Tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà của bệnh nhân do phòng khám bác sĩ gia đình Sài Gòn quản lý năm 2018-2019

Tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà của bệnh nhân do phòng khám bác sĩ gia đình Sài Gòn quản lý năm 2018-2019

 Tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà của bệnh nhân do phòng khám bác sĩ gia đình “Sài Gòn” quản lý năm 2018-2019.Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân (BN), người chăm sóc cũng như hệ thống y tế. Những lợi ích của dịch vụ này cho BN như tiết kiệm thời gian do không phải xếp hàng chờ khám, tạo cảm giác thoải mái cho BN khi được chăm sóc tại nhà(BN ung thư giai đoạn cuối), tạo điều kiện thuận lợi cho BN được tiếp tục chăm sóc sau khi xuất viện, đặc biệt đối với BN khó khăn trong di chuyển (BN nằm liệt giường) hay BN ở xa bệnh viện (BV) cũng như giảm nguy cơ nhiễm trùng BV trong suốt thời gian chờ khám và nằm viện. Đối với hệ thống y tế, dịch vụ này giúp giảm nguy cơ quá tải BV,đặc biệt trong tình hình các BV tại các thành phố lớn đều trong tình trạng quá tải, nhờ vậy nhân viên y tế có thời gian tập trung cho những trường hợp cấp bách hơn. 

Các dịch vụ của chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ điều dưỡng (lấy máu xét nghiệm, chăm sóc ống thông, theo dõi dịch truyền, thay băng cắt chỉ, vệ sinh vết thương…), dịch vụ tập vật lý trị liệu… Nhìn chung cho đến nay các phòng khám bác sĩ gia đình vẫn còn chưa quan tâm đúng mực về chăm sóc dinh dưỡng cho BN tại nhà. Các dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng đơn thuần là các dịch vụ điều dưỡng như chăm sóc ống thông, theo dõi dịch truyền tĩnh mạch…mà gần như chưa có quy trình chăm sóc dinh dưỡng bài bản bao gồm bốn yếu tố là đánh giá và tái đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chẩn đoán dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng và lượng giá dinh dưỡng.  
Tỉ lệ SDD (mức B hoặc C trên SGA hay BMI < 18,5 kg/m2) ở BN trưởng thành tại sáu BV công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 34,1% [1]. Từ trước đến nay, chúng ta chỉ tập trung hỗ trợ dinh dưỡng cho BN nhập viện mà thiếu sót trong việc tiếp tục theo dõi và chăm sóc dinh dưỡng cho BN sau khi xuất viện trong khi phần lớn quá trình hồi phục dinh dưỡng lại chủ yếu diễn ra ở nhà. Việc gián đoạn hỗ trợ dinh dưỡng này dẫn đến tăng tỉ lệ tái nhập viện, chậm trễ việc điều trị do tình trạng SDD…
Tầm quan trọng của chăm sóc dinh dưỡng tại nhà là thế nhưng cho đến nay chúng ta chỉ mới tập trung nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của nhóm BN nằm viện mà còn thiếu sót những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trên nhóm BN tại nhà. Với mong muốn tìm hiểu về tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng cũng như nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng tại nhà của nhóm BN trên mà nghiên cứu được tiến hành với đề tài:”Tình trạng dinh dưỡng, thực trạng nuôi dưỡng tại nhà của bệnh nhân do phòng khám bác sĩ gia đình “Sài Gòn” quản lý năm 2018-2019″ với hai mục tiêu:
1.    Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhântại nhà do phòng khám bác sĩ gia đình “Sài Gòn” quản lý năm 2018-2019.
2.    Khảo sát thực trạng nuôi dưỡng tại nhà và nhu cầu dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại nhà của nhóm bệnh nhân trên.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ    1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3
1.1. Tổng quan về bác sĩ gia đình tại Việt Nam    3
1.1.1. Định nghĩa bác sĩ gia đình    3
1.1.2. Hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình    3
1.1.3. Phạm vi hoạt động chuyên môn    3
1.1.4. Gói dịch vụ y tế cơ bản    4
1.1.5. Phòng khám bác sĩ gia đình Sài Gòn    5
1.2. Tình trạng dinh dưỡng    6
1.2.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng    6
1.2.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân    6
1.2.3. Công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng    12
1.2.4. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân    13
1.2.5. Tình hình nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân tại nhà    16
1.3. Nuôi dưỡng bệnh nhân    17
1.3.1. Các phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân    17
1.3.2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân    18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU    23
2.1. Đối tượng nghiên cứu    23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu    23
2.3.Phương pháp nghiên cứu    23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu    23
2.3.2. Các biến số và chỉ số nghiên cứu    23
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu    24
2.5. Kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin và đánh giá    24
2.5.1. Chọn mẫu nghiên cứu từ sàng lọc dinh dưỡng bằng công cụ MST    24
2.5.2. Thu thập thông tin chung    25
2.5.3. Thu thập về tình trạng dinh dưỡng    25
2.5.4. Thu thập về thực trạng nuôi dưỡng    31
2.5.5. Thu thập về nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng tại nhà    31
2.6. Xử lý số liệu    31
2.7.Các loại sai số thường gặp trong điều tra cắt ngang    32
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu    33
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU    34
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    34
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    37
3.3. Thực trạng nuôi dưỡngcủa đối tượng nghiên cứu    39
3.4. Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng của BN    47
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN    48
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu    48
4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu    48
4.1.2.Đặc điểm về nơi ở của đối tượng nghiên cứu    50
4.1.3. Đặc điểm về bệnh của đối tượng nghiên cứu    50
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    52
4.3. Thực trạng nuôi dưỡng của đối tượng nghiên cứu    55
4.4. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng của ĐTNC    61
KẾT LUẬN    65
KHUYẾN NGHỊ    66
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI    67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1.    Diễn giải các kích thước nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng    7
Bảng 1.2.    Công thức ước lượng chiều cao đứng theo giới    8
Bảng 1.3.     Phần trăm khác biệt giữa chiều cao đứng thực sự và chiều cao đứng ước lượng ở người lớn tuổi Malaysia theo giới    8
Bảng 1.4.    Các xét nghiệm sinh hóa thường gặp trong đánh giátình trạng dinh dưỡng    9
Bảng 1.5.     So sánh các tiêu chí của các công cụ đánh giá tình trạng dinh dưỡng    13
Bảng 1.6.     Hệ số hoạt động theo công thức Herris Benedict    19
Bảng 1.7.     Mức năng lượng tăng thêm so với chuyển hóa cơ bản do tình trạng bệnh lý    19
Bảng 1.8.    Mức năng lượng tăng thêmso vớichuyển hóa cơ bản do các triệu chứng kèmtheo    20
Bảng 2.1:     Các loại sai số thường gặp trong điều tra cắt ngang và cách khắc phục    32
Bảng 3.1:    Đặc điểm về tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu    34
Bảng 3.2:     Phân bố về nơi ở của đối tượng nghiên cứu     35
Bảng 3.3:     Tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu     36
Bảng 3.4:     Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu    37
Bảng 3.5:    Các tiêu chí đánh giá suy dinh dưỡng của công cụ SGA    38
Bảng 3.6:     Cách truyền dịch nuôi tĩnh mạch     40
Bảng 3.7:     Thể tích các túi truyền tĩnh mạch    41
Bảng 3.8:    Giá trị dinh dưỡng khẩu phần của đối tượng nghiên cứu     41
Bảng 3.9:     Giá trị dinh dưỡng khẩu phần theo các đường nuôi ăn    42
Bảng 3.10:     Tính cân đối của khẩu phần theo các đường nuôi dưỡng    43
Bảng 3.11:     Năng lượng và protein trung bình theo cân nặng hiện tại*củađối tượng nghiên cứu theo các đường nuôi dưỡng    44
Bảng 3.12:     Năng lượng và protein theo cân nặng lý tưởng* của ĐTNC  theo các đường nuôi dưỡng    45
Bảng 3.13:     Năng lượng và protein trung bình theo cân nặng lý tưởng*của đối tượng nghiêu cứu theo BMI    46
Bảng 3.14:     Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc dinh dưỡng     47
Bảng 4.1.     So sánh đặc điểm về tuổi, giới với các nghiên cứu khác trênbệnh nhân nằm viện    48
Bảng 4.2.     So sánh đặc điểm về tuổi, giới với các nghiên cứu trên bệnh nhân nhậndịch vụ chăm sóc tại nhà tại các nước    49
Bảng 4.3.     Tình trạng dinh dưỡng theo BMI và SGA so với các nghiên cứu trên bệnh nhân nằm viện    52
Bảng 4.4.     Tình trạng dinh dưỡng của BN nhận dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà tại các nước    54
Bảng 4.5:     Giá trị khẩu phần của các nghiên cứu    56
Bảng 4.6:     Khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của các đường nuôi dưỡng    58
Bảng 4.7:     Khả năng đáp ứng nhu cầu protein của các đường nuôi dưỡng    59
Bảng 4.8:     Khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng và protein của đối tượng nghiên cứu có BMI < 18,5 kg/m2    61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Trần Quốc Cường, Marry H.J, Merrilyn B, Đỗ Thị Ngọc Diệp và cộng sự (2018). Tần suất suy dinh dưỡng và phương pháp sàng lọc dinh dưỡng ở người bệnh nằm viện tại Việt Nam. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 14(4), 25-33.
2.    Bộ Y tế (2013). Quyết định số 935/QĐ-BYT ngày 20/03/2013 về việc phê duyệt đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013-2020″.
3.    Bộ Y tế (2014).Thông tư 16/2014/TT-BYT ngày 22/05/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình”. 
4.    Bộ Y tế (2017). Thông tư 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 của Bộ Y tế về quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. 
5.    Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm (2012). Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội.
6.    The Association of UK Dietitians (2019). Model and process for nutrition and dietetic practice.
7.    BAPEN. Nutrition assessment. From https://www.bapen.org.uk/nutrition-support/assessment-and-planning/nutritional-assessment(xem ngày 17/06/2019).
8.    NICE (2006). Nutrition support for adults: oral nutrition support, enteral tube feeding and parenteral nutrition. from https://www.nice.org.uk/guidance/cg32/chapter/1-Guidance (xem ngày 17/06/2019).
9.    BAPEN (2011). The “MUST” explanatory booklet – a guide to the “Malnutrition Universal Screening Tool (MUST) for adults. 
10.    Suzana S, Ng S.P (2003). Predictive equations for estimation of stature in Malaysian elderly people. Asia Pacific J Clin Nutr, 12 (1), 80-84.
11.    Powell T.J, Hennessy E.M (2003). A comparision of mid upper arm circumference, body mass index and weight loss as indices of undernutrition in acutely hospitalized patients. Clin Nutr, 22(3), 307-312.
12.    Marinos E, Rebecca J. S (2013). Nutritional screening and assessment.  Clinical Nutrition, Wiley-BlackWell.
13.    Detsky A. S, Mclaughlin J.R, Baker J.P et al (1987). What is subjective global assessment of nutritional status ? JPEN J Parenter Enteral Nutr, 11, 8-13.    
14.    Sobotka. L (2014). Chẩn đoán suy dinh dưỡng – Tầm soát và đánh giá.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, xuất bản lần thứ 4, NXB Y học, TP.HCM, 21-31.
15.    Sobotka. L (2014). Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng về chức năng.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, xuất bản lần thứ 4, NXB Y học, TP.HCM, 32-35.
16.    Heymsfield S.B, Bethel R.A, Ansley J.D et al (1978). Cardiac abnormalities in cachectic patients before and during nutritional repletion. Am Heart J, 95, 584-594.
17.    Soukoulis V, Dihu J.B, Sole M et al (2009). Micronutrient deficiencies an ummet need in heart failure. J Am Coll Cardiol, 54, 1660-1673.
18.    Benabe J.E, Martibez M.M (1998). The impact of malnutrition on kidney function. Miner Electrolyte Metab, 24, 20-26.
19.    Arora N.S, Rochester D.F (1982). Effect of body weight and muscularity on human diaphragm muscle mass, thickness and area. J Appl Physiol, 52, 64-70.
20.    Tappenden K.A (2006). Merchanisms of enteral nutrient-enhanced intestinal adaption.  Gastroenterology, 130 (2 Suppl 1), 93-99.
21.    Chandra R.K (2002). Nutrition and the immune system from birth to old age. Eur J Clin Nutr, 56 (Suppl 3), 73-76.
22.    Soeters P.B, Grimble R.F. Danger and the benefit of the cytokine mediated respone to injury and infection. Clin Nutr, 28, 583-596.
23.    Stratton R.J, Ek A.C, Engfer M et al (2009). Enteral nutritional support in prevention and treatment of pressure ulcers: a systematic review and meta-analysis. Ageing Res Rev, 4, 422-450.
24.    Middleton M. H, Nazarenko G, Nivison S et al (2001). Prevalence of malnutrition and 12-month incidence of mortality in twoSydney teaching hospitals. Int Med J, 31, 455-461.
25.    Pirlich M, Schutz T, Norman K et al (2006). The German hospital malnutrition study. Clin Nutr, 25, 563-572.
26.    Waitzberg D. L, Caiaffa W.T, Correia. M. I. T. D et al (2001). Hospital malnutrition: the Brazilian national survey (IBRANUTRI): a study of 4000 patients. Nutrition, 17, 573-580.
27.    Funk C.L, Ayton C.M (1995). Improving malnutrition documentation enhances reimbursement. J Am Diet Assoc, 95, 468-475.
28.    Chima C. S, Barco K, Dewitt M. L. A et al (1997). Realationship of nutritional status to lenghth of stay, hospital cost, and discharge status of patients hospitalized in the medicine survey. J Am Diet Assoc, 97, 975-978.
29.    Daiki H, Chika M, Fumikazu H et al (2014). Nutritional assessment and dietary intake status of home health care patients: a pilot cross- sectional study.
30.    Kaipainen. T, Tiihonen M, Hartikainen. S et al. Prevalence of risk of malnutrition and associated factors in home care clients. The journal of nursing home research.
31.    Kiesswetter E, Pohlhausen S, Uhlig K et al (2013). Malnutrition is related to functional impairment in older adults receiving home care. The journal of nutrition, health & aging, 17(4), 345-350.
32.    Lưu Ngân Tâm (2011). Các phương pháp nuôi dưỡng bệnh nhân trong bệnh viện. Dinh dưỡng học. NXB Y học TP.HCM.
33.    Singer. P et al (2018). ESPEN guidline on clinical nutrition in the intensive care unit. Clinical Nutrition, 1-32.
34.    Lưu Ngân Tâm (2019). Hướng dẫn dinh dưỡng trong điều trị bệnh nhân nặng. NXB Y học Hà Nội.
35.    Đào Thị Yến Phi, Phạm Thị Tuyết Lan, Nguyễn Phương Anh (2015). Nhu cầu năng lượng – Khẩu phần ăn hợp lý – Nguyên tắc xây dựng thực đơn. Dinh dưỡng học, NXB Y Học TP.HCM.
36.    Viện Dinh dưỡng (2016). Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
37.    Fuerst. P, Deutz. D, Boirie. Y et al (2011). Chất đạm và các acid amin.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học TP.HCM, 262-267.
38.    Carpentier. Y, Sobotka. L, Soeters. P (2011). Chất carbohydrate.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học TP.HCM, 252-257.
39.    Carpentier. Y (2011). Chất béo.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học TP.HCM, 257-262.
40.    Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm ĐHYK Phạm Ngọc Thạch (2017). Kỹ thuật thu thập số đo nhân trắc. Tài liệu thực hành dinh dưỡng cơ sở, tài liệu lưu hành nội bộ, 5-12.
41.    WHO (2016) Body mass index – BMI. from http://www.euro.who.int/en/health-topics/disease-prevention/nutrition/a-healthy-lifestyle/body-mass-index-bmi (xem ngày 17/06/2019).
42.    Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch (2017). Kỹ thuật khám lâm sàng dinh dưỡng. Tài liệu thực hành dinh dưỡng cơ sở, 13-15.
43.    Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm trường ĐHYK Phạm Ngọc Thạch (2017). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ SGA.  Tài liệu thực hành dinh dưỡng cơ sở, 27-33.
44.    Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Anh (2015). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Dinh Dưỡng Học, tái bản lần thứ 2, NXB Y Học, TP.HCM, 147-168.
45.    Food and Agriculture Organization of the United Nations (2018). Dietary Assessment Methods.  Diet Assessment.
46.    Viện Dinh dưỡng (2014). Quyển ảnh dùng trong điều tra khẩu phần trẻ em 2-5 tuổi, NXB Y học, Hà Nội.
47.    Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM (2001). Thành phần dinh dưỡng 400 thức ăn thông dụng, NXB Y học, TP.HCM.
48.    Viện Dinh dưỡng (2016). Giá trị dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng, NXB Y học, Hà Nội.
49.    Viện Dinh dưỡng (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
50.    Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nghiêm Nguyệt Thu et at (2014). Prevalence of malnutrition in patients admitted to a major urban tertiary care hospital in Hanoi, Vietnam. Asia Pac J Clin Nutr, 23(3), 437-444.
51.    Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (2011). Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam – Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách.
52.    Kubrack C. J (2007). Malnutrition in acute care patients. Int J Nurs Stud, 44, 1036-1054.
53.    Kondrup. J (2011). Các khái niệm cơ bản trong dinh dưỡng.  Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học TP.HCM, 1-76.
54.    Hoàng Thị Thu Liễu (2018). Kiến thức thực hành và nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn dinh dưỡng của người cao tuổi bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú tại bệnh viện huyện Bình Chánh năm 2018. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 14(4), 16-24.
55.    Norman K. P. C, Lochs H et al (2008). Prognostic impact of disease-related malnutrition. Clin Nutr, 1, 5-15.
56.    Allison S.P (2003). Hospital food as treatment. Clin Nutr, 113-114.
57.    Kondrup J (2004). Proper hospital nutrition as a human right. Clin Nutr, 2, 135-137.
58.    Dall’Oglio. I,  Nicolo R, Di C.V et al (2015). A systematic reveiw of hospital food service patient satisfaction studies. Journal of the Academy of Nutrition and Dietetics, 4, 567-584.
59.    Bộ Y Tế (2016). Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (phiên bản 2.0).


 

Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn, cũng như mở ra con đường nghiên cứu, tiếp cận được luồng thông tin hữu ích và chính xác nhất

Leave a Comment