TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT HÀM MẶT TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2021-2022
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, CHẾ ĐỘ NUÔI DƯỠNG NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT HÀM MẶT TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI NĂM 2021-2022
Lương Thị Nghĩa Vân1, Phạm Văn Phú2
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng người bệnh sau phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên tổng số 120 người bệnh. Kết quả: Tỷ lệ người bệnh suy dinh dưỡng trước phẫu thuật theo BMI là 3,3%; theo SGA là 15,8%. Sau phẫu thuật tùy thuộc phương pháp điều trị, người bệnh sẽ được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, sonde, đường miệng. Năng lượng khẩu phần người bệnh trước phẫu thuật là 1.472 kcal/ngày. Sau phẫu thuật, ngày thứ nhất năng lượng trung bình trong khẩu phần là 802,8 kcal và tăng dần các ngày, đến ngày thứ bảy là 1389,3 kcal; Protein, Lipid, Glucid trong khẩu phần ngày thứ nhất lần lượt là 35,8g, 28g, 78,3g, ngày thứ bảy lần lượt là 72,3g, 49,2g, 180,2g. Sau khi phẫu thuật 7 ngày, người bệnh có chỉ số BMI giảm chiếm tỷ lệ 51,7%; có chỉ số BMI không thay đổi chiếm 25%; có chỉ số BMI tăng chiếm 23,3%. Kết luận: Ở người bệnh phẫu thuật hàm mặt, tỷ lệ người bệnh bị sụt cân khá cao, cần can thiệp dinh dưỡng tích cực cho đối tượng này.
Ngày nay, có nhiều nghiên cứu chứng minh dinh dưỡng đúng cách giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi, giảm số ngày điều trị cũng như tăng khả năng phục hồi, hỗ trợ bác sĩ điều trị để tối ưu hóa số lượng thuốc sử dụng, qua đó gián tiếp giảm gánh nặng cho người bệnh, kinh tế xãhội. Theo nhiều nghiên cứu, cố định liên hàm có nguy cơ gây suy dinh dưỡng nặng và giảm cân đáng kể dẫn đến chậm liền thương và phục hồi chức năng [1]; cótới40%ngườibệnhnhậpviệnđểphẫuthuậtcótìnhtrạngsuydinhdưỡng;đốivớingườibệnhkhẩuthuậthàmmặtsuydinhdưỡngchiếm45,6%[2];đối với người bệnh cố định liên hàm trong điều trị gãy xương hàm mặt thấy người bệnh không được tư vấn dinh dưỡng đa số giảm cân (72,2%), ngược lại người bệnh được tư vấn dinh dưỡng đa số tăng cân nhẹ (61,1%) hoặckhông thay đổi (22,2%) [3]. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội những năm gần đây đã đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh phẫu thuật hàm mặt, nhằm sàng lọc người bệnh nhân bị suy dinhdưỡng để tiến hành can thiệp nhằm nângcao hiệu quả điềutrị và chất lượng phụcvụ người bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫnchưa có báo cáo cụ thể nào về thực trạngdinh dưỡng, hỗ trợ nuôi dưỡng người bệnh phẫu thuật và theo dõi tình trạng dinh dưỡngtrong quá trình điều trị. Xuất phát từ cácvấn đề trên chúng tôi nghiên cứu đề tài nàyvới mục tiêu:(1) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; (2) Mô tả chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân trước và sau phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, chế độ nuôi dưỡng, người bệnh phẫu thuật hàm mặt
Tài liệu tham khảo
1. De Jongh-Kampherbeek E.H, Remijnse-Meester T.A, Van Meeteren N.L (1997). Dietetic care for patients after maxillofacial trauma. Ned Tijdschr Tandheelkd; 104(11): 448-450.
2. Pressoir M, Desné S, Berchery D et al (2010). Prevalence, risk factors and clinical implications of malnutrition in French Comprehensive Cancer Centres. Br J Cancer; 102(6): 966–971.
3. Trần Thị Thủy Tiên, Huỳnh Thanh Thúy, Lê Minh Tín, Nguyễn Thị Diễm Phương (2012). Đánh giá hiệu quả tư vấn dinh dưỡng đối với bệnh nhân cố định liên hàm trong điều trị gãy xương hàm mặt. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang.
4. Phạm Thị Hồng Chiên (2018). Tình trạng dinh dưỡng và chế độ nuôi dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ung thư hạ họng, thanh quản tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2017- 2018. Luận văn Thạc sĩ.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com