Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015
Luận văn Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.Dinh dưỡng là chức năng mà các cá thể sử dụng thức ăn để duy trì sự sống, nghĩa là thực hiện các hoạt động sống như: sinh trưởng, phát triển, vận động. Theo thời gian, sự gia tăng tuổi tác cùng với quá trình lão hóa, suy giảm chức năng và hoạt động của các hệ cơ quan khác thì chức năng dinh dưỡng này cũng bắt đầu thay đổi [27], [57].
Lão hóa tác động đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa ở người cao tuổi. Khi tuổi càng cao niêm mạc miệng ngày càng mỏng đi, số lượng thần kinh vị giác trên lưỡi cũng mất dần, kèm theo đó là giảm tiết dịch vị của dạ dày và lượng men tiêu hóa ở gan góp phần làm ảnh hưởng lên quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn [43].
Bên cạnh sự suy giảm chức năng, hoạt động của các hệ cơ quan thì người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mãn tính [22].
Một chế độ dinh dưỡng tốt bao gồm cung cấp đầy đủ năng lượng, protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ và nước là cần thiết cho người cao tuổi, làm giảm được nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình lão hóa như bệnh tim mạch, loãng xương và tiểu đường [41].
Già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam, theo dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 cho thấy tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10,0% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017. Tiếp đó, cũng theo dự báo này thì chỉ sau hai thập kỷ nữa dân số Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn “già” khi mà chỉ số già hóa tăng từ 35,5 năm 2009 lên hơn 100 vào năm 2032 [16].
Mặc dù vấn đề dinh dưỡng đối với người cao tuổi là hết sức cần thiết nhưng ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức, theo kết quả của một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi ở một số tỉnh thành gần đây cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi vẫn chiếm tỉ lệ cao: 24,2% tại An Giang (2009), 27,5% tại Bến Tre (2011) và Nam Định (2012) là 25,7%, cùng song hành với tình trạng suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân – béo phì ở người cao tuổi cũng tăng cao một cách đáng ngại, theo các nghiên cứu trên thì tỉ lệ thừa cân – béo phì tương ứng là 14,4%, 28,0% và 9,2% [19], [21], [25].
Điều kiện kinh tế hộ gia đình người cao tuổi nước ta còn khó khăn, theo thống kê năm 2008 khoảng 43% người cao tuổi nước ta vẫn đang làm việc với các công việc khác nhau, nhưng đa số vẫn trong lĩnh vực nông nghiệp với mức thu nhập còn thấp và bấp bênh.
Đời sống gia đình, đời sống tinh thần và văn hóa của người cao tuổi thay đổi nhanh chóng. Tỉ lệ người cao tuổi sống với con cái đã giảm nhanh, trong khi tỉ lệ hộ gia đình người cao tuổi sống cô đơn hoặc chỉ có vợ chồng người cao tuổi tăng lên đáng kể. Có thể chính những yếu tố trên đây đã tác động đến tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi [16].
Xuất phát từ những vấn đề trên nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu
“Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015” với những mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu.
KIÉN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, để nâng cao nhận thức của người dân về chế độ ăn uống và vận động hợp lý để kiểm soát được tỉ lệ thừa cân – béo phì, đồng thời góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Tăng cường công tác truyền thông hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc người cao tuổi trong thời gian bị bệnh và hồi phục, giúp người cao tuổi mau chóng hồi phục và góp phần làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi.
Tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, vận động người dân nói chung và người cao tuổi nói riêng không hút thuốc lá để góp phần làm giảm ảnh hưởng của thuốc lá đối với tình trạng dinh dưỡng cũng như những nguy cơ mắc các bệnh tật khác do thuốc lá gây ra.
Lồng ghép các chương trình đánh giá tình trạng dinh dưỡng với hoạt động khám chữa bệnh ở người cao tuổi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015
A. TIẾNG VIỆT
1. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tỷ số vòng eo trên vòng mông, cập nhật ngày 11/04/2016, truy cập ngày 15/04/2016, tại trang web https: //vi .wikipedia.org/wiki/T ỷ_số_vòng_eo_trên_vòng_mông.
2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung Ương(2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr 281, 893tr.
3. Phạm Thị Dung(2014), Tình trạng tăng acid uric huyết thanh, yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp chế độ ăn của người 30 tuổi trở lên tại cộng đông nông thôn Thái Bình, Luận án Tiến sĩ y học, Viện vệ sinh Dịch tễ Trung Ương.
4. Nguyễn Ý Đức(2000), Dinh dưỡng và Điều trị, nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Nguyễn Ý Đức(2000), Dinh dưỡng và Sức khỏe, nhà xuất bản Y Học, Hà Nội.
6. Đỗ Thanh Giang(2012), Tình trạng dinh dưỡng và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho người cao tuổi tại nông thôn tỉnh Thái Bình, Luận án Tiến sĩ y tế công cộng, Đại học y Thái Bình.
7. Trần Thị Thúy Hà và CS(2013), “Các yếu tố về tinh thần – xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống người cao tuổi”, Tạp chí Y học dự phòng, XXII(5), 141.
8. Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Kim Hưng (2003), “Tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 1.
9. Trần Kỳ Hậu(2015), Nghiên cứu sa sút trí tuệ và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định năm 2015, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường đại học Y Dược Huế.
10. Nguyễn Thị Kim Hoa(2012), Công tác xã hội với người cao tuổi, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 8, 72 tr.
11. Lê Thị Hợp, Hà Huy Khöi(2011), “Xu hướng tăng trưởng thế tục của người Việt Nam và định hướng của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm,6(4).
12. Nguyễn Đỗ Huy, Nguyễn Thị Lâm(2009), “Thực trạng suy dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2009”, Tạp chí Dinh Dưỡng và Thực phẩm, 9(2).
13. Phạm Duy Hưng và cộng sự(2014), Báo cáo chỉ số diện tích bề mặt cơ thể của sinh viên năm thứ 4 trường đại học Y Dược Cần Thơ, Bộ môn Sinh lý – Khoa Y, Trường đại học Y Dược Cần Thơ.
14. Mai Hương(2013), Cách khắc phục suy dinh dưỡng ở người cao tuổi, Website: Tạp chí Sức khỏe và Đời sống, cập nhật ngày 17/06/2013, truy cập ngày 22/11/2015, tại trang web http://suckhoedoisong.vn.
15. Nguyễn Hoàng Thùy Linh(2013), Nghiên cứu tỉ lệ hiện mắc và các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tại thành phố Huế năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường đại học Y Dược Huế.
16. Giang Thanh Long(2011), Báo cáo:Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam (2011).
17. Lê Bạch Mai(2009), Một số yếu tố nguy cơ Thừa cân – Béo phì, website: Tạp chí Bác sĩ Gia Đình, truy cập ngày 11/10/2015, tại trang web http://bacsigiadinh.org.
18. Huỳnh Văn Minh và CS(2007), Dự phòng tiên phát toàn diện bệnh lý tim mạch, một số vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch 2007, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
19. Hà Thị Ninh(2011), Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh.
20. Hoàng Văn Ngoạn(2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, đại học Huế, (52).
21. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Văn Khiêm(2012), “ Tình trạng dinh dưỡng của người cao tuổi ở xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2012”, Tạp chí y học dự phòng, XXIV(7), tr. 158 – 159.
22. Đỗ Gia Phan(2010), Dinh dưỡng hợp lý và sức khỏe, Nhà xuất bản Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hà Nội.
23. Quốc hội(2009), Luật số 39/2009/QH12 của Quốc hội: LUẬT NGƯỜI CAO TUỔI.
24. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế (HelpAge International)(2012), Già hóa trong Thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, báo cáo tóm tắt, New York.
25. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Phước Hải, Lê Văn Khoa(2009), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang năm 2009”, Tạp chí dinh dưỡng và thực phẩm, 7(1).
26. Trần Thị Hồng Thu(2014j, Chẩn đoán lệ thuộc chất gây nghiện, website: Truyền thông vì sức khỏe tâm thần cộng đồng – Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương, truy cập ngày 05/10/2015, tại trang web http://www.maihuong.gov.vn.
27. Nguyễn Thị Minh Thuỷ(2005), Giáo trình dinh dưỡng người, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
28. Trường Đại học Y Dược Huế(2013), Giáo trình Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm 2, Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực phẩm, khoa Y tế Công cộng, trường Đại học Y Dược Huế, tr.11, 92tr.
29. Trường đại học Y Dược Huế(2012), Giáo trình Dinh dưỡng – An toàn Thực pham 1, Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn Thực pham, khoa Y tế Công cộng, Trường đại học Y Dược Huế.
30. Viện dinh dưỡng(2015), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và theo dõi tăng trưởng, Website Viện dinh dưỡng, cập nhật ngày: 04/03/2015, truy cập ngày 06/10/2015, tại trang web http://www.viendinhduong.vn/news.
31. Viện dinh dưỡng(2015), Kỹ thuật đo nhân trắc, Website: Viện dinh dưỡng, cập nhật ngày 19/08/2011, truy cập ngày 28/09/2015, tại trang web http: //www.viendinhduong.vn/news.
32. Hoàng Ngọc Vĩnh(2000), “Về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần con người Huế”, Tạp chí triết học, 4(116), 43.
B. TIẾNG ANH
33. Ann Mabe Newman, DSN, APRN, CNE(2009), “Obesity in Older Adults”, The online journal of issues in Nursing, 14 (1).
34. Aliabadi, et al(2008), “Prevalance of malnutrition in free living elderly people in Iran: a cross sectional study”, Asia Pac J Clin Nutr, 17(2), pp.285- 9.
35. British nutrition foundation, older adult, access on 06/03/2016, from https: //www.nutrition.org.uk/nutritionscience/life/olderadults .html?limit =1&start.
36. Clarissa De Matos Nascimento, et al(2011), “Estado nutricional e fatores associados em idosos do Município de Viẹosa, Minas Gerais, Bras”, Cad. Saúde Pública, 27(12 ).
37. Danielle Maher, Student Nurse and Carol Eliadi EdD, “Malnutrition in the Elderly: An Unrecognized Health Issue”, RNjournal.
38. Etty Osher, et al(2009), “Obesity in Elderly Subjects”, PubMed, 32(2).
39. Evelyn G. Duffy, NP, Malnutrition in Older Adults, Deciphering a Complex Syndrome, access on 01/12/2015, from http://nurse-practitioners-and-physician assistants.advanceweb .com/ Article/Malnutrition-in-Older-Adults.aspx
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.2. Dân số người cao tuổi trên thế giới và việt nam 3
1.4. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng 6
1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 10
1.5. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 12
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu 16
2.5. Cách đánh giá và nhận định kết quả 20
2.6. Xử lý số liệu 21
2.7. Đạo đức nghiên cứu 21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 22
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu 24
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu 26
Chương 4 BÀN LUẬN 34
4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 34
4.2. Tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu 36
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở đối tượng nghiên
cứu 38
KẾT LUẬN 44
KIẾN NGHỊ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ