểu đường, hoặc liên quan đến những vấn đề khác về đường huyết, với những người chuẩn bị phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật cũng không nên dùng (tốt nhất là ngừng sử dụng trong vòng hai tuần)
- Tinh dầu Myrrh cũng được khuyến cáo không nên dùng cho những người đang sử dụng thuốc chống đông máu (như Warfarin, Coumadin và Jantoven)
Thiện Tâm
Hotline: 0853211789
Đ/c: Số 36, ngõ 41 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội