Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới hai tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Darkrong, tỉnh Quảng Trị năm 2010
Hiện nay, SDD Protein-năng lượng vẫn là vấn đề có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam [7], [12, [20]. SDD không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, trí tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội [7]. Do vậy, vấn đề dinh dưỡng trẻ em được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu để tìm các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ em.
Nhiều vấn đề sức khỏe, bệnh tật của trẻ có thể phòng và cải thiện được nếu được điều chỉnh đúng, kịp thời. Nếu các bà mẹ được trang bị những kiến thức (KT) và kỹ năng nuôi trẻ có khoa học đứa trẻ sẽ được chăm sóc và phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Còn ngược lại khi bà mẹ thiếu KT và kỹ năng chăm sóc trẻ sự phát triển của trẻ sẽ không được đầy đủ, không những thế trẻ còn đối mặt với những nguy cơ không đáng có về sức khoẻ.
Dakrong là một huyện miền núi, vùng cao, biên giới nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị, là vùng chủ yếu có người các dân tộc thiểu số sinh sống. Đây là khu vực có tỷ lệ SDD cao của tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ SDD tới tháng 6 năm 2009 của Dakrong là 36,6%. Các nghiên cứu về TTDD của trẻ em và KT, TH dinh dưỡng của các bà mẹ dân tộc thiểu số còn rất ít, vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu như sau:
Mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 tuổi vùng dân tộc thiểu số tại huyện Dakrong tỉnh Quảng Trị năm 2010.
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5
1.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 5
1.1.1. Nguyên nhân của SDD 5
1.1.2. Phân loại SDD 5
1.2. Tổng hợp một số nghiên cứu liên quan 6
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới 6
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam 6
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu 8
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu 8
2.1.2. Thời gian nghiên cứu 8
2.2. Đối tượng nghiên cứu 8
2.3. Phương pháp nghiên cứu 8
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 8
2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: 8
2.3.3. Thu thập thông tin 9
2.3.4. Biến số và Chỉ số nghiên cứu 9
2.4. Sai số và khống chế sai số 11
2.5. Xử lý số liệu 12
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 12
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 13
3.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 2 tuổi 14
3.3. KT và TH chăm sóc trẻ em 16
3.3.1. KT và TH của bà mẹ về việc NCBSM 16
3.3.2. KT và TH của các bà mẹ về việc cho trẻ ABS 17
3.3.3. Chăm sóc trẻ khi trẻ bị bệnh 19
3.4. Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố 20
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN 23
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 23
4.2. KT và TH về NCBSM 23
4.3. KT và TH cho trẻ ABS 25
4.4. Mối liên quan giữa TTDD và một số yếu tố 25
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 27
1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 27
2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ Error! Bookmark not defined.
3. Mối liên quan Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG VI: KHUYẾN NGHỊ 28
PHỤ LỤC 31
Thông tin này hy vọng sẽ gợi mở cho các bạn hướng tìm kiếm và nghiên cứu hữu ích