Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người cao tuổi tại nông thôn tỉnh Thái Bình
Già hóa dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Trong quá trình già hóa, sức đề kháng và khả năng tự điều chỉnh của cơ thể giảm sút, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giảm dần khi tuổi thọ tăng. Đây là những nguy cơ đối với người cao tuổi bị rối loạn về dinh dưỡng bao gồm cả thiếu và “thừa” dinh dưỡng tạo nên gánh nặng kép về dinh dưỡng [6], [23], [26].
Tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, làm các bệnh mạn tính có liên quan tăng nhanh trên khắp toàn cầu. Người cao tuổi chịu ảnh hưởng nhiều bởi sự tác động này, trước hết ở các đô thị, sau đã tăng lên nhanh chóng ở cả các nước nghèo và ở các tầng lớp có vị trí kinh tế – xã hội thấp hơn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu năng lượng trường diễn vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người cao tuổi. Thiếu năng lượng trường diễn làm tăng nguy cơ tử vong, tổn thương thể xác và tâm hồn, là điều kiện dễ dàng mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tăng rối loạn với các bệnh chuyển hóa, giảm khả năng hoạt động, sinh hoạt.
Đồng thời một số vitamin và chất khoáng có vai trò chống oxy hóa, có lợi trong việc phòng chống một số bệnh mạn tính (tim mạch, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid) cũng bị giảm thấp ở người cao tuổi [37]. Bổ sung các vi chất, đặc biệt các chất chống oxy hóa, có tác dụng tốt giúp người cao tuổi cải thiện tình trạng sức khỏe, khả năng miễn dịch, phòng chống các bệnh mạn tính [35].
Người cao tuổi ngày càng chiếm một tỷ lệ quan trọng trong cộng đồng và có những đóng góp to lớn vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và gia đình. Người cao tuổi trên thế giới, chiếm từ 15 – 20% dân số [122]; tại Việt Nam chiếm 8,9% và Thái Bình là tỉnh có tỷ lệ người cao tuổi cao so với các tỉnh trong toàn quốc, chiếm gần 14% dân số [2]. Làm thế nào để không chỉ kéo dài tuổi thọ mà còn nâng cao chất lượng của từng năm tháng sống , giảm bớt các bệnh liên quan đến tuổi cao, tăng cường sức khoẻ, sống hữu ích là ước vọng ngàn đời của con người…luôn được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu can thiệp về dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, một số nghiên cứu về các chất chống oxy hóa làm chậm quá trình lão hóa. Song, các nghiên cứu đó còn tập trung nhiều vào đối tượng là trẻ em và phụ nữ hoặc nghiên cứu ứng dụng, đánh giá thực trạng.
Nghiên cứu can thiệp với người cao tuổi tại nông thôn bằng đa giải pháp như truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hoạt động thể lực, quản lý sức khỏe và bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể mang lại hiệu quả tốt hơn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng chống oxy hóa, nâng cao sức khỏe hay không? Những dẫn liệu khoa học về vấn đề này cần được nghiên cứu đầy đủ.
Đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người cao tuổi tại nông thôn tỉnh Thái Bình” được tiến hành nhằm đạt các mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi ở nông thôn tỉnh Thái Bình, năm 2010.
2. Xác định tỷ lệ thiếu một số vi chất dinh dưỡng ở người từ 60 – 69 tuổi và yếu tố liên quan ở một số xã vùng nội đồng nông thôn Thái Bình.
3. Đánh giá hiệu quả phối hợp một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người 60 – 69 tuổi tại xã vùng nội đồng nông thôn Thái Bình.
MỤC LỤC
Nội dung Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I. TỔNG QUAN 3
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi 3
1.1.1. Người cao tuổi và dân số 3
1.1.2. Quá trình lão hóa 4
1.1.3. Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi 8
1.2. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở NCT 14
1.2.1. Thực trạng chung 14
1.2.2. Thực trạng thiếu retinol, P-caroten, vitamin C, vitamin E 16
1.2.3. Thiếu máu, thiếu sắt ở người cao tuổi 23
1.2.4. Thực trạng thiếu đa vi chất 25
1.2.5. Nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng ở NCT 26
1.2.6. Tác động qua lại giữa các vi chất dinh dưỡng 27
1.3. Các biện pháp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho NCT 27
1.3.1. Truyền thông, giáo dục 27
1.3.2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng qua đường uống 28
1.3.3. T ăng cường vi chất dinh dưỡng vào thức ăn 30
1.3.4. Đa dạng hóa bữa ăn 31
1.3.5. Các biện pháp phối hợp khác 32
Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 34
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 3 5
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 36
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 37
2.2.3. Phương pháp tính cỡ mẫu 3 9
2.3. Tổ chức can thiệp 41
2.3.1. Các biện pháp can thiệp 41
2.3.2. Phương pháp kiểm soát đối tượng trong quá trình can thiệp 44
2.3.3. Tổ chức giám sát 47
2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 47
2.5. Xử lý số liệu 53
2.6. Các biện pháp khống chế sai số 57
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 58
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 60
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 60
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của NCT nông thôn Thái Bình, năm 2010 63
3.3. Thực trạng vi chất dinh dưỡng ở NCT từ 60 – 69 tuổi và yếu tố 69
liên quan tại vùng nội đồng nông thôn Thái Bình
3.4. Hiệu quả phối hợp một số biện pháp can thiệp 82
Chương IV. BÀN LUẬN 98
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của NCT nông thôn Thái Bình, năm 2010 98
4.1.1. Các chỉ số nhân trắc dinh dưỡng: cân nặng, chiều cao và BMI 98
4.1.2. Tỷ lệ NCT thiếu năng lượng trường diễn và thừa cân, béo phì 102
4.1.3. về tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể 106
4.2. Thực trạng một số vi chất dinh dưỡng của NCT từ 60 – 69 tuổi và 107
yếu tố liên quan tại vùng nội đồng nông thôn Thái Bình
4.2.1. Giá trị trung bình các vi chất dinh dưỡng 107
4.2.2. Thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của NCT từ 60 – 69 tuổi và 111
yếu tố liên quan tại vùng nội đồng nông thôn Thái Bình
4.3. Hiệu quả của phối hợp một số biện pháp can thiệp phòng chống 120
thiếu VCDD cho NCT tại cộng đồng
4.3.1. Hiệu quả về sự thay đổi sử dụng thức ăn và thói quen tập luyện 118
4.3.2. Hiệu quả với giá trị trung bình BMI và tỷ lệ phần trăm mỡ 120
4.3.3. Hiệu quả đối với sự thay đổi về tình trạng dinh dưỡng 121
4.3.4. Hiệu quả đối với tình trạng mắc bệnh tăng huyết áp 122
4.3.5. Hiệu quả can thiệp về giá trị trung bình và tỷ lệ thiếu máu, 123 thiếu P-caroten, retinol và vitamin E ở NCT
4.3.6. Hiệu quả can thiệp đối với giá trị MDA 129
KẾT LUẬN 133
KHUYẾN NGHỊ 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH, CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích