TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM THỨ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM THỨ 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
Vũ Thị Nhung1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu cắt ngang trên 414 sinh viên đại học chính quy năm thứ 2 tại Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, tỉnh Nam Định được thực hiện nhằm tìm hiểu tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên. Kết quả: Cân nặng, chiều cao trung bình của nam sinh viên lần lượt là 62.3 ± 9,5kg; 169.4 ± 6,3 cm; ở nữ sinh viên là 156,3 ± 8,9cm; 4,8 ± 7,2kg. Trung bình BMI của sinh viên là 19.9 ± 2.7 kg/m2, BMI trong nam sinh viên cao hơn (21.7 ± 3.1) so với nữ sinh viên (19.69 ± 2.6). Có 63.3 % sinh viên có tình trạng dinh dưỡng trong giới hạn bình thường; 32.4 % sinh viên thiếu năng lượng trường diễn và 4.3 % sinh viên thừa cân béo phì. Sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chỉ số mỡ cơ thể, mỡ nội tạng, tỷ lệ cơ xương của đối tượng nghiên cứu lần lượt là 23.9 ± 3.5%; 2.3 ± 1.8%; 27.4 ±2.9%.
Sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng cao, là hạt nhân cho nền kinh tế, là yếu tố quan trọng để giúp một đất nước phát triển. Vì vậy, tình trạng dinh dưỡng tốt và sức khỏe được đảm bảo sẽ là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên sau khi ra trường phục vụ đất nước. Đặc biệt là các sinh viên chuyên ngành Y, là lực lượng sẽ tham gia trực tiếp trong hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể lại bị ảnh hưởng trực tiếp từ thói quen tiêu thụ thực phẩm. Sinh viên thường là những đối tượng sống xa gia đình, có thể sống một mình hoặc với nhóm bạn, có thể tự chế biến thức ăn hoặc mua đồ ăn sẵn, những thay đổi về lối sống đó sẽ dẫn đến những thay đổi trong thói quen ăn uống của hiện tại đặc biệt trong thời kỳ do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Những yếu tố đó có thể là rào cản với việc ăn uống lành mạnh dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng thiết yếu làm ảnh hưởng trực tiếp lên tình trạng dinh dưỡng của sinh viên.Theo nghiên cứu của tác giả Nurul Hudaand Ruzita Ahmad (2010) [1] nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của 624 sinh viên của trường Đại học Universiti Sains Malaysia, kết quả cho thấy cân nặng trung bình của sinh viên là 55.65 kg và chiều cao trung bình là 163.43cm. Chỉ số BMI trung bình là 21.84(kg/m2). Trong số 624 đó có 25% sinh viên bị thiếu năng lượng trường diễn, có 10% sinh viên bị thừa cân, béo phì. Tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của sinh viên như của tác giả Phạm Văn Phú (2011) đã khảo sát tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng ở SV năm nhất trường ĐH Y Hà Nội[2]; Nguyễn Thị Đan Thanh (2014) đã đánh giá tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn của sinh viên Y1 và Y4 trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [3]. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu về các chỉ số sinh học của sinh viên. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tình trạng dinh dưỡng và mô tả một số chỉ số sinh học trên sinh viên đại học chính quy năm thứ 2, năm học 2021-2022 tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tình trạng dinh dưỡng, sinh viên, BMI, chỉ số cơ thể
Tài liệu tham khảo
1. Nurul Huda, Ruzita Ahmad (2010). Preliminary Survey on Nutrition Status among University Students at Malaysia. Pakistan Journal of nutrition 9 (2): 125-127.
2. Phạm Văn Phú (2011). Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng của sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại học Y Hà Nội.Tạp chí nghiên cứu Y học 74(3), 344-349.
3. Nguyễn Thị Đan Thanh (2014). Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của sinh viên Y1 và Y2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2014. Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trương Thị Ngọc Đường (2020). Thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn thực tế của sinh viên năm thứ nhất trường cao đẳng Y tế Cần Thơ. Luận văn Thạc sỹ Dinh dưỡng. Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Pháp (2022). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của sinh viên Y khoa năm thứ 4 và thứ 5 tại Đại học Tây Nguyên.Tạp chí Y học Việt Nam tập 512 (2) 2020.
6. Nguyễn Thị Phương (2018). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của sinh viên nội trú tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển 18(1).
7. Magdalena & Gabriela (2010). Nutrition status dietary of high school and college students. Health Education: International 21, 389-397.
Nguồn: https://luanvanyhoc.com