Tình hình dị ứng cấp tính ở một số bệnh viện Hà Nội trong những năm gần đây (1976-1981)

Tình hình dị ứng cấp tính ở một số bệnh viện Hà Nội trong những năm gần đây (1976-1981)

Tên bài báo:Tình hình dị ứng cấp tính ở một số bệnh viện Hà Nội trong những năm gần đây (1976-1981)

Tác giả:Viên Văn Đoan, Hồ Xuân An, Nguyễn Năng An, Lê Văn Khang

Tên tạp chí:Y học thực hành

Năm xuất bản:1982Số:5Trang:20-23

Tóm tắt:

Mục đích: đánh giá tình hình dị ứng cấp tính ở Hà nội, nêu những đặc điểm lâm sàng cần chú ý, và đánh giá một số phương pháp (PP) chẩn đoán dự phòng bệnh dị ứng. Đối tượng: hồ sơ bệnh án của một số cơ sở y tế Hà Nội (BV Bạch Mai, BV Đống Đa, BV Khu Hai Bà, BV E, và trạm cấp cứu Hà nội) từ 1976-1980; và toàn bộ bệnh nhân dị ứng cấp tính nằm tại Khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng BV Bạch Mai từ tháng 3-11/1981. Kết quả: có nhiều loại dị nguyên khác nhau gây dị ứng cấp tính, nhiều nhất là do thuốc (65,06%), trong đó chủ yếu là penixilin và streptomycin (61,28%). Mọi hình thức tiếp xúc với dị nguyên đều có thể gây dị ứng cấp tính, nhưng hay gặp nhất là dị nguyên vào bằng đường tiêu hóa và đường tiêm. Biểu hiện lâm sàng rất đa dạng; các triệu chứng hay gặp là biểu hiện trên da như mẩn ngứa, đỏ da. Để dự phòng và chẩn đoán dị ứng cấp tính, phải khai thác kĩ tiền sử dị ứng, kết hợp với các PP chẩn đoán như tet bì (tet Prick, tet rạch bì), tet kích thích, PP tiêu bạch cầu đặc hiệu, PP phân hủy bạch cầu trung tính.

 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment