TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH 6-8 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2020

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH 6-8 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2020

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA HỌC SINH 6-8 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THUỘC HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH NĂM 2020
Lê Thị Hương1, Nguyễn Văn Hiến2, Nguyễn Thị Hằng Nga3, Nghiêm Nguyệt Thu4
1 Bệnh viện Đa khoa Bắc Ninh
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
4 Viện dinh dưỡng Quốc gia
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 565 học sinh từ 6-8 tuổi nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của học sinh 4 trường tiểu học huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình năm 2020. Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn bộ câu hỏi thiết kế sẵn và cân đo các chỉ số nhân trắc. Sử dụng chuẩn tham chiếu của WHO 2006 để đánh giá TTDD. Kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 12,2% và thừa cân béo phì là 14,7% đều xếp ở mức cao về ý nghĩa sức khỏe cộng đồng theo phân loại của WHO năm 2018. Tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 5,3%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng gầy còm là 9,6%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng gầy còm ở nữ cao gấp hơn 3 lần nam, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Do đó, cần có những chương trình can thiệp dinh dưỡng đặc thù và trọng tâm trên các nhóm đối tượng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tạo tiền đề cho sự phát triển các cơ hội học tập và cuộc sống trong tương lai.

Suy dinh dưỡng (SDD) vẫn còn là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam tỷ lệ SDD thấp còi lứa tuổi 5-19 năm 2020 là 14,8% [1] hay kết quả khảo sát tình hình dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á trên học sinh mầm non và tiểu học năm 2010-2012 thì tỷ lệ SDD thấp còi là 26,7%. Bên cạnh đó có tới 29% trẻ thừa cân béo phì (TC-BP) ở thành thị, 5% ở nông thôn [2]. Điều này thể hiện một gánh nặng kép về dinh dưỡng đang tồn tại song hành tại Việt Nam.Học sinh lứa tuổi 6-8 thuộc giai đoạn tiền dậy thì, giai đoạn này trẻ cần chuẩn bị dinh dưỡng hợp lý để chuẩn bị cho sự phát triển nhảy vọt trong giai đoạn dậy thì sau đó. Đồng thời, dinh dưỡng tốt cũng là điều kiện cho sự phát triển tối ưu về tầm vóc, trí tuệ, ảnh hưởng trực tiếp tới học  tập  và  công  việc  sau  này.  Đã  có  một  số nghiên cứu tìm hiểu tình trạng dinh dưỡng trên trẻ  lứa  tuổi  này  tuy  nhiên  phần  lớn  tập  trung theo  từng  khu  vực  thành  thị  hoặc  nông  thôn, miền núi. Huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình là địa danh có sự kết hợp của các loại địa hình khác nhau. Do đó đặc điểm về TTDD có thể có những sự  khác  biệt.  Chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu nhằm mô tả TTDD của học sinh 6-9 tuổi tại một số trường TH huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình để có cơ sở xây dựng các chương trình can thiệp kịp thời và phù hợp

Chi tiết bài viết
Từ khóa
học sinh, tiểu học, tình trạng dinh dưỡng, Yên Mô, Ninh Bình

Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế. Kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. 
2. Le Nguyen BK, Le Thi H, Nguyen Do VA, et al (2011). “Double burden of undernutrition and overnutrition in Vietnam in 2011: results of the SEANUTS study in 0·5–11-year-old children”, Br J Nutr. 2013;110(S3): S45-S56. doi:10.1017/ S0007114513002080  
3. Trần Khánh Vân (2020), “Xây dựng công thức tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm thông dụng cho học sinh 7-10 tuổi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2016 và đánh giá hiệu quả”, Luận án Tiến sĩ y học Viện dinh dưỡng. 
4. de Onís M, Monteiro C, Akré J, Glugston G (1993), “The worldwide magnitude of protein-energy malnutrition: an overview from the WHO Global Database on Child Growth. Bull World Health Organ”, 1993;71(6):703-12. PMID: 8313488; PMCID: PMC2393544. 
5. Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia (2010), “Tổng Điều Tra Dinh Dưỡng Năm 2009 – 2010”, Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội; 2010. 
6. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Thị Hiền (2017), “Suy dinh dưỡng ở trẻ tiểu học và các yếu tố liên quan tại một số xã của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Y Học Dự Phòng: Tập 27, số 7, 2017: tr 50 
7. Nguyễn Thị Yến (2017), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội”, Tạp chí Y Học Dự Phòng: Tập 27, số 7 2017: tr 234 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment