Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa
Luận văn Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015. Suy dinh dưỡng (SDD) là một thuật ngữ rộng được sử dụng để mô tả bất kỳ sự mất cân bằng trong dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng thường thấy ở các nước phát triển và ở các nước đang phát triển. Nó phổ biến ở các bệnh viện và cơ sở chăm sóc. Ở các nước phát triển, một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân tại bệnh viện đang suy dinh dưỡng [1] và đó là tình trạng phổ biến nhất xảy ra ở những bệnh nhân mới nhập viện [2]. Ở các nước, tỷ lệ suy dinh dưỡng 20-50% bệnh nhân mới nhập viện [3]. Số liệu năm 2008 của tác giả Tell G và cộng sự, tiến hành nghiên cứu ở bệnh viện đại học Haukeland cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện là 29%, suy dinh dưỡng cao nhất ở bệnh nhân phẫu thuật 51%, ung thư 44%, bệnh phổi là 42% [4].
Suy dinh dưỡng của bệnh nhân liên quan tới nguy cơ mắc bệnh, tử vong và kéo dài thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng không chỉ là một bệnh đơn thuần mà nó liên quan đến nhiều vấn đề trong bệnh viện, nhiều bệnh nhân tiếp tục suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện [5]. Trong nghiên cứu Berry C và cộng sự, tỉ lệ suy dinh dưỡng khi nhập viện ở các bệnh viện ở Anh là 20%. Trong số đó, 78% bệnh nhân đã bị suy dinh dưỡng khi nhập viện trở nên nặng. Mặt khác, thiếu dinh dưỡng có liên quan với tăng thời gian lưu trú và một tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng cao hơn [6]. Một nghiên cứu khác ở Brazil của tác giả Waitzberg DL và cộng sự cho thấy 40% bệnh nhân thiếu dinh dưỡng khi nhập viện, và khoảng 75% trong số này trở nên nặng hơn khi đang điều trị tại bệnh viện [7]. Vì vậy, ngày càng nhiều bằng chứng cho rằng hỗ trợ dinh dưỡng trong các bệnh viện sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ biến chứng, và rút ngắn thời gian nằm viện.
Bệnh đường tiêu hóa là một bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở Việt Nam. Do có những đặc thù riêng như điều kiện khí hậu, điều kiện sống thấp kém cũng như vệ sinh không đảm bảo…so với các cơ quan khác của cơ thể có lẽ ống tiêu hóa là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Cũng chính vì vậy mà bệnh lý ở khu vực này rất phong phú và đa dạng [8]. Các bệnh về đường tiêu hóa có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng rất cao. Vấn đề suy dinh dưỡng đối với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa bao gồm 2 nguyên nhân: Một là do ống tiêu hóa bị tổn thương nên khẩu phần ăn vào không đủ năng lượng. Hai là tăng tiêu hao năng lượng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh viện chưa được coi trọng, nếu có thì chỉ có đánh giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, và chỉ số khối cơ thể). Trong khi công cụ đánh giá đối tượng toàn diện chủ quan SGA được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện của các nước trên thế giới, thì việc sử dụng các công cụ này còn rất xa lạ với hầu hết các bệnh viện ở nước ta [9].
Nghiên cứu năm 2011 ở bệnh viện Bạch Mai cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân khoa Tiêu hóa là 52,2%[10]. Năm 2012 nghiên cứu tại bệnh viện tỉnh Điện Biên của Nguyễn Đỗ Huy và Nguyễn Nhật Minh chỉ ra rằng tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa 18,2% và nguy cơ suy dinh dưỡng theo SGA 31,8% [11] và 2 bệnh viện thuộc tỉnh Quảng Ninh là 11,1% và 21,4% tương ứng [12]. Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam được thành lập từ năm 2007, tuy nhiên các thông tin về tiền sử dinh dưỡng cũng như lý do nhập viện của bệnh nhân đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa còn rất hạn chế. Để góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015” với các mục tiêu cụ thể như sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội Tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015
2. Mô tả khẩu phần và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015
3. Xác định mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại địa điểm trên.
KHUYÊN NGHỊ Tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam năm 2014-2015
Nghiên cứu chỉ ra SGA có thể phát hiện sớm bệnh nhân có nguy cơ suy dinh dưỡng. Cần áp dụng nhiều phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng: nhân trắc, hóa sinh, SGA cho bệnh nhân nhập viện.
Do khẩu phần ăn chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu năng lượng hằng ngày đối với bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa, tỉ lệ vitamin và các chất khoáng chưa đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Bệnh nhân cần được xây dựng khẩu phần phù hợp khi bệnh nhân được điều trị nội trú cũng nhữ hướng dẫn khi bệnh nhân ra viện.
Những thói quen không tốt (ăn nhanh và chậm, ăn uống thất thường) sẽ có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ suy dinh dưỡng. Cần hoạt động tư vấn, truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho bệnh nhân trong suốt thời gian nằm viện cũng như khi bệnh nhân xuất viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Redditch (2009), British Association of Parenteral and Enteral Nutrition, Nutrition Screening Survey, 15.
2. Correia I, Waitzberg D (2003), “The impact of malnutrition on morbidity, mortality, length of hospital stay and costs evaluated through a multivariate model analysis”, Clin Nutrition, 22, 235-239.
3. Pirlich M, Schutz T, Norman K, et al (2006), “The German hospital malnutrition study”, Clin Nutrition, 25, 563-572.
4. Tell G, Tangvik R, Guttormsen A, et al (2014), “Nutritional risk profile in a university hospital population”, Clin Nutrition, 14, 205.
5. Lê Thị Hợp, Nguyễn Đỗ Huy, Trần Thị Giáng Hương (2013), “Các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của bệnh nhân theo tình trạng dinh dưỡng (BMI) tại bệnh viện tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 9(2), 1.
6. Berry C, Hill C, Mckenzie C, et al (2000), “Prevalence of malnutrition on admission to four hospitals in England”, Clin Nutrition, 19, 191 -195.
7. Waitzberg DL, Caiaffa WT, Correia MI (2001), “Hospital malnutrition: the Brazilian national survey (IBRANUTRI): a study of 4000 patients.”, Clin Nutrition, 17, 573-580.
8. Nguyễn Thị Vân Hồng (2008), Sổ tay tiêu hóa thực hành, NXB Y học, Hà Nội, 3.
9. Doãn Thị Tường Vi, Nguyễn Đỗ Huy (2013), “Thực trạng dinh dưỡng, sự khác nhau của chỉ số liên quan tới tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo tuổi và giới tính tại bệnh viện 198”, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 9(2), 7.
10. Phạm Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nghiêm Nguyệt Thu và cộng sự “, (2011), “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Bạch Mai 2010”, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp cơ sở, tạp chí
dinh dưỡng và thực pham, 2, 30.
11. Nguyễn Nhật Minh, Nguyễn Đỗ Huy (2013), “Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2012”, Y học thực hành, 874(6), 43.
12. Vũ Minh Thuc, Nguyễn Đỗ Huy (2013), “Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tại hai bệnh viện của tỉnh Quảng Ninh năm 2012”, tạp chí Tai Mũi Họng Việt Nam, 58-15(3), 55-58.
13. Phạm Duy Tường, Nguyễn Công Khẩn, Lê Thị Hợp, Phạm Thị Thúy Hòa (2004), Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực pham, NXB Y học, Hà Nội.
14. Lưu Ngân Tâm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2010), Những vấn đề cơ bản trong dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, Hồ Chí Minh, 19
15. Moriana M, Civera M, Artero A, et al (2013), “Validity of subjective global assessment as a screening method for hospital malnutrition. Prevalence of malnutrition in a tertiary hospital”, Endocrinol Nutr, 61(4), 184.
16. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2002), Dinh dưỡng lâm sàng, NXB Y học, 23.
17. Asper K, Jonathan M (2009), “Risk factors for anastomosis leak after colorectal resection with primary anastomosis in a university hospital”, Phil J of surgical specialties, 60(2), 62 – 66.
18. Pirlich M, Schütz T, Kemps M, et al (2003), “Prevalence of malnutrition in hospitalized medical patients: impact of underlying disease”, Clin Nutrition, 21(3), 245.
19. Eun-Joo Son, Hee-Sun Choi, Ha-Kyung Lee, Eun-Soon Lyu (2013), “Analysis of the Prevalence and Risk Factors of Malnutrition among Hospitalized Patients in Busan”, Prev Nutr Food Sci, 18(2), 117-123.
20. Phạm Thu Hương, Nguyễn Thị Lâm, Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự (2006), “Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nhập viện khoa Tiêu hóa và Nội tiết tại bệnh viện Bạch Mai”, tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, 2(tập 3+4), tr. 200.
21. Lưu Ngân Tâm (2012), “cập nhật dinh dưỡng qua đường tiêu hóa ở bệnh nhân xơ gan”, tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập VII(30), 1931-1935.
22. Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch – Bộ môn Dinh dưỡng (2011), Dinh dưỡng học, NXB y học, 22-30.
23. Lê Doãn Diên, Vũ Thị Thư (1996), Dinh dưỡng người, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội, 109.
24. Garabed Eknoyan (2007), “Adolphe Quetelet (1796-1874)—the average man and indices of obesity”, nephrology Dialysis Transplantation, 23(1), 47-51.
25. Ancel, Fidanza Keys và et al Flaminio (1972), “Indices of relative weight and obesity”, Journal of Chronic Diseases, 25(6-7), tr. 43.
26. Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (2000), Hướng dân thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội, 26-36.
27. Nguyễn Xuân Ninh (2005), vitamin và chất khoáng, NXB Y học, Hà Nội, 228-232.
28. Keith JN (2008), “Bedside Nutrition Assessment Past, Present, and Future: A Review of the Subjective Global Assessment.”, Nutrition in Clinical Practice, 23(4), 410-416.
29. Detsky AL, Mclaughilin JR, Baker Jr (1987), “What is Subjective Global Assessment of nutritional status?”, Parent Ent Nutrition, 8-13.
30. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2000), Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, NXB Y học, Hà Nội, 26-36.
31. Trường Đại học Y Hà Nội (2012), bệnh học Nội khoa, tập. 2, NXB Y học, Hà Nội, 24 – 96.
32. Bộ Y Tế (2006), Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, NXB Y, Hà Nội, 12-14.
33. Thói quen (2014), truy cập ngày 16/10/2014, tại trang web https: //vi .wikipedia.org/wiki/Th%C3 %B3i_quen.
34. Leal Muniz Carneiro IC, Galvão de Azevedo I, Oliveira Tomiya MT, et al (2015), “Gastric cancer and associated factors in hospitalized patients”, nutrition hospital, 31(1), 283-290.
35. Mary H. Ward, Amanda J. Cross, et al (2013), “Heme iron from meat and risk of adenocarcinoma of the esophagus and stomach”, Eur J cancer Prev, 21(2), 134-138.
36. Wang PP, Chen Z, Woodrow J, (2015), “Dietary patterns and colorectal cancer: results from a Canadian population-based study.”, nutrition, 14(8), 457.
37. thói quen làm ảnh hưởng đến dạ dày (2013), truy cập ngày 28/9/2015, tại trang web http: //www.chuyenkhoadaday.com/thoi-quen-lam-anh- huong-toi-da-day.html.
38. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2011), Tài liệu hướng dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y học, NXB Y học, Hà Nội, 122-130.
39. Trường đại học Y Hà Nội (2000), hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, NXB Y Hà Nội, 15.
40. WHO (1995), Physical status: the use and interpretation of anthropometry. WHO Technical Report Series Report of a WHO Expert Committee, Geneva, pp. 3.
41. WHO/IASO/IOTF (2000), The Asia-Pacific perspective: redefining obesity and its treatment, Health Communications Australia, Melbourne, 5.
42. Inoue S, Chen C, James WPT (2002), Appropriate Asian body mass indices, Obesity Review, 32.
43. WHO expert consultation (2004), Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies, The Lancet, 12.
44. Bộ Y tế (2012), dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm (sách đào tạo bác sĩ chuyên khoa I dịch tễ học thực địa), NXB Y học, Hà Nội, 32.
45. Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế (2007), bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
46. Bộ Y tế, Viện Dinh dưỡng (2006), nhu cầu Dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, 28-32.
47. Yoshimura Y, Hạnh TTM (2004), Phần mềm Eiyokun Việt Nam, NXB Y học, Hồ Chí Minh, 22-40.
48. Bộ môn Toán -Tin Đại học Y Hà Nội (2013), Thực hành spss và ứng dụng trong y -sinh học, NXB Bách Khoa, Hà Nội, 20-40.
49. Hà Huy Khôi (1997), Phương pháp Dịch tễ học Dinh dưỡng, NXB Y học, Hà Nội, 247.
50. Kết quả điều tra béo phì và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25-64 (2011), Hà Nội, truy cập ngày 20/8/2015, tại trang web http://viendinhduong.vn/news/vi/160/62/a/ket-qua-dieu-tra-thua-can— beo-phi-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-nguoi-viet-nam-25–64-tuoi.aspx
51. Vũ Đình Vinh (2006), Hướng dân sử dụng các xét nghiệm sinh hóa, NXB Y học, Hà Nội, 30.
52. Vũ Thị Thanh (2012), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ bằng chỉ số BMI, SGA và Albumin huyết thanh.”, Tạp chí Nghiên cứu Y Học, 79(2), tr. 252-257.
53. Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế, UNICEF (2012), Tình hình dinh dưỡng Việt Nam năm 2009-2010, NXB Y học, Hà Nội, 27-30.
54. Pelucchi C, Turati F, Guercio V, et al (2015), “Allium vegetable intake
and gastric cancer: a case-control study and meta-analysis.”, Mol Nutr Food, 59(1), 171.
55. Trần Thị Phúc Nguyệt, Nguyễn Thị Vân Anh (2009), “Nghiên cứu khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân suy thận mạn tính-có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Bạch mai năm 2008”, Yhọc thực hành, 643, 45-49.
56. Bayrakci B, Bor S, Erdogan A, et al (2013), “The influence of the speed of food intake on multichannel impedance in patients with gastro- oesophageal reflux disease.”, United European Gastroenterol J, 1(5), 346-500.
57. Trần Thị Phúc Nguyệt, Wha Young Kim (2011), “Nghiên cứu một số thói quen ăn uống và lối sống của người trưởng thành tại một vùng nông thôn ven biển”, Tạp chí Y Học Dự phòng, XXI(2(128)), tr. 86-90.
58. Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), Nghiên cứu tình trạng thừa cân ở những trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà nội và một số giải pháp can thiệp dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội.
59. Trần Thị Phúc Nguyệt Nguyễn Thị Vân Anh (2009), “Nghiên cứu khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân suy thận mạn tính-có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện Bạch mai năm 2008”, Y học thực hành, 643, 45-49.
60. Bayrakci B, Bor S, Erdogan A, et al (2013), “The influence of the speed of food intake on multichannel impedance in patients with gastro-oesophageal reflux disease.”, United European Gastroenterol J, 1(5), 346
Kim DH, Lee KS, Jang JS, (2013), “Eating rate is associated with cardiometabolic risk factors in Korean adults.”, Nutr Metab Cardiovasc 23(7), tr. 635.
62. Sauer H Mack I, Weimer K, et al (2014), “Obese children and adolescents need increased gastric volumes in order to perceive satiety.”, Obesity (Silver Spring). 22(10), 212.
63. Chang YB Sun CQ, Cui LL, et al (2013), “A population-based case- control study on risk factors for gastric cardia cancer in rural areas of Linzhou.”, Asian Pac J cancer prev, 14(5), 901.
64. Trần Thị Phúc Nguyệt, Wha Young Kim (2011), “Nghiên cứu một số thói quen ăn uống và lối sống của người trưởng thành tại một vùng nông thôn ven biển”, Tạp chí Y Học Dự phòng, XXI(2(128)), 86-90.
65. Han SN Kim H, Song K, Lee H. (2011), “Lifestyle, dietary habits and consumption pattern of male university students according to the frequency of commercial beverage consumptions.”, Nutri Res Prac, 5(2), 124.
66. Trần Thị Phúc Nguyệt (2006), Nghiên cứu tình trạng thừa cân ở những trẻ 4-6 tuổi nội thành Hà nội và một số giải pháp can thiệp, dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội.
67. Lam KS, Lam JK, Chow WS, et al (2014), “A middle-aged man with increasing body fat.”, Clin Obes. , 4(4), 237.
68. Nogueira MS. Teixeira JB (2003), “Gastric cancer: risk factors in patients treated in tertiary care services of a municipality in the interior of the state of Sâo Paulo”, Rev Lat Am Enfermagem. , 11(1), 43.
69. Brown RF, Yeh SS (2014), “Disordered eating partly mediates the relationship between poor sleep quality and high body mass index”, Eat Behar, 15(2), 297.
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Tổng quan về suy dinh dưỡng bệnh viện 3
1.1.1. Khái niệm suy dinh dưỡng 3
1.1.2. Ảnh hưởng của Suy dinh dưỡng đến cơ quan tiêu hóa 3
1.1.3. Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bệnh viện 3
1.1.4. Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh tật 5
1.1.5. Tình hình suy dinh dưỡng bệnh nhân khoa Nội tiêu hóa trên thế giới
và Việt Nam 6
1.2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân 8
1.2.1. Khái niệm 8
1.2.2. Các nội dung trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh 8
1.2.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân … 9
1.3. Một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam 15
1.3.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng 15
1.3.2. Hội chứng ruột kích thích 16
1.3.3. Bệnh viêm đại tràng 16
1.4. Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân đường tiêu hóa 17
1.5. Thói quen ăn uống của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa 17
1.5.1. Thói quen ăn uống 17
1.5.2. Những thói quen ảnh hưởng bệnh đường tiêu hóa 18
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21
2.2.1. Thời gian 21
2.2.2. Địa điểm 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 21
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 21
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 22
2.3.4. Biến số nghiên cứu 22
2.4. Phương pháp, công cụ thu thập và các chỉ tiêu đánh giá : 23
2.4.1. Phương pháp, kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu: 23
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá 25
2.5. Xử lý, phân tích số liệu 26
2.6. Các loại sai số và cách khắc phục 27
2.6.1. Các loại sai số 27
2.6.2. Khắc phục 27
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đối tượng nghiên cứu 29
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiêu hóa lúc nhập viện 32
3.2.1. Tình trạng thiếu dinh dưỡng protein – năng lượng 32
3.2.2. Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng 34
3.2.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA 34
3.3. Đánh giá khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân 37
3.4. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng 41
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Đặc điểm cơ bản đối tượng nghiên cứu 50
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân tiêu hóa tại khoa Nội Tiêu hóa
Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam 51
4.3. Khẩu phần ăn thực tế của bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa 53
4.4. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống với tình trạng dinh dưỡng của
bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa 55
KẾT LUẬN 60
KHUYẾN NGHỊ 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Tình trạng dinh dưỡng (BMI) ở người trưởng thành theo WHO 2004. 25
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới 29
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nơi cư trú 31
Bảng 3.3. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo BMI 32
Bảng 3.4. Sự phân bố mức Albumin huyết thanh và BMI của bệnh nhân . 33
Bảng 3.5. Chỉ số huyết sắc tố của bệnh nhân 34
Bảng 3.6. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo phương pháp SGA 34
Bảng 3.7. Sự phối hợp giữa BMI và SGA của bệnh nhân tiêu hóa 35
Bảng 3.8. Sự phối hợp giữa Albumin và SGA của bệnh nhân tiêu hóa 35
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa huyết sắc tố với BMI và SGA của bệnh nhân
tiêu hóa 36
Bảng 3.10. Mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của bệnh nhân 37
Bảng 3.11. Thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bệnh
nhân mắc bệnh đường tiêu hóa 38
Bảng 3.12. Cơ cấu khẩu phần ăn của bệnh nhân theo nhu cầu khuyến nghi… 39
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và BMI 41
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và SGA 43
Bảng 3.15. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ uống và BMI, SGA 45
Bảng 3.16. Mối liên quan thói quen sử dụng gia vị và BMI, SGA 46
Bảng 3.17. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ chế biến sẵn và BMI 47
Bảng 3.18. Mối liên quan thói quen sử dụng đồ chế biến sẵn và SGA 48
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa vị trí tổn thương đường tiêu hóa và tốc độ ăn 49
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo trình độ học vấn 30
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 30
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh 31
Biểu đồ 3.4. Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân theo chỉ số Albumin …. 33
DANH MỤC SƠ ĐỒ
•
Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bệnh viện 4
Sơ đồ 1.2. Mỗi quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn 6