TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THỂ NHẸ CÂN CỦA TRẺ TỪ 0-24 THÁNG TẠI XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THỂ NHẸ CÂN CỦA TRẺ TỪ 0-24 THÁNG TẠI XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG THỂ NHẸ CÂN CỦA TRẺ TỪ 0-24 THÁNG TẠI XÃ VĨNH HÀO, HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021
Vũ Thị Nhung1, Trần Thị Nhi1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện trên 214 trẻ em từ 0 đến 24 tháng tuổi và các bà mẹ tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định năm 2020 nhằm mục tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng thể nhẹ cân bằng phương pháp điều tra mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân (CN/T) là 9.8%, tỷ lệ SDD thấp còi (CC/T) là 9.3 tỷ lệ SDD gày còm (CN/CC) là 9.3%. SDD được thấy chủ yếu ở trẻ sau 6 tháng và tăng dần đến 24 tháng. Tỷ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh là 31.8%. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ trẻ ăn bổ sung trước 6 tháng là 80.4%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa việc bú sớm sau sinh và ăn bổ sung sớm đến tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ.

Suy dinh dưỡng (SDD), ở trẻ dưới 24 tháng tuổi vẫn còn phổ biến ở trên thế giới cũng như *Trường Đại học Điều dưỡng Nam ĐịnhChịu trách nhiệm chính: Vũ Thị NhungEmail: vunhung87ytcd@gmail.comNgày nhận bài: 3.5.2021Ngày phản biện khoa học: 23.6.2021Ngày duyệt bài: 5.7.2021tại Việt Nam. Mặc dù suy dinh dưỡng trên thế giới đang có xu hướng giảm theo thời gian, tuy nhiên  vấn  đề  suy  dinh  dưỡng  ở  trẻ  dưới  24 tháng tuổi vẫn là mối quan tâm không chỉ của ngành dinh dưỡng mà cả xã hội. Tại Việt Nam, những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế và triển khai các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng thì tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi  đã  giảm  xuống  một  cách  đáng  kể.  Từ 17.5% năm 2010 xuống còn 12.8% năm 2018[1]. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn được coi là quốc gia có tỷ lệ SDD cao trong khu vực. Các nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy những trẻ SDD 2 năm đầu đời sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển thể lực sau này đặc biệt là chiều cao của trẻ vị thành  niên.  Nghiên cứu được thực  hiện tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, là xã được coi là có điều kiện kinh tế hơn so với xã lân cận do có làng nghề và khu công nghiệp gần kề, vì vậy đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Đánh giá  thực trạng tình trạng dinh dưỡng của trẻtừ0 đến 24 tháng tại xã Vĩnh Hào, huyện VụBản, tỉnh Nam Định2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng  và  hành  vi  chăm  sóc  trẻtừ0  đến  24 tháng tuổi

Chi tiết bài viết
Từ khóa
tình trạng dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, 0-24 tháng

Tài liệu tham khảo
1. Viện Dinh Dưỡng (2018). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm, 
2. De Onis M., Blössner M. (2003). The World Health Organization Global Database on Child Growth and Malnutrition: methodology and applications International Journal of Epidemiology, 32, 518-526. 
3. UNICEF (1999). Multiple indicator cluster survey manual New York, 5-10. 
4. Bộ Y Tế (2019). Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
5. Trần Thành Đô, Lê Danh Tuyên và Nguyễn Phương Hoa (2012). Xu hướng thay đổi giá trị trung bình Z-score trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em năm 2003 -2011. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 8(2), 23-28. 
6. Nguyễn Thị Hào (2013). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại 2 huyện của tỉnh Thanh Hóa năm 2013, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng. 
7. Lê Thị Thu Hà (2014) Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 12 -24 tháng tuổi tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc 
8. Trần Thị Tuyết Mai (2013). Xây dựng và đánh gía hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hoà, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y tế công cộng. 
9. Nguyễn AnhVũ và Lê Thị Hương (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 7(1), 13-17. 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment