Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018
Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính có đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protein, lipid do giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai [1]. Sự gia tăng không ngừng của bệnh ĐTĐ và biến chứng của nó đã khiến công tác phòng ngừa và điều trị trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành y tế toàn cầu. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2017 (20 – 79 tuổi) có 425 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ với trên 50% số đó chưa được chẩn đoán và điều trị, dự kiến tới năm 2045, con số ĐTĐ sẽ là 629 triệu người và con số này sẽ gia tăng mạnh mẽ tại các nước đang phát triển đặc biệt ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, có khoảng 90% là bệnh ĐTĐ typ 2, còn lại ĐTĐ typ 1, khi đó chỉ có khoảng 6% người bệnh đạt mục tiêu điều trị [2]
Trên thế giới, ĐTĐ typ 2 thường được phát hiện muộn với những biến chứng nặng nề, bệnh đang trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các biến chứng mạn của ĐTĐ thường liên quan đến sự tổn thương nội mạc mạch máu qua nhiều cơ chế bệnh. Bệnh thận ĐTĐ là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, là nguyên nhân của bệnh thận mạn trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối ở Hoa Kỳ cũng như các nước Châu Âu, chiếm khoảng 40%. Bệnh thận ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ [3]. Nếu năm 1985 tại Hàn Quốc tỷ lệ đó chiếm khoảng 10% thì năm 2014 đã lên đến 48% [4]. Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [5]. Đã có một số tác giả nghiên cứu nhiều khía cạnh biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, tuy vậy chưa có số liệu thống kê chung về tỷ lệ mắc bệnh thận do ĐTĐ trên phạm vi toàn quốc mà chỉ là những quan sát đơn lẻ tại một số địa dư hoặc bệnh viện: Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng (2013) thấy tỷ lệ biến chứng thận là 41,5% [6]. Trịnh Thị Thái (2013) thấy tỷ lệ này là 32,5%[7].
Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho người bệnh ĐTĐ typ 2 ở bất kì loại hình điều trị nào, một chế độ ăn cân đối và hoạt động thể lực hợp lý, điều hòa không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ, duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ typ 2.
Cũng theo kết quả khảo sát thực hiện Chương trình dinh dưỡng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng điều trị QIP trong 6 tháng đầu năm 2017 tại 44 bệnh viện thì tỷ lệ bệnh nhân SDD và có nguy cơ SDD tại các khoa Thận tiết niệu là 44% [8]. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (NTTW) là một bệnh viện hàng đầu điều trị bệnh nội tiết và chuyển hóa trong đó có bệnh ĐTĐ typ 2. Chính vì các lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.
2. Mô tả khẩu phần thực tế của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại khoa Thận tiết niệu bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân Đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2018
1. Phạm Ngọc Khái, Nguyễn Thị Lâm và cộng sự (2016), Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, Hà nội. 293-294.
2. IDF (2017). The 2017 IDF Diabetes Atlas, 7th Edition, estimates of diabetes and IGT prevalence in adults. International Dia-betes Federation, 20-79
3. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh, Nguyễn Thị Bích Đào (2014). Đặc điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ Tuyp II. Kỷ yếu hội nghị khoa học về nội tiết và chuyển hóa toàn quốc lần thứ VII năm 2014, 49-50.
4. Kim Y, Park C. W. (2017). New therapeutic agents in diabetic nephropathy. Korean J Intern Med, 32 (1), 11-25.
5. Bộ Y tế; (2017). Hướng dẫn và chẩn đoán điều trị đái tháo đường năm 2017. Bộ Y tế, Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế, 1.
6. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng (2013). Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Tạp chí Y học Quân sự, 3-4/2013, 288.
7. Trịnh Thị Thái (2013), Khảo sát biến chứng thận và một số yếu tố liên quan ở BN ĐTĐ typ 2 cao tuổi tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn BSCKII, Trường ĐH Y Hà nội, Hà nội.
8. Lưu Ngân Tâm (2017), Lợi ích của can thiệp ONS sớm cho BN nhập viện và QIP tại Việt Nam, Hội nghị Dinh Dưỡng Lâm sàng Việt Nam lần 2.
9. National Diabetes Data Group. (1979). Classification and diagnosis of diabetes mellitus and other categories of glucose intolerance. Diabetes. 28, 1039-1057.
10. Đỗ Trung Quân (2015). Chẩn đoán đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất bản giáo dục, 51 -64, 282 -287, 376 -368.
11. International Diabetes Federation (2015). Executive summary. IDF Diabetes Atlas. Seventh edition.
12. Phạm Khuê, Phạm Thắng (2004). “Người cao tuổi nhìn từ góc độ dân số”, Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, Nhà xuất bản y học, tr 7.
13. American Diabetes Association (2016). Classification and diagnosis of diabetes. Diabetes Care. S13–S22.
14. American Diabetes Association (2016). Glycemic Targets. Diabetes Care. S48–S56.
15. Trần Hữu Dàng (2011). “Đái tháo đường”, Bệnh học nội tiết chuyển hóa dành cho bác sĩ và học viên sau đại học. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 268–269.
16. Trần Thị Nhật (2010), Nghiên cứu tỷ lệ biến chứng thần kinh ngoại vi ở bệnh nhân đái tháo đường tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
17. Satirapoj B. (2010). Review on pathophysiology and treatment of diabetic kidney disease. J Med Assoc Thail Chotmaihet Thangphaet, 93 Suppl 6, 228-241.
18. Tervaert T.W.C., Mooyaart A.L., Amann K. et al (2010). Pathologic Classification of Diabetic Nephropathy. J Am Soc Nephrol, 21(4), 556–563.
19. Lerma E., Berns J.S., and Nissenson A. (2009), Current Diagnosis and Treatment: Nephrology and Hypertension, McGraw-Hill Education / Medical.
20. Chade A.R., Lerman A., and Lerman L.O. (2005). Kidney in early atherosclerosis. Hypertens Dallas Tex 1979, 45(6), 1042–1049.
21. Voulgari C., Katsilambros N., and Tentolouris N. (2011). Smoking cessation predicts amelioration of microalbuminuria in newly diagnosed type 2 diabetes mellitus: a 1-year prospective study. Metabolism, 60(10), 1456–1464.
22. Fuad N. Ziyadeh and Gunter Wolf (2008) “Pathogenesis of the Podocytopathy and Proteinuria in Diabetic Glomerulopathy”. Current Diabetes Reviews, Vol 4, 39-45.
23. Geraldes P. and King G.L. (2010). Activation of protein kinase C isoforms and its impact on diabetic complications. Circ Res, 106(8), 1319–1331.
24. List J.F. and Whaley J.M. (2011). Glucose dynamics and mechanistic implications of SGLT2 inhibitors in animals and humans. Kidney Int. Suppl, (120), S20-27.
25. Wolfgram D.F., Garcia K., Evans G. et al (2017). Association of Albuminuria and Estimated Glomerular Filtration Rate with Functional Performance Measures in Older Adults with Chronic Kidney Disease. Am J Nephrol, 45(2), 172–179.
26. Lê Quang Toàn và Tạ Văn Bình (2009). Nghiên cứu biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được theo dõi 12 tháng tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Tạp chí Y học thực hành, Số 8, 669.
27. National Kidney Foundation (2012). KDIGO 2012 Clinical Practice Guildeline for the Evoluation and Management of Chronic Kidney Disease. Kidney Interational Supplement, 3(1), January 2013, 19-62.
28. American Diabetes Association (2016). Microvascular complications and foot care. Diabetes Care, 40 (suppl 1), 72-80.
29. American Diabetes Association (2016). Microvascular complications and foot care. Sec.9. In Standards of Medical Care in Diabetes. Diabetes Care;39 (Suppl. 1): S72–S80.
30. Đỗ Trung Quân (2006), Biến chứng bệnh đái tháo đường và điều trị. Nhà xuất bản y học, tr 112-140.
31. B.E.Mustaffa (1997). Chronic complication of NIDDM in ASIANS.IGSD symposium: an update on NIDDM.G.November 1997. 10 – 11.
32. Yokoyama H, Kawai K, Kobayashi M (2007). Microalbumin is common in Japanese typ 2 diabestic patients: A nationwide survery from the Japan Diabestes clinial Data Management study group (JDDM10), Diabestes care, 30, 989 – 992.
33. Lý Trần Kiên (2017). Nghiên cứu tình trạng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tổn thương thận, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà nội.
34. Lê Tuyết Hoa (2014 – 2016), Tỷ lệ và đặc điểm của bệnh thận không có albumin niệu ở người ĐTĐ type 2: những kết quả ban đầu, Kỷ yếu hội nghị nội tiết – ĐTĐ – RLCH miền trung tây nguyên mở rộng lần thứ 11, 350 – 359.
35. Hà Thị Hồng Cẩm, Vũ Thị Thanh Huyền và Đặng Thị Ngọc Dung (2015). Giá trị của chỉ số Albumin/creatinin nước tiểu trong chẩn đoán biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5 số 1, 430, 55–61.
36. Lê Thị Phương (2011), Nghiên cứu biến chứng cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ tuyp 2 tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường ĐH Y Thái Bình.
37. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh (2009), Nghiên cứu tỷ lệ và điểm tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ tuyp 2 điều trị tại bệnh viện Nguyễn Trãi Tp HCM, Tạp chí YHTH, Số 2: 644 – 645
38. Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2000), “ Bệnh mạch máu và rối loạn chuyển hoá lipid ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2,” Kỷ yếu công trình Nội tiết và các rối loạn chuyển hoá, Nhà xuất bản Y học, tr. 411 – 417.
39. Chen T.K., Estrella M.M., and Parekh R.S. (2016). The evolving science of apolipoprotein-L1 and kidney disease. Curr Opin Nephrol Hypertens, 25(3), 217–225.
40. Christine Maric (2009) “sex, diabetes and the kidney”, Am J Physiol Renal Physiol, Vol. 296, pp.680-685.
41. Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Quốc Anh (2015), Hướng dẫn điều trị DDLS, NXB Y học, Hà nội, trang 36-37,123-131,147-151
42. Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn, Lê Thị Hợp và các cộng sự (2004), Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà nội.
43. Mahaboob Khan S (2009), Malnutrition, anthropometric, and biochemical abnormalities in patients with diabetic nephropathy, Department of Biochemistry, Government Home Science College, Chandigarh, India.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19539182
44. Lê Thị Hợp, Huỳnh Nam Phương (2011), Thống nhất về phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc học. Tạp chí dinh dưỡng thực phẩm, tập 7, số 2.
45. Hà Huy Khôi (1997), Phương Pháp dịch tễ học Dinh Dưỡng, Nhà xuất bản Y học.
46. World Health Organization (1995). Physical status : The use and interpretation of anthropometry.
47. Detsky AS, McLaughlin JR, Baker JP, Johnston N, Whittaker S, Mendelson RA, et al, (1987). What is subjective global assessment of nutritional status? JPEN J Parenter Enteral Nutr, 11 ( 1 ): 8-13.
48. Bộ môn Dinh dưỡng & ATTP, trường Đại học Y Hà nội (2004). Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, 15-38
49. Leinig, C.E., et al (2011)., Predictive value of malnutrition markers for mortality in peritoneal dialysis patients. J Ren Nutr, 21(2): p. 176-83.
50. Satoh, M., et al (2014), Correlation of ischemia-modified albumin with SOFA and APACHE II scores in preoperative patients with colorectal cancer. ScientificWorldJournal, p. 959075.
51. Agudo de Blas, P., et al (2006). Heart failure, malnutrition and inflammation. Prevalence and relevant aspects in its assessment. Rev Clin Esp,. 206(3): p. 122-8
52. Seltzer MH, et al (1979). Instant nutritional assessment. JPEN J Parenter Enteral Nutr, 3(3): p. 157 – 159
53. American Diabetes Association (2017). Standards of medical care in diabetes. Diabetes Care, 40 (Suppl. 1); DOI 10.2337/dc17-S001.
54. Nguyễn Văn Sang và Nguyễn Thị Lâm (2002), Chế độ ăn trong phòng và điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein máu, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, 170- 188.
55. American Diabetes Association (2015), American Diabetes Association Standards of Medical Care in Diabetesd 2015, Diabetes Care, Vol 38, S1(ISSN 0149-5992).
56. Bộ y tế (2016), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, 31
57. Viện Dinh Dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.
58. Nguyễn Công Khẩn, Hà Thị Anh Đào, Viện Dinh dưỡng, (2007). Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam , Nhà xuất bản Y học.
59. Hạnh TTM, Yoshimura Y (2004). Phần mềm Eiyokun Việt nam, Nhà xuất bản Y học, TP Hồ Chí Minh.
60. Henri Afghahi và cộng sự (2011), Pick factors for the development of albuminuria and renal impairment in type II diabetes – the Swedish National Diabetes Register (NDR)”, Nephron Dial Transplant. 26: 1236 – 1243.
61. Lê Thị Phương Huệ (2013), Nhận xét tình trạng kiểm soát đường huyết và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân Đái tháo đường Typ 2 có bệnh thận mạn tính. Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà nội.
62. Nguyễn Công Thành (2015), Nhận xét tỷ lệ và mức độ bệnh thận mạn tính do đái tháo đường type 2 tại khoa thận – tiết niệu BV Bạch Mai. Khóa luận tốt nghiệp BSYK, Đại học Y Hà Nội
63. Trịnh Thị Thanh Huyền (2004), Nhận xét về tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng thận điều trị tại khoa thận- tiết niệu bệnh viện Bạch Mai trong 5 năm từ 1999-2003, Khóa luận tốt nghiệp BSYK, Đại học Y Hà Nội.
64. Vũ Thị Ngát, Nguyễn Trọng Hưng, Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự (2017 – 2018), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân ĐTĐ type II khi nhập viện tại bệnh viện Nội tiết trung ương. Tạp chí nghiên cứu Y học 113 (4)- 2018, 38-45.
65. Hoàng Trung Vinh & cộng sự (2018), Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm bệnh thận ĐTĐ theo phân loại KDIGO – 2012 trên bệnh nhân ĐTĐ type 2, Kỷ yếu hội nghị nội tiết – ĐTĐ – RLCH miền trung tây nguyên mở rộng lần thứ 11, 222 – 228.
66. Srinavasa H.K, Venkatesha M., and Prasad R. (2014). Quality ò life assessment among Type 2 Diabetic patients in rural tertiary centre. Int J Med Sci Public Health, 3(4), 415 – 417.
67. Lê Duy Đạo (2015). Kiểm soát Glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tổn thương thận tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y dược Thái Nguyên
68. Phạm Quốc Toản (2015), Đặc điểm vôi hóa động mạch vành bằng chụp vi tính đa lát cắt tim ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có biến chứng thận mạn tính giai đoạn cuối, Kỷ yếu hội nghị nội tiết – ĐTĐ – RLCH miền trung tây nguyên mở rộng lần thứ 11, 229-234.
69. Giueseppe remuzzi, MD (2002), “Nephropathy an patients with type 2 diabetes”, N Engl Jmed, Vol. 346, No.15.
70. Nguyễn Thị Phi Nga, Ngô Ngọc Tước, Lê Đình Tuân (2014), Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh kiên giang. Tạp chí y – dược học quân sự, 5, 102-112.
71. Bế Thu Hà (2009), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Cạn, Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên
72. Khổng Thị Thúy Lan (2015). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015, Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng, Đại học Y Hà nội.
73. Lê Thị Tiến (2017), Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ interleukin- 6 huyết thanh với mức độ tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, Kỷ yếu hội nghị nội tiết – ĐTĐ – RLCH miền trung tây nguyên mở rộng lần thứ 11, 289-294.
74. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006). Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 mới phát hiện, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Y Hà nội.
75. Ling xu, Meicheng, Xiangqun Liu, Peiyan San and Haiqing Gao (2006), Bone mineral dencity and its Related factor in Elderly Male Chinese patients with typ 2 Diabetes, Atchives of Medical Research 38 (2007): pp 259-264.
76. Nguyễn Thị Phương Thùy (2012), Nghiên cứu tình trạng loãng xương ở bệnh nhân ĐTĐ Type 2 cao tuổi, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội .
77. Trần Ngọc Mạnh Tú (2017). Mô tả chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có tổn thương thận, Khóa luận tốt nghiệp BSYK, Đại học Y Hà nội.
78. Su Kyoung Kwon (2014), Women are diagnosed with type 2 diabetes at higher Body Mass Indices and older ages than men: Korea National Health and Nutrition Examination survey 2007-2010, Diabetes Metab J. 2014 Feb; 38(1): 74-80
79. Yogita Rochlani (2017), Metabolic syndrome: pathophysiology, management, and modulation by natural compounds, Therapeutic Advances in Cardiovascular Disease. Vol. 11, tr. 215-225.
80. Đỗ Quốc Thiên Hương (2014). Nghiên cứu lầm sàng, cận lâm sàng biến chứng thận ở bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ type 2 tại BVĐK Bình Dương, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa cấp 2
81. Nguyễn Thị Nhạn (2004).Yếu tố nguy cơ, khả năng nhận biết về điều trị và theo dõi bệnh ở bệnh nhân ĐTĐ, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết – chuyển hóa lần thứ 2.
82. Hà Huy Khôi (2011). Hà Huy Khôi – Công trình nghiên cứu – Thừa cân và béo phì, một số vấn đề sức khỏe cộng đồng mới ở nước ta. Tạp chí y học thực hành, số 418, tr 5-9
83. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Nhật Minh (2013), Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012, Tạp chí Y học thực hành (874), số 6:3-6
84. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc, Trần Châu Quyên, Nghiêm Nguyệt Thu, Phạm Thắng (2006). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa tiêu hóa và nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, Số 3+4, 85-91.
85. Iseki K, Kawazoe N, Fukiyama K (1993), serum albumin is a strong predictor of death in chronic dailysis patients, Kidney Int, 44, pp. 39-44 )
86. Nguyễn Thị Lam Hồng (2006). Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ typ2 có biến chứng thận điều trị tại khoa Nội tiết – ĐTĐ, Bệnh viện Bạch Mai, Khóa luận tốt nghiệp BSĐK, Đại học Y Hà nội.
87. Ikizler TA, Himmelfarb J (2000). Nutritional complication in chronic Hemodialysis and peritoneal dialysis patients, Compl Dialysis, pp. 405-425.
88. Phạm Thị Lan Anh (2011). Đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu, cải thiện một số chỉ tiêu sinh hóa và sức khỏe của sản phẩm VOSCAP chiết xuất từ 3 lá vối, lá ổi và lá sen trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ Y học, Viện Dinh dưỡng
89. Lê Thị Thúy Hiền (2012). Khảo sát thực trạng thực hiện chế độ ăn và luyện tập trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
90. Phạm Thị Thùy Hương (2017). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân Đái tháo đường type 2 được quản lý tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng, Đại học Y Hà nội.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com