TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU DO CÁC LOÀI STREPTOCOCCUS

TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU DO CÁC LOÀI STREPTOCOCCUS

TÌNH HÌNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRONG NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU DO CÁC LOÀI STREPTOCOCCUS
Diệu Linh Đặng 1,, Mạnh Thắng Phùng 2, Thế Việt Trần 2, Nguyễn Uyên Chi Lê 
Đặt vấn đề: Các loài Streptococcus là tác nhân gram dương thường gặp nhất trong bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu. Tình hình đề kháng kháng sinh của các loài Streptococcus có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn kháng sinh ban đầu thích hợp. Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các loài Streptococcus và kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Mô tả loạt ca, ghi nhận 77 trường hợp nhiễm trùng cổ sâu được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy từ 6/2021 đến 6/2022 có kết quả cấy mủ hiếu khí định danh được các loài Streptococcus và có kết quả kháng sinh đồ.  Kết quả: Các loài Streptococcus đề kháng cao với Clindamycin và Erythromycin: nhóm Streptococcus anginosus (Streptococcus anginosus group- SAG) (70,4%; 69,2%), các nhóm khác thuộc nhóm Viridan Streptococci (61,1%; 73,3%) và nhóm Streptococci tiêu huyết β (75%; 80%). SAG đề kháng với Penicillin (30,2%) và  Cephalosporin (1,9%). Các nhóm khác thuộc nhóm Viridan Streptococci đề kháng với Penicillin (55,5%) và Cephalosporin (11,1%). Nhóm Streptococci tiêu huyết β nhạy 100% với Penicillin và Cephalosporin. Các loài Streptococcus nhạy 100% với Linezolide, Vancomycin. Tất cả các bệnh nhân đều có kết quả điều trị tốt. Thời gian điều trị trung bình là 10,2 ± 6,1 ngày. Kết luận: Các loài Streptococcus trong bệnh lý nhiễm trùng cổ sâu chủ yếu thuộc nhóm Viridans Streptococci mà trong đó chiếm ưu thế là SAG. Các loài Streptococcus đề kháng cao với Erythromycin và Clindamycin. Nhóm Viridans Streptococci có các chủng đề kháng với kháng sinh nhóm β-lactam. Kết quả điều trị tốt, không có bệnh nhân tử vong.

Các loài Streptococcus là tác nhân vi khuẩn gram dương thường gặp nhất trong nhiễm trùng cổ sâu, gồm nhiều loài vi khuẩn hiếu khí và một số loài kị khí (1). Các loài Streptococcus hiếu khí được phân thành nhóm Streptococci tiêu huyết βvà nhóm Streptococci không tiêu huyết β. Nhóm Streptococci tiêu huyết βcó tính gây bệnh cao và là tác nhân gây nhiễm trùng xâm lấn ở người. Nhóm Streptococci tiêu huyết βgồm nhóm A (S. pyogenes),  nhóm  B  (S.  agalactiae),  nhóm  C-nhóm  G  (S.  disgalactiae),  nhóm  D  (các  loài Enterococcus) (2).  Nhóm  Streptococci  không  tiêu huyết βgồm  S.  pneumonia  và  nhóm  Viridians Streptococci. Nhóm Viridians Streptococci thường trú ở vùng họng miệng và là tác nhân gây bệnh cơ hội. Nhóm Viridians Streptococci gồm nhóm S. anginosus,  nhóm  S.mitis,  nhóm  S.  salivarius,nhóm S. mutans, nhóm S. sanguinis và nhóm S. bovis,… (3). Tại Việt Nam, kháng sinh khuyến cáo điều trị nhiễm trùng do nhóm Streptococci tiêu huyết  β  và  nhóm  Viridians  Streptococci  là  các kháng    sinh    sau:    Penicillin,    Cephalosporin, Lincosamide, Macrolide, Linezolid và Vancomycin (tài liệu nội bộ). Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận Streptococci tiêu huyết β đề kháng cao với kháng  sinh  nhóm  Macrolide,  nhóm  Lincosamide và nhóm Tetracycline. Nhóm Viridians Streptococci  đề  kháng  với  nhiều  nhóm  kháng sinh trong đó có cả nhóm β-lactam (Penicillin và Cephalosporin) (3). Nhằm cập nhật số liệu về tình hình  đề  kháng  kháng  sinh  của  các  loài Streptococcus, chúng tôi thực hiện đề tài với hai mục tiêu là khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các loài Streptococcus và kết quả điều trị nhiễm trùng cổ sâu

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment