TÌNH HÌNH SƠ CỨU VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CÁC TRẺ BỊ RẮN CẮN ĐiỀU TRỊ TẠI BỆNH ViỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 7/2010 ĐẾN THÁNG 7/2012
TÌNH HÌNH SƠ CỨU VÀ XỬ TRÍ BAN ĐẦU CÁC TRẺ BỊ RẮN CẮN ĐiỀU TRỊ TẠI BỆNH ViỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ THÁNG 7/2010 ĐẾN THÁNG 7/2012
Trần Thị Ngọc Liên
Khoa Nội tổng hợp – BVNĐ2
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
a) Họ rắn hổ:
Đặc điểm rắn:
– Rắn hổ mang (rắn hổ đất, hổ mang bành, hổ phì, hổ mèo) có cổ bạnh và phát ra âm thanh đặc trưng khi đe doạ hoặc tấn công. Có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, thậm chí gần khu dân cư.
– Rắn hổ chúa: cổ cũng bạnh nhưng không bạnh rộng, có hai vảy lớn ở đỉnh đầu, có ở vùng rừng núi, trung du, đồng bằng, hiện nay còn được nuôi ở nhiều nơi. Kích thước lớn (có thể nặng hàng chục kilôgam), dài tới vài mét.
– Rắn biển (con đẻn): sống ở biển hoặc vùng cửa sông, đuôi dẹt như mái chèo.
Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất