Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 12- 47 tháng tuổi tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014
Luận văn Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 12- 47 tháng tuổi tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014.Suy dinh dưỡng (SDD), thiếu vi chất dinh dưỡng (VCDD) đặc biệt thiếu máu và thiếu sắt ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn phổ biến và ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (YNSKCĐ) trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Mặc dù suy dinh dưỡng trên thế giới đang có xu hướng giảm theo thời gian, tuy nhiên vấn đề suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn đang ở mức báo động ở một số quốc gia đang phát triển.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới năm 2014, hiện nay có 99 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể nhẹ cân, 2/3 số trẻ này đang sống ở các khu vực Châu Á và 1/3 ở các nước Châu Phi. Năm 2013, ước tính có 151 triệu trẻ bị gày còm, trong đó có 17 triệu trẻ bị gày còm mức độ nặng. Bên cạnh đó, có 42 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì vào năm 2013 trong khi con số này ở năm 2000 là 32 triệu [1]. Theo báo cáo của WHO năm 2012, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 25,7%, tương đương với 162 triệu trẻ dưới 5 tuổi đang phải đối mặt với tình trạng SDD [2]. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng năm 2014, tỷ lệ SDD giảm qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn còn cao chiếm 24,9%, tập trung cao nhất ở lứa tuổi trẻ từ 12-47 tháng tuổi [3]. Suy dinh dưỡng thấp còi là một trong những yếu tố nguy cơ làm tăng gánh nặng bệnh tật và tử vong, 35% gánh nặng bệnh tật ở trẻ em dưới 5 tuổi và 11% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [4], là nguyên nhân gây ra hơn 300.000 trẻ chết mỗi năm và có liên quan tới hơn một nửa số trẻ chết trên thế giới [5].
Thiếu vi chất dinh dưỡng đặc biệt là thiếu máu và thiếu sắt có liên quan chặt chẽ với suy dinh dưỡng thấp còi. Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi có tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm rất cao trên 40% [6]. Trong khi đó tại Việt Nam theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhiên và cộng sự năm 2008 cho thấy tỷ lệ thiếu vi chất dinh dưỡng rất cao, 51,9% trẻ từ 12-72 tháng tuổi thiếu kẽm và tỷ lệ thiếu máu là 55,6% [7].
Huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc là một huyện miền núi, nghèo với thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao. Cho tới nay chưa có số liệu nghiên cứu đầy đủ về thực trạng suy dinh dưỡng trên nhóm trẻ 12-47 tháng tuổi- nhóm tuổi được đánh giá là có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất [3] và các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng SDD thấp còi. Do vậy, chưa có chương trình can thiệp nào nhằm cải thiện tình trạng SDD thấp còi trên địa bàn huyện. Vì vậy, việc tìm hiểu đúng thực trạng SDD và các yếu tố nguy cơ sẽ giúp cho huyện cũng như cơ quan y tế có cơ sở để chuẩn bị những nguồn lực và chương trình can thiệp phù hợp góp phần giảm tỷ lệ SDD thấp còi tại đây.
Đề tài nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 12- 47 tháng tuổi tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ 12-47 tháng tuổi tại huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc năm 2014.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ tới tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi 12-47 tháng tuổi tại huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc năm 2014.
Tài Liệu Tham Khảo
1. UNICEF-WHO-The World Bank (2014). Levels and trends in child malnutrition: Overview. UNICEF-WHO-The World Bank joint child malnutrition estimates., The United Nations Children’s Fund, the World Health Organization and the World Bank, New York, 2-3.
2. WHO (2013). World health statistics 2013, Geneva, 107-108.
3. Viện Dinh Dưỡng (2014). Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em qua các năm, <http://viendinhduong.vn/news/vi/106/61/0/a/so-lieu- thong-ke-ve-tinh-trang-dinh-duong-tre-em-qua-cac-nam.aspx%3E, 30/7/3015.
4. Robert E B., Lindsay H A., Zulfiqar A B. et al. (2008). Maternal and child under nutrition: global and regional exposures and health consequences. The Lancet, 1, 5- 18.
5. Muller O. và Krawinkel M. (2005). Malnutrition and health in developing countries. Canadian Medical Association Journal, 173, 279-286.
6. Nguyễn Thanh Hà (2011). Hiệu quả bổ sung Kẽm và Springkles đa vi chất trên trẻ 6-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi tại huyện Gia Bình, Bắc Ninh, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng.
7. Nhien NV, et al (2008). Micronutrient deficiencies and anemia among preschool children in rural Vietnam. Asia Pacific Journal Clinic Nutrition, 17, 48- 55.
8. Trường Đại học Y tế công cộng (2015). Đại cương về Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Hà Huy Khôi và Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. WHO (1983). Measuring change in nutritional status, World Health Organization, Geneva.
11. De Onis M., Blossner M. (2003). The World Health Organization Global Database on Child Growth and Malnutrition: methodology and applications International Journal of Epidemiology, 32, 518-526.
12. WHO (2014). Global nutrition report: actions and accountability to accelerate the the world’s progress on nutrition, International Food Policy Research Institute, Washington, DC, 20-30.
13. WHO (2010). Sixth report on the world nutrition situation: Progress in Nutrition, Geneva, 42-62.
14. Onis M., Monika B., Elaine B. (2011). Prevalence and trends of stunting among pre-school children, 1990-2020. Public Health Nutrition, 1-7.
15. UNICEF (2013). Improving child nutrition: The achievable imperative for globalprogess, New York, 7-16.
16. Ahmed T., Hossain M., Sanin K.I. (2012). Global Burden of Maternal and Child Undernutrition and Micronutrient Deficiencies. Annals of Nutrition and metabolism, 61, 8-17.
17. Megha S, Mamulwar, Hetal K. Rathod et al. (2014). Nutritional status of under-five children in urban slums of Pune. International Journal of Medicine and Public Health, 4 (3), 247-252.
18. Bộ Y tế (2010). Tổng điều tra dinh dưỡng 2009-2010, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội, 10-30.
19. Viện Dinh dưỡng (2011). Tình hình dinh dưỡng Việt Nam 2009-2010, Hà Nội, 8-10.
20. Trần Thị Lan (2013). Hiệu quả của bổ sung đa vi chất và tẩy giun trên trẻ 12-36 tháng tuổi suy dinh dưỡng thấp còi, dân tộc Vân Kiều và Pakoh huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia.
21. Nguyễn Thị Thi Thơ, Dương Thị Thu Thủy và Nguyễn Tự Quyết (2013). Tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011. Y học dự phòng, Tập XXIII, số 11 (147), 106-110.
22. Chu Trọng Trang, Trần Như Dương và Lê Thị Bạch Mai (2013). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An. Y học dự phòng, Tập XXIII, số 7(143), 105-110.
23. Hoàng Đức Hạnh (2011). Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại Hà Nội năm 2011. Y học dự phòng, Tập XXIII, số 6(142), 114-120.
24. Nguyễn Anh Vũ và Lê Thị Hương (2011). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên. Dinh dưỡng và Thực pham, 7 (1), 13-17.
25. Christine P, Stewart, Lora Iannotti et al. (2013). Contextualising complementary feeding in a broader framework for stunting prevention. Maternal and Child Nutrition, 9, 27-45.
26. Donald Makoka (2013). The Impact of Maternal Education on Child
Nutrition: Evidence from Malawi, Tanzania, and Zimbabwe, USAID, Maryland, USA, 10-20.
27. Jiang Y., Wang C., Zhang L. et al. (2015). Prevalence and risk factors for stunting and severe stunting among children under three years old in mid-western rural areas of China. Child Care Health Development, 41 (1), 45-51.
28. Hà Huy Khôi, Lê Bạch Mai và Lê Bảo Khanh (1992). Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em có cùng điều kiện kinh tế – xã hội ở Hà Nội., Viện Dinh Dưỡng, Hà Nội, 1-20.
29. Trần Chí Liêm (2008). Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Kạn. Y học dự phòng, 48 (5), 52-60.
30. Paudel R., Pradhan B., Wagle R. et al. (2012). Risk Factors for Stunting Among Children: A Community Based Case Control Study in Nepal. Kathmandu University Medical Journal, 39 (3), 18-24.
31. Pramod G. , Nair M., Ruth B. et al. (2009). Factors associated with underweight and stunting among children in rural Terai of eastern Nepal. Asia Pacific Journal of Clinical Nutrition, 21 (1010-5395 ), 144-152.
32. Iannotti L., Robles M., Pachon H. et al. (2012). Food prices and poverty negatively affect micronutrient intakes in Guatemala. The Journal of Nutrition, 142 (8), 1568-1576.
33. Roos N., Sorensen J.C., Sorensen H. et al. (2013). Screening for anti¬nutritional compounds in complementary foods and food aid products for infants and young children. Maternal & Child Nutrition, 9 (Supply 1), 47-71.
34. Kramer M., Kakuma R. (2012). Optimal duration of exclusive breastfeeding: a system review, WHO, 10-14.
35. Alive & Thrive (2012). Báo cáo điều tra ban đầu: báo cáo toàn văn điều tra 11 tỉnh, Alive & Thrive, Hà Nội, Việt Nam, 5-25.
36. Hồ Quang Trung (1999). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi với các điều kiện kinh tế xã hội tại xã Văn Khúc huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ, Thạc sỹ Dinh dưỡng cộng đồng, Đại học Y Hà Nội.
37. Nguyễn Xuân Ninh (2006). Tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em Việt Nam. Dinh dưỡng và Thực phẩm, 2 (1), 29-33.
38. Branca F., Ferrari M. (2002). Impact of micronutrient deficiencies on growth: the stunting syndrome. Annals of Nutrition and Metabolism, 46 (Suppl 1), 8-17.
39. Golden H.N.M. (1988). The role of individual nutrient deficiencies in growth retardation of children as exemplified by zinc and protein, John C. Waterlow, New York, 5-25.
40. Ninh NX et al (1996). Zinc supplementation increased growth and circulating Insulin-like Growth factors -I (IGF-I) in Vietnamese growth-retarded children. The American Journal of Clinical Nutrition, 63, 514-519.
41. Umeta M. (2003). Role of Zinc in stunting in infant and children in rural Ethiopia, Doctor of Philosophy, Wageningen University.
42. Berger J., Ninh NX, Khan NC et al. (2006). Efficacy of combined iron and zinc supplementation on micronutrient status and growth in Vietnamese infants. European Journal of Clinical Nutrition, 60 (4), 443-454.
43. Phạm Vân Thúy (2014). Tỷ lệ thiếu máu, thiếu kẽm và thiếu vitamin A ở trẻ 12-72 tháng tuổi năm 2010. Y học thực hành, 4 (914), 4-10.
44. Lê Danh Tuyên (2012). Thiếu máu, thiếu kẽm và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình năm 2009. Nghiên cứu y học, 79 (2), 138-143.
45. Nguyễn Quang Dũng, Phạm Vân Thúy và Lê Thị Hợp (2009). Thiếu máu, thiếu sắt và mối liên quan tới tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 2-5 tuổi.
Y học Việt Nam, 2, 71- 75.
46. Lwanga S. K., Lemeshow S. (1991). Sample size determination in health studies, WHO, Geneva.
47. UBND huyện Tam Đảo (2014). Tình hình kinh tế – xã hội năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2014, Huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, 2-4.
48. Trần Quang Trung (2014). Thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi và hiệu quả can thiệp cải thiện khẩu phần ăn cho trẻ em dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Thái Bình.
49. Nguyễn Thị Hào (2013). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại 2 huyện của tỉnh Thanh Hóa năm 2013, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y tế công cộng.
50. UNICEF (1999). Multiple indicator cluster survey manual New York, 5-10.
51. Brown K. H., Rivera J. A., Bhutta Z. et al. (2004). International Zinc Nutrition Consultative Group (IZiNCG) technical document #1. Assessment of the risk of zinc deficiency in populations and options for its control. Food Nutrition Bulletin, 25 (1 Suppl 2), S99-203.
52. Trần Thành Đô, Lê Danh Tuyên và Nguyễn Phương Hoa (2012). Xu huớng thay đổi giá trị trung bình Z-score trong đánh giá tình trạng dinh duỡng ở trẻ em nam 2003 -2011. Dinh duỡng và Thực phẩm, 8 (2), 23-28.
53. WHO (2014). World health statistics 2014, Geneva, 7-23.
54. Đỗ Thị Hạnh Trang, Lê Thị Thu Hà, Lưu Quốc Toản và cộng sự (2014). Suy dinh dưỡng ở trẻ em 6-59 tháng tuổi sau lũ lụt tại Quảng Sơn, Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình năm 2013. Y học cộng đồng, 15+16, 30-34.
55. Trần Thị Tuyết Mai (2013). Xây dựng và đánh gía hiệu quả mô hình truyền thông đa dạng tại tuyến y tế cơ sở trong phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tỉnh Khánh Hoà, Luận án Tiến sĩ, Đại học Y tế công cộng.
56. Huyện Tam Đảo (2013). Dân số và Tài nguyên, <http://tamdao.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/thongtingioithieu/Lists/danso/V iew_Detail.aspx?ItemID=40%3E, 1/8/2015.
57. Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em (2013). Kết hôn sớm và tảo hôn ở một số tỉnh, thành phố các khuyến nghị trong tương lai, <http: //treem. molisa.gov.vn/SIte/vi- VN/13/367/17374/Default.aspx%3E, 1/7/2015.
58. Lê Thị Hương, Nguyễn Thuỳ Linh, Trần Thị Giáng Hương và cộng sự (2014). Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang năm 2012. Y học dự phồng, Tập XXIV, số 6 (155), 78-82.
59. WHO (1995). Maternal anthropometry and pregnancy outcomes: a WHO collaborative study, Bulletin of the World Health Organization, Geneva.
60. Nguyen P., Manohar S., Mai L. et al. (2011). Alive & Thrive baseline survey report: Vietnam, Alive& Thrive, Washington, D.C., 14-20.
61. Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học (2011). Đánh giá thực trạng việc thực hiện Nghị định 21 về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ tại Việt Nam, 15-20.
62. WHO (1998). Complementary feeding of young children in developing countries: a review of current scientific knowledge, Geneva.
63. WHO và UNICEF (2003). Global strategy for infant and young child feeding, Geneva.
64. Nguyễn Lân (2012). Ánh hưởng của sữa bổ sung Pre-Probiotic lên tình trạng dinh dưỡng, nhiễm khuẩn và hệ vi khuẩn chí đường ruột ở trẻ 6¬12 tháng tuổi tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái nguyên, Luận án Tiến sĩ, Viện Dinh dưỡng.
65. Phạm Văn Hoan và Lê Bạch Mai (2009). Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em Việt Nam (Sách tư vấn dinh dưỡng cho cộng đồng), Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
66. UNICEF & WHO (2007). Indicators for assesing infant and young child feeding practices: Part 1 definitions, Geneva 3-13.
67. Viện dinh dưỡng (2006). Nhu cầu đinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
68. Kathryn G., Khadịia B. (2011). Tương tác giữa dinh dưỡng và nhiễm khuẩn: ảnh hưởng tới sự tăng trưởng trong những năm đầu đời của trẻ., <http://aliveandthrive.org/wp-content/uploads/2014/11/Brief-3-Early- Child-Growth Vietnamese 1.pdf%3E, 31/7/2015.
69. Lê Thị Hương, Lê Hồng Phượng, Nguyễn Thu Giang và cộng sự (2014). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2013 và một số yếu tố liên quan. Y học dự phòng, Tập XXIV số 7 (156), 181-184.
70. Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Thuỳ Linh (2014). Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 6 tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam năm 2012. Y học dự phòng, Tập XXIV, số 7 (156), 152-156.
71. Zakout Z. (2010). The relationship between stunting and Zinc deficiency among Toddlers aged 1- years in Gaza Strip Master of Clinical Nutrition, Al-Azhar University.
72. WHO (2001). Iron deficiency Anaemia Assessment, Prevention and control a guide for programe managers, Geneva, 4-10.
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Các khái niệm và phương pháp đánh giá 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phương pháp đánh giá 3
1.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em trên thế giới và tại Việt Nam 5
1.2.1. Trên thế giới 5
1.2.2. Tại Việt Nam 9
1.2.3. Tình hình suy dinh dưỡng tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc …. 12
1.3. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ liên quan tới của suy dinh
dưỡng thấp còi ở trẻ em 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Địa điểm nghiên cứu 18
2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu 18
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn trẻ và bà mẹ vào nghiên cứu 18
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 18
2.2.3. Thời gian nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 18
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 19
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu 22
2.4. Xử lý và phân tích số liệu 25
2.5. Sai số và khống chế sai số 26
2.6. Đạo đức nghiên cứu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 28
3.2. Một số yếu tố nguy cơ của SDD thấp còi ở trẻ 33
3.2.1. Thông tin chung hộ gia đình 33
3.2.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi . 36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 45
4.1. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ từ 12-47 tháng tuổi tại, huyện Tam Đảo
– Vĩnh Phúc năm 2014 45
4.2. Một số yếu tố nguy cơ liên quan tới tình trạng SDD thấp còi ở trẻ tại
huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc năm 2014 49
4.2.1. Thông tin chung hộ gia đình 49
4.2.2. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi 50
4.3. Những điểm mạnh, hạn chế của nghiên cứu 61
KẾT LUẬN 63
KHUYẾN NGHỊ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GH Growth Hormon (Hormon tăng trưởng)
HAZ Height for age Z-scores (Chiều cao theo tuổi)
NCBSMHT Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn
NCHS National center for Health Statistics (Trung tâm thống kê y tế quốc gia)
SD Standard deviations (Độ lệch chuẩn)
SDD Suy dinh dưỡng
TB Trung bình
TTDD Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF The United Nations Children’s Fund (Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc)
VCDD Vi chất dinh dưỡng
Vs. Versus (So sánh với)
WAZ Weight-for-age Z-scores (Cân nặng theo tuổi)
WHO (World Health Organization) Tổ chức Y tế thế giới
WHZ Weight-for-height Z-scores (Cân nặng theo chiều cao)
YNSKCĐ Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
Trang
Thông tin chung về trẻ 28
Cân nặng, chiều cao và Zscore của trẻ theo giới 29
Phân bố tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở cả 3 thể theo nhóm tuổi31
Phân bố mức độ suy dinh dưỡng của trẻ 32
Thông tin chung về bà mẹ tham gia nghiên cứu theo tình trạng
SDD thấp còi của trẻ 33
Thông tin chung về trẻ tham gia nghiên cứu 35
Mối liên quan giữa các yếu tố của bà mẹ với SDD thấp còi 36
Mối liên quan giữa các yếu tố chăm sóc trước, sau sinh của bà
mẹ với SDD thấp còi 37
Mối liên quan giữa tình trạng bú sữa mẹ với SDD thấp còi 38
Mối liên quan giữa tình trạng ăn bổ sung với SDD thấp còi 39
Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ với SDD thấp còi . 40
Giá trị Hb (X ± SD) ở trẻ tại Tam Đảo theo nhóm tuổi 41
Giá trị kẽm (X ± SD) ở trẻ tại Tam Đảo theo nhóm tuổi 41
Mối liên quan giữa tình trạng thiếu vi chất của trẻ với SDD thấp còi 43 Mô hình hồi quy Logisticb xác định các yếu tố liên quan tới SDD thấp còi 44
Trang
Biểu đồ 1.1. Xu hướng suy dinh dưỡng trên toàn cầu 7
Biểu đồ 1.2. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi qua các năm 8
Biểu đồ 1.3. Diễn biến tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi qua các năm 10
Biểu đồ 3.1. Tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ tại huyện Tam Đảo 30
Biểu đồ 3.2. Tình trạng suy dinh dưỡng chia theo giới 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố giá trị Z-score trung bình của WAZ, HAZ, WHZ theo
nhóm tuổi 32
Biểu đồ 3.4. Phân bố trình độ học vấn của bà mẹ theo tình trạng SDD thấp
còi của trẻ 34
Biểu đồ 3.5. Phần bố nghề nghiệp của các bà mẹ tham gia nghiên cứu 34
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thiếu vi chất trên trẻ 12-47 tháng tuổi 42
Biểu đồ 4.1. So sánh các thể SDD của nghiên cứu với tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 48