TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ 24-59 THÁNG TUỔI TẠI 10 TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG, NĂM 2020
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ 24-59 THÁNG TUỔI TẠI 10 TRƯỜNG MẦM NON, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG, NĂM 2020
Nguyễn Thị Duyên1, Nguyễn Song Tú2, Đỗ Thị Thanh Toàn3, Nguyễn Thúy Anh2, Đỗ Thúy Lê2
1 Trung tâm dinh dưỡng Nutrihome, Hà Nội
2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Hà Nội
3 Trường Đại học Y Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tình trạng dinh dưỡng trẻ ở các tỉnh miền núi, vùng khó khăn luôn cần được quan tâm. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2.929 trẻ 24-59 tháng tuổi tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang năm 2020 nhằm mô tả đặc điểm nhân trắc và tình trạng dinh dưỡng. Kết quả cho thấy, cân nặng trung bình trẻ trai là 14,4 ± 2,4 kg; trẻ gái là 13,8 ±2,3 kg. Chiều cao trung bình trẻ trai là 96,3 ± 7,1 cm; trẻ gái là 95,0 ± 6,9 cm. Tỷ lệ SDD thể thấp còi là 14,2%, ở ngưỡng thấp có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 6,9%; SDD nhẹ cân và thấp còi cao nhất là trẻ có mẹ là người dân tộc và hộ kinh tế nghèo; tỷ lệ SDD thể gầy còm là 1,8%, thừa cân, béo phì là 1,9%. Có sự khác biệt đối với tỷ lệ SDD thấp còi giữa các trường (p<0,01); theo dân tộc (p<0,01); theo kinh tế hộ gia đình (p<0,001). Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi vùng miền núi cần tập trung ưu tiên đối với trẻ hộ nghèo, hộ cận nghèo; dân tộc thiểu số.
Theo Tổchức Y tếthếgiới (WHO), mỗi năm suy dinh dưỡng (SDD) liên quan đến khoảng 40% trong số11 triệu ca tửvong của trẻem dưới 5 tuổi ởcác nước đang phát triển [1]. Tình trạng SDD trẻem dưới 5 tuổi vẫn là vấn đềcó ý nghĩa vềsức khỏe cộng đồng. Trên thếgiới, tỷlệthấp còi đã giảm dần kểtừnăm 2000, tuy nhiên vẫn còn 20% sốtrẻ, tương đương 144 triệu trẻdưới 5 tuổi bịSDD thấp còi vào năm 2019 [2]. Năm 2018, trên toàn cầu, 49 triệu trẻem dưới năm tuổi bịgày còm (tương ứng 7,3%), trong đó gần 17 triệu trẻbịgày còm ởmức độnghiêm trọng (tương ứng 2,4%). Hơn một nửa sốtrẻem bịgày còm sống ởNam Á và khoảng một phần tư ởchâu Phi cận Sahara [2]. Mặc dù đã có nhiều nỗlực trong công tác phòng chống SDD trẻem nhưng Việt Nam cũng là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nềbởi vấn đềcủa suy dinh dưỡng; vẫn nằm trong số34 quốc gia có tỷlệSDD trẻem cao trên toàn cầu với 23,8% trẻbịSDD [2]. Cùng với sựtăng trưởngnhanh chóng trong sựphát triển xã hội và kinh tếthì Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Hiện vẫn còn một khoảng cách lớn giữa thành phốvà khu vực nông thôn, đặc biệt là ởcác vùng sâu vùng xa. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhữngcốgắng đáng kểtrong việc giảm tỷlệSDD trẻem, tuy nhiên không đồng đều ởcác vùng miền. Khu vực thành thịcó tốc độgiảm nhanh nhất và khu vực nông thôn có tốc độgiảm chậm nhất qua các năm [3]. Theo sốliệu năm 2018 của Viện Dinh Dưỡng, tỷlệSDD thấp còi vẫn còn ởmức cao (23,2%) và có trên 30 tỉnh thành có tỷlệSDD thấp còi trên 30%; trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm tỷlệlà 28,4%; Tây Nguyên 32,7% và Duyên hải miền Trung 25,4% là ba khu vực có tỷlệtrẻSDD cao nhất
Chi tiết bài viết
Từ khóa
dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, thấp còi, trẻ mầm non, Tuyên Quang
Tài liệu tham khảo
1. Unicef. Tình hình trẻ em thế giới 2011. 2011.
2. UNICEF. Malnutrion. https://data.unicef.org/topic/ nutrition/malnutrition/15.05.2020. 2020.
3. Viện Dinh dưỡng. Báo cáo kết quả điều tra dinh dưỡng toàn quốc hàng năm cập nhật đến 2019. Website: http://viendinhduong.vn, 2021.
4. WHO. Multicentre Growth Reference Study Group. WHO Child Growth standards: Length/ height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age. Methods and development. Geneva, 2006.
5. Hoàng Văn Phương, Lê Danh Tuyên và CS. Tình trạng suy dinh dưỡng trẻ mầm non 36-59 tháng tuổi ở huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, năm 2015. . Tạp chí Y học Dự phòng, tập 27, số 6 phụ bản, 2017; 183-190.
6. Viện Dinh Dưỡng. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em 6 – 59 tháng tại vùng thành thị, nông thôn và miền núi năm 2014 – 2015. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Viện 2015.
7. Nguyễn Song Tú, Nguyễn Thị Lâm và CS. Tình trạng dinh dưỡng trẻ 36-71 tháng tuổi tại các trường mầm non huyện Lục Yên và Yên Binh, tỉnh Yên Bái, 2017. Tạp chí Y học dự phòng, 2019; 29(2): 79-86.
8. Nguyễn Thị Ngọc Oanh. Tình trạng Dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại 02 xã thuộc huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên năm 2019. Luận văn Thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội, 2020.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com