TÌNH TRẠNG HÔ HẤP SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT TĂNG TỐC THÌ THỞ RA (AFE) Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI MẮC VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

TÌNH TRẠNG HÔ HẤP SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT TĂNG TỐC THÌ THỞ RA (AFE) Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI MẮC VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN

TÌNH TRẠNG HÔ HẤP SAU KHI THỰC HIỆN KỸ THUẬT TĂNG TỐC THÌ THỞ RA (AFE) Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 24 THÁNG TUỔI MẮC VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN
Phạm Thị Yến1, Lê Thị Huệ Anh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng hô hấp sau khi thực hiện kỹ thuật tăng tốc thì thở ra (Accéleration du Flux Expitatoirte – AFE) ở trẻ từ 2 đến 24 tháng tuổi mắc viêm tiểu phế quản điều trị tại Bệnh viện Vinmec Times City năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Nghiên cứu được thực hiện trên 47 trẻ. Kết quả cho thấy, chỉ số SpO2 cải thiện rõ rệt sau khi thực hiện kỹ thuật. Nhịp thở và nhịp tim có sự cải thiện lần lượt là 46.8% và 47.7%, tuy nhiên không có ý nghĩa. Các dấu hiệu (khò khè, rút lõm cơ hô hấp, hỗ trợ oxy) đều cải thiện rõ rệt sau đợt điều trị. SpO2 và dấu hiệu khò khè tương đương nhau ở các yếu tố sinh thường/ sinh mổ; sinh non tháng/ đủ tháng; sinh nhẹ cân/ cân nặng bình thường; thời gian dùng kháng sinh trên/ dưới 3 ngày. Kết quả cho thấy, 43/ 47 bà mẹ được phỏng vấn đều thấy hài lòng và yên tâm khi con họ được thực hiện kỹ thuật “Tăng tốc thì thở ra”. Có 100% các bác sỹ được phỏng vấn cho thấy sự cần thiết của kỹ thuật trong việc hỗ trợ điều trị cho trẻ từ 2 đến 24 tháng mắc viêm tiểu phế quản.

Các  bệnh  lý  đường  hô  hấp  như:  viêm  mũi họng xuất tiết, viêm thanh quản, viêm phế quản, tiểu phế quản, viêm phổi… rất thường gặp ở trẻ em, bệnh hay tái phát, điều trị kéo dài… [1, 2]. Đối với trẻnhỏdưới  24  tháng  tuổi, do chưa có khả năng chủ động ho khạc và ý thức hợp tác điều  trị  nên  khi  trẻ  bị  bệnh  lý  đường  hô  hấp thường có ứ đọng đờm dãi. Trong một số trường hợp, bệnh có diễn biến tăng nặng như: nguy cơ viêm phổi, xẹp phổi…khiến điều trị gặp nhiều khó khăn, thậm chí trẻ dẫn đến suy hô hấp, để lại di chứng hoặc ảnh hưởng đến tính mạng [3]. Kỹ thuật Tăng tốc thì thở ra (Accéleration du Flux Expitatoirte -AFE) đã được áp dụng và phát triển tại Cộng hòa Pháp sau Hội nghị đồng thuận năm  1994.Kỹ  thuật  này  đặc  biệt  có  ý  nghĩa trong việc kết hợp điều trị cho trẻ viêm tiểu phế quản nhờ việc tống thải đờm dãi ra ngoài một cách thụ động dưới tác động lực cơ học bằng tay kỹ thuật viên. Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu trên  thếgiới  cho  thấy  hiệu  quảcủa  kỹthuật trong hỗtrợđiều trịviêm tiểu phếquản đem lại kết quảrất khảquan [4]. Tại Việt Nam, quy trình kỹthuật  này  mới  chính  thức được BộY  tếban hành  vào ngày 22 tháng 12 năm 2017[5]. Các nghiên cứu đánh giá về tính an toàn và hiệu quả hỗ trợ điều trị của kỹ thuật chưa có nhiều, chính vì vậy sự lan tỏa trong cộng đồng chưa cao.  Nghiên  cứu  này  được  thực  hiện  nhằm: “Đánh giá tình trạng hô hấp sau khi thực hiện kỹ thuật tăng tốc thì thở ra (AFE)ở trẻ từ 2 đến 24 tháng tuổi mắc viêm tiểu phế quản điều trị tại Bệnh viện Vinmec Times City năm 2021 và một số yếu tố liên quan”

Chi tiết bài viết
Từ khóa
tình trạng hô hấp, tăng tốc thì thở ra, AFE, viêm tiểu phế quản

Tài liệu tham khảo
1. Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng nhi khoa tập 1 Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
2. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
3. Hoàng Thị Nguyệt (2018), “Đánh giá tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung của trẻ dưới 2 tháng tuổi mắc viêm phế quản- phổi điều trị tại khoa nhi Bệnh viện đa khoa nông nghiệp năm 2018”, Tạp chí điều dưỡng Việt Nam, 26. 
4. Đại học Y Hà Nội (2011), Sinh lý học NXB Y học, ed. 
5. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quy trình kỹ thuật phục hồi chức năng đợt 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 
6. Đỗ Thị Bích Vân, Khu Thị Khánh Dung và Đỗ Mạnh Hùng (2012), “Nhận xét sự cải thiện tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân sơ sinh đang điều trị viêm phổi không thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung Ương”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 4(16). 

Nguồn: https://luanvanyhoc.com

Leave a Comment