Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ 18-35 tuổi và hiệu quả bổ sung đa vi chất tại hai xã huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ 18-35 tuổi và hiệu quả bổ sung đa vi chất tại hai xã huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ 18-35 tuổi và hiệu quả bổ sung đa vi chất tại hai xã huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.Vi chất dinh dưỡng là các chất mà cơ thể chúng ta chỉ cần với mộtlượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng đốivới sức khỏe. Hiện nay, ước tính hơn 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu hụt cácvitamin và khoáng chất, hầu hết những người này sống ở các nước có thunhập thấp, họ thiếu không chỉ 1 vi chất mà nhiều vi chất dinh dưỡng khác, đặcbiệt là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.Thiếu máu được coi là một chỉ số quan trọng của thiếu dinh dưỡng ởcác nước đang phát triển và cả những nước đang phát triển, thiếu máu gây ranhững hậu quả lớn cho sức khỏe nhân loại cũng như sự phát triển kinh tế vàxã hội. Thiếu máu được thừa nhận như là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọngảnh hưởng tới một tỷ lệ đáng kể dân số thế giới ở mọi lứa tuổi [1].Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hiện có đến 1/3 dân số trênthế giới bị thiếu máu, tập trung nhiều nhất ở phụ nữ mang thai với tỉ lệ 40-45%, phần lớn là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ khôngcó thai khoảng là 30% tiếp đến là trẻ dưới 5 tuổi và lứa tuổi học sinh.Tại các nước công nghiệp, tỉ lệ thiếu máu trong thai kỳ khoảng 20%,tuy nhiên mức độ này vẫn được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng (≥10%).Tổ chức y tế thế giới cũng ước tính chung theo khu vực, kết quả chothấy tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở khu vực Châu Phi với tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữcó thai 57,1% và phụ nữ không có thai 47,5% , ở Châu Mỹ tỉ lệ thiếu máu ởphụ nữ có thai 25,1% và phụ nữ không có thai 17,8%, Châu Âu tỉ lệ thiếumáu ở phụ nữ có thai 25,1% và phụ nữ không có thai 19,0% trong khi đó nếutính theo số lượng phụ nữ mang thai bị thiếu máu thì vùng Đông Nam Á lànơi có số lượng nhiều nhất với 18,1 triệu người tỉ lệ thiếu máu ở phụ nữ cóthai là 48,2% và không có thai là 45,7%. Sự kết hợp giữa thiếu máu và bănghuyết sản khoa thường là nguyên nhân của nhiều trường hợp tử vong của phụnữ mang thai

Ở Việt Nam ngoài thiếu máu bà mẹ và trẻ em được xác định là vấn đềsức khỏe cộng đồng quan trọng, thì tình trạng thiếu các vi chất dinh dưỡngkhác cũng đang được đặt lên hàng đầu. Theo số liệu điều tra quốc gia về vichất dinh dưỡng năm 2014-2015 của Viện dinh dưỡng. Ở phụ nữ có thai, tỉ lệthiếu máu là 32,8%, tỉ lệ thiếu sắt là 47,3%, tỉ lệ thiếu kẽm là 80,3%. Còn ởphụ nữ không có thai, tỉ lệ thiếu máu là 25,5%, tỉ lệ thiếu sắt là 23,6%, tỉ lệthiếu kẽm là 63,6% [3].Mức tiêu thụ thấp các vi chất này cũng như các chất dinh dưỡng khácnhư kẽm, canxi, riboflavin, B6 và B12 đã gây ra những hậu quả rất lớn đếnsức khỏe của phụ nữ, tác động đến phụ nữ mang thaivà tình trạng sức khỏe vàdinh dưỡng của những đứa trẻ bú mẹ [4].Vì vậy bổ sung đa vi chất dinh dưỡng được xem như một giải pháp cóthể đạt được hiệu quả do tỷ lệ bỏ cuộc ít và vẫn đạt được hiệu suất như viênsắt/ acid folic do các thành phần vitamin và khoáng chất đi kèm có khả nănglàm tăng khả năng hấp thụ và tổng hợp hồng cầu. Hơn nữa bổ sung đa vichất dinh dưỡng bên cạnh việc giảm thiếu máu còn góp phần giải quyết thiếucác vi chất khác. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài“Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu của phụ nữ 18-35 tuổi và hiệu quả bổ sung đa vi chất tại hai xã huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng” được tiến hànhnhằm mục tiêu:1.Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, kiến thức thực hành phòngchống thiếu máu của phụ nữ 18- 35 tuổi tại hai xã Lưu Kiếm và LiênKhê, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng2.Đánh giá hiệu quả bổ sung đa vi chất hàng tuần đến sự cải thiện chỉ số Hb,Ferritin và tình trạng dinh dưỡng phụ nữ 18 – 35 tuổi tại địa điểm trên

Leave a Comment